1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Chăn nuôi gia cầm part 5 potx

28 950 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 569,78 KB

Nội dung

113 suất trứng 47 - 53 quả/ mái/ năm khối lượng trứng trung bình 68 - 227 ngày, năng suất trứng 47 - 53 quả/ mái/ năm. Khối lượng trứng trung bình 68 - 69 g/ quả. Gà mái ấp 18 - 23 quả/ lứa: Tỷ lệ có phôi cao: 91 - 92%, tỷ lệ nở bình quân 95 - 96%/ trứng ấp. Gà Tây bố mẹ sinh sản có thể sử dụng tối đa 2 - 3 năm (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi , 1999), ( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003). Gà Tây nội có ngoại hình đẹp, khối lượng cơ thể và trứng lớn, tỷ lệ nở cao, chất lượng thịt thơm ngon. Nhưng khả năng chống chịu kém với bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt. Thích hợp với điều kiện chăn nuôi chăn thả và bán chăn thả ở nước ta. Đây là giống gà kiêm dụng, nuôi vừa sản xuất thịt, vừa lấy trứng. Ngoài ra còn được dùng để lai với các giống gà địa phương. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Nguồn gốc và quá trình thuần hóa gia cầm. 2. Sự di truyền các tính trạng màu sắc lông, hình dạng mào ở gà; sự di truyền các tính trạng số lượng ở gia cầm. Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong lai tao gà. 3. Lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gia cầm. Kể một số nhóm gà lai năng suất cao của các hãng nổi tiếng thế giới. Quy trình tạo gà lai năng suất cao. 4. Đặc điểm chính của các giống/dòng gia cầm đang được nuôi phổ biến hiện nay. 114 CHƢƠNG 4 SỨC SẢN XUẤT Ở GIA CẦM Sức sản xuất là khả năng cho thịt, trứng, gan, lông ở gia cầm. Sức sản xuất là tính trạng số lượng được quy định bởi số lượng lớn các gen (alen) và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Nghiên cứu về sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất ở gia cầm có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 4.1- Sức sản xuất trứng (Sức đẻ trứng) Sức sản xuất trứng còn gọi là sức đẻ trứng ở gia cầm thể hiện ở các chỉ tiêu: sản lượng trứng, khối lượng trứng, phẩm chất (chất lượng) trứng. 4.1.1. Sản lượng trứng Sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một khoảng thời gian nhất định- thường là một năm đẻ trứng (sản lượng trứng/năm/gia cầm mái). Sản lượng trứng được xác định theo cá thể (các cơ sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm. Sản lượng trứng cá thể phải theo dõi thông qua đánh số gia cầm và sử dụng ổ đẻ tự động (ổ sập). Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian đó. Hiện tồn tại nhiều cách tính sản lượng trứng khác nhau, đó là tính trên số mái đầu kỳ, tính trên số mái cuối kỳ hay tính trên số mái bình quân có mặt. Mỗi cách tính đưa ra những sai số nhất định so với sản lượng trứng thực tế của gia cầm mái. Sản lượng trứng /năm cũng có nhiều cách xác định khác nhau. Năm đẻ trứng sinh học tính từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên đến ngày đó của năm tiếp theo. Năm đẻ trứng cũng có thể tính từ 1/X cho đến 31/IX năm tiếp theo. Một số nước tính sản lượng trứng cho đến khi gia cầm mái đạt 115 500 ngày tuổi. Vì vậy trước khi phân tích, so sánh cần xem cách tính cụ thể như thế nào, trong trường hợp cụ thể mà số liệu được đưa ra. 4.1.2. Khối lượng trứng Khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng khối lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất ra từ một gia cầm mái/ năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên; Khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi; Khối lượng quả trứng đẻ lúc 52 tuần tuổi. Lúc 32 tuần là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành. Để tính khối lượng trứng trung bình/năm, người ta tính khối lượng trứng trung bình của 10 tháng đẻ trứng. Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình. Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng, hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định (ví dụ ngày 4, 5, 6 hàng tháng hoặc ngày 10, 20, 30 hàng tháng). Cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g. Khối lượng trứng trung bình của gà 55-65g, trứng vịt70- 80g, trứng ngỗng 140-200g, trứng gà tây 100-110g, trứng bồ câu 25g, trứng chim cút 16-18g, trứng đà điểu 1000-1200g/quả. 4.1.3. Phẩm chất trứng (chất lượng trứng). Phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài và phẩm chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là chỉ số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chỉ số bên trong đó là tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp chỉ quan hệ giữa khối lượng và chất lượng lòng trắng trứng là chỉ số Haugh - Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng cũng như trong vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm. Hình dạng trứng được đánh giá qua chỉ số hình dạng trứng. Chỉ số hình dạng 116 trứng (I) là tỷ lệ giữa đường kính lớn D (chiều dài) và đường kính nhỏ d (chiều rộng) của trứng. Đo đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng bằng thước kẹp. I = D/d hoặc I = d/D I: chỉ số hình dạng D: đường kính lớn d: đường kính nhỏ Trứng gà có chỉ số 1,3-1,4 (hoặc 0,73-0,74) là thích hợp, có tỉ lệ dập vỏ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển, và cho tỷ lệ ấp nở cao. - Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi vì nó liên quan đến tỉ lệ dập vỡ và tỉ lệ ấp nở. Trứng có độ dày từ 0,25-0,58mm; phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi dưỡng, bệnh tật. Hệ số di truyền về độ dày vỏ trứng ở mức thấp 0,15-0,3. Phương pháp xác định thông qua đo độ dày vỏ bằng thước kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng. Đo trên 3 vị trí: đầu nhọn, giữa, đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình. Độ dày vỏ tỉ lệ thuận với khối lượng trứng. Xác định độ bền vỏ trứng bằng dụng cụ chuyên dùng đo độ chịu lực của trứng (kg/cm 2 ); trung bình từ 3-5 kg/cm 2 . - Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng. Hàng ngày thống kê ghi chép trứng dập vỡ và tính tỉ lệ %. D d 117 Tỉ lệ dập vỡ(%) = Trứng dập vỡ Tổng số trứng X 100 - Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn là dinh dưỡng. Ngược lại độ đậm nhạt của lòng đỏ là do sắc tố trong thức ăn quyết định. Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc tạo ra các tổ hợp gen mới, còn để thay đổi màu lòng đỏ trứng chỉ cần thay đổi thành phần khẩu phần ăn. Xu hướng chung hiện nay là tạo ra gia cầm lai đẻ trứng có vỏ màu (nâu, hồng, nâu xẫm ) thay cho trứng vỏ trắng. Ở Anh 100% gà đẻ trứng thương phẩm là vỏ màu, ở Pháp 85%, Đức 80% Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu và thường di truyền liên kết với giới tính. - Chỉ số lòng đỏ trứng. Chỉ số lòng đỏ trứng là mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính lòng đỏ. h I: chỉ số lòng đỏ I = h: chiều cao lòng đỏ D D: đường kính lòng đỏ Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt. Phương pháp xác định: đập trứng ra đĩa petri đo đường kính và chiều cao. Chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ bền của màng lòng đỏ. - Chỉ số lòng trắng trứng: Chỉ số lòng trắng trứng là mối quan hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và trung bình giữa đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. I = 2H D+ d H: chiều cao lòng trắng đặc d: đường kính nhỏ lòng trắng đặc D: đường kính lớn lòng trắng đặc Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt. 118 - Đơn vị Haugh (Chỉ số Haugh - Haugh Unit). Chỉ số Haugh là chỉ mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều cao lòng trắng đặc của trứng, do Haugh xác định và đưa ra công thức tính đầy đủ: 0,37 G(30w 100 100log[H- 19] 100 HU Để dễ tính toán, sử dụng công thức rút gọn: 0,37 100log( 1,7w 7,57)HU H HU : đơn vị Haugh H: chiều cao lòng trắng đặc; G: Hằng số trọng lực = 32,2. W: khối lượng trứng Phương pháp: cân khối lượng trứng, đập ra đo chiều cao lòng trắng và tra bảng cho sẵn ta có chỉ số Haugh (bảng 4.1). HU càng cao phẩm chất trứng càng tốt. Trứng chênh lệch 1 – 8 đơn vị Haugh thì coi như có chất lượng tương tự. Bảng 4.1: Liên quan giữa chỉ số Haugh với chiều cao lòng trắng đặc của trứng Khối lượng trứng (g) Chiều cao lòng trắng đặc (mm) 49,9 53,2 56,7 60,2 63,8 10 9 8 7 6 5 4 3 2 102 97 92 87 80 73 64 53 37 101 96 91 86 79 71 62 50 34 100 95 90 84 78 70 60 48 30 99 95 89 83 77 68 58 45 26 98 94 88 82 75 67 56 42 22 119 Chỉ số Haugh Chiều cao lòng trắng đặc (mm) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 9,6 7,6 5,9 4,6 3,6 2,8 2,2 1,6 1,2 9,8 7,8 6,1 4,8 3,8 3,0 2,3 1,8 1,4 10,0 7,9 6,5 5,0 4,0 3,2 2,5 2,0 1,6 10,2 8,1 6,5 5,2 4,2 3,3 2,7 2,2 1,8 10,3 8,3 6,7 5,4 4,3 3,5 2,8 2,3 1,9 Chất lượng trứng của một số dòng gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam những năm qua thể hiện trên bảng 4.2. Kết quả cho thấy gà công nghiệp nuôi trong điều kiện nóng, ẩm nhưng chất lượng trứng đạt tương đương so với nguyên gốc (nuôi ở Cu Ba). Bảng 4.2: Chất lƣợng trứng của một số giống gà nuôi công nghiệp ở Việt nam BVX BVY XR XY Khối lượng trứng (g) 58,7 64,8 58,83 58,0 Chỉ số hình dạng 1,38 1,40 1,39 1,38 Độ chịu lực (kg/cm2) 5,19 2,52 2,81 2,75 Độ dày vỏ (mm) 0,34 0,36 0,35 0,33 Chỉ số lòng đỏ 0,45 0,46 0,43 0,42 Chỉ số lòng trắng 0,09 0,09 0,10 0,09 Đơn vị Haugh 80,5 85,0 83,0 78,0 Trứng dập vỡ (%) 11,0 6,0 - - XR: gà lai F1 hướng trứng giữa Lơgo dòng X và Rốt R XYgà lai F1 hướng trứng giữa Lơgo dòng X và Rốt Y BVX Lơgo dòng X BVY Lơgo dòng Y 120 4.1.4. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm Trứng gia cầm là tế bào sinh dục phức tạp được biệt hoá rất cao, gồm các phần (tính từ trong ra):lòng đỏ, lòng trắng, màng dưới vỏ, vỏ cứng và có một lớp nhầy (màng mỡ) bao bọc, phủ ngoài vỏ trứng khi được đẻ ra. Mỗi phần của chúng đều có chức năng riêng biệt. Tỉ lệ tương đối (%) và tuyệt đối (g) giữa các thành phần tuỳ thuộc vào loại gia cầm, mùa vụ, tuổi sinh sản. Lòng đỏ chiếm 32- 35%, lòng trắng 54-58%, vỏ cứng 11-14% so với khối lượng trứng. Sự sai khác phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi đẻ, mùa vụ, chất lượng thức ăn v.v… Bảng 4.3. Tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng Loại gia cầm Khối lƣợng trứng (g) Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Vỏ cứng (%) Gà Vịt Ngỗng 58 80 200 55.8 52.6 52.5 31.9 35.4 35.1 12.3 12.0 12.4 Tỉ lệ thành phần cấu tạo trứng thay đổi tuỳ thuộc giống, tuổi, chế độ dinh dưỡng… Bảng 4.4: Tỉ lệ các thành phần cấu tạo của trứng gà, ngan (theo Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quí Khiêm - 2002) Chỉ tiêu Trứng gà Trứng ngan Pháp Trứng ngan Nội Lòng trắng( %) 58,62 53,76 55,39 Lòng đỏ (%) 31,04 35,01 32,60 Vỏ (%) 10,34 11,23 12,01 4.1.4.1.Vỏ trứng - Màng nhầy (màng mỡ). Bên ngoài cùng của vỏ trứng phủ một lớp màng nhầy (màng mỡ) được hình thành trong thời gian 121 trứng nằm ở âm đạo, trước khi đẻ ra. Màng nhầy (màng mỡ) có cấu tạo từ protein (sợi muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti. Độ dày của màng nhầy 0,05 - 0,01mm. Màng nhầy có tác dụng:+Giảm ma sát khi đẻ; +Hạn chế sự bốc hơi nước của trứng; +Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong trứng. Thời gian bảo quản trứng càng lâu độ bóng và tác dụng của màng mỡ càng giảm đi. - Vỏ cứng (vỏ đá vôi): Trong tử cung của gia cầm có tuyến vôi tiết ra một lớp dịch nhờn và trắng, dịch này tạo ra từ cacbonatcanxi và các bó protein. Chất này nhanh chóng cứng lại tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5% muối canxi (cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,5% oxit magiê; 0,25 photpho; 12% dioxit silic; 0,03% natri; 0,08% kali và các chất sắt, nhôm. Chức năng của nó là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời là nguồn cung cấp canxi, phốt pho cho phôi để tạo xương. Thời gian tạo vỏ là một quá trình kéo dài từ 9 - 12 giờ. Để hình thành xương phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ. Có khoảng 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ cứng). Đường kính lỗ khí, theo Jehn là 4-42 ; trung bình: 18-24 . Độ dày vỏ cứng của từng loại gia cầm không giống nhau. Vỏ trứng gà có độ dày từ 0,2 - 0,4mm. Trứng có vỏ dày chịu lực cao hơn trứng có vỏ mỏng. Bảng 4.5:Thành phần hóa học của vỏ trứng gia cầm (%) (theo Rômanop, 1969) Loài gia cầm CaCO 3 MgCO 3 Ca 3 (PO 4 ) 2 P 2 O 5 K Chất hữu cơ Gà 92,4- 97,9 1,3-1,8 0,8 0,4- 0,8 0,3 4,1-5,5 Vịt 94,4 0,5 0,8 0,8 - 4,2-4,3 Ngỗng 95,3 0,7 0,5 0,5 - 3,5 122 - Màng dưới vỏ trứng gồm 2 lớp dính sát vào nhau, được cấu tạo từ sợi keratin đan chéo vào nhau, protein, chất keo dính chứa nhiều lưu huỳnh. Màng vỏ ngoài có thể gắn thêm vôi. Sau khi trứng đẻ ra được tách ra ở đầu lớn của trứng làm thành buồng khí. Một lớp màng dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát vào lớp lòng trắng ngoài. Độ dày của 2 lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069mm. Màng dưới vỏ bao bọc lấy lòng trắng. Buồng khí có chức năng cung cấp oxy cho phôi trong giai đoạn đầu của sự hô hấp bằng phổi. Trong quá trình bảo quản trứng, buồng khí rộng ra do sự bốc hơi nước của trứng qua lỗ khí. Giá trị dinh dưỡng của trứng cũng giảm đi theo thời gian bảo quản. 4.1.4.2.Lòng trắng trứng: Bao bọc bên ngoài lòng đỏ, lòng trắng gồm nhiều lớp có độ quánh khác nhau. Lớp ngoài cùng loãng, đến lớp giữa đặc và trong cùng là một lớp loãng, lớp thứ 4 gọi là lớp lòng trắng đặc bên trong. Tỉ lệ các lớp lòng trắng như sau: + Lòng trắng loãng phía ngoài 23,2% + Lòng trắng đặc giữa 57,3% + Lòng trắng loãng trong 10,8% + Lòng trắng đặc trong 7,2% + Dây chằng Albumin 1,5% Lòng trắng đặc ngăn cản không cho lòng đỏ dính vào vỏ trứng bằng cách hạn chế sự di động của lòng đỏ. Trong lòng trắng có dây chằng albumin giữ cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và giữ cho lòng đỏ không chuyển động. Thành phần hoá học của lòng trắng chủ yếu là albimin hoà tan trong nước và trong muối trung tính. Lòng trắng chứa 85-89% là nước, protêin 11-12%, lipit 0,03-0,08%, đường 0,9-1,2%, khoáng 0,6-0,8%, còn lại các chất dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của phôi. Nếu B2 bị thiếu, phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai đoạn ấp. Khi đun nóng [...]... trƣởng tƣơng đối của gia cầm( %) Tháng Gà Vịt Gà tây Ngỗng 1 150 180 150 170 2 85 90 100 45 3 50 25 70 35 4 30 4 40 10 5 20 4 30 7 Bảng 4.17: Khối lƣợng tăng so với 1 ngày tuổi ở gia cầm Loài gia cầm Thời gian (ngày) để tăng khối lƣợng gấp 10 lần 20 lần 30 lần 40 lần Gà Vịt 40 70 90 - 20 30 40 60 Ngỗng Gà Tây 20 30 50 80 30 60 70 8- 137 4.2.3.Thành phần hoá học thịt gia cầm Thịt gia cầm có giá trị dinh... 4.18: Thành phần hoá học và trị số Calo của thịt gia cầm Phần thịt ăn đƣợc % H2 O Mỡ Đạm Khoáng Năng lƣợng của 100g sản phẩm Gà 52 65, 5 13,7 19,0 1,0 200 Vịt 48 49,4 37,0 13,0 0,6 3 65 Ngỗng 54 48,9 38,1 12,2 1,8 369 Gà tây 51 60,0 19,1 19,9 1,0 250 Gà broiler 46 67 ,5 11 ,5 19,8 1,2 1 85 Gà tây broiler 47 68,4 8,2 22 ,5 0,9 176 Loài gia cầm % 138 Thịt gia cầm có tính ngon miệng cao, điều này liên quan đến... 20- 15 Munro, Bird và Hopkins (1 957 ) Lerner, Taylor (1943) Shoffner, Sloan (19 45) Lerner, Cruden (1948) Lerner, Wilson (1948) Krueger và ctv (1 952 ) King, Henderson (1 954 ) 31 23 34 33 31 25 31 Hill, Diekerson, Kempster (1 954 ) 24 Morris (1 956 ) Jerome, Henderson, King (1 956 ) Oliver, Bohr, Anderson (1 957 ) Abplanalp (1 956 ) King, Henderson (1 954 ) 33 12 15 21-24 20 Hệ số di truyền sức đẻ trứng ở các mốc thời gian... Dựa vào sự biến động của sản lượng trứng để quyết định thời gian sử dụng gia cầm đẻ trứng thích hợp Lấy sản lượng trứng năng đầu là 100%, sản lượng trứng biến động qua các năm đẻ ở gia cầm (bảng 4.13) Bảng 4.13: Sản lƣợng trứng qua các năm đẻ (%) Năm Gà Vịt Ngỗng Gà tây 1 100 100 100 100 2 85 109 1 25 106 3 72 82 1 65 94 4 62 73 150 76 5 55 54 75 34 Gà thương phẩm thường loại thải sau một năm đẻ trứng,... (19 45) Harel và Lamoureux (1947) 0,22 (22%) 0,16 và 0,33 0,27 Comstock Bostian và Diarstyne (1947) 0,12-0, 45 Lerner và Cruden (1 951 ) Lerner, Cruden (1948) Lerner, Wilson (1948) Munro (1936) Munro, Bird và Hopkins (1 957 ) Krueger (1 952 ) King và Henderson (1 954 ) Yamada (1 956 ) Peeler, Glazener và Blow (1 955 ) 0,20-0,30 0,33 0,31 0, 15- 0,20 0,31 0,34 0, 25 0,20 0,27 Henderson và King (1 956 ) Abplanalp (1 956 )... cầm (mg%) Loài gia Ca P Gà 12 200 Gà Broiler 12 Gà tây Vitamin Fe cầm A B1 B2 PP 1 ,5 1,02 0, 15 0,16 8,1 200 1 ,5 - - - - 24 320 3,2 0,18 0,06 0,08 7,0 Vịt 13 280 1,8 0,27 0,32 0,69 5, 7 Ngỗng 13 210 1,8 0,27 0,20 0,19 5, 7 Bảng 4.20: Sự thay đổi của đƣờng kính sợi cơ ở gà Tuổi (ngày) Đƣờng kính sợi cơ Gà lơgo Gà rốt 1 8,3 8 ,5 15 11 ,5 12 ,5 30 21,2 21,8 60 30,4 36,6 90 38,8 44,2 120 45, 8 56 ,3 139 4.2.4... và gà Hybro dòng V1, V2, V3, nuôi công nghiệp đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như bảng 4.14 và bảng 4. 15 Bảng 4.14: Khối lƣợng gà (g/con) lúc 56 ngày tuổi giống Plymouth rock (trung bình qua 10 đời) Dòng gà TĐ3 TĐ8 TĐ9 Tuổi (ngày) Trống Mái 1 39, 85 39, 85 56 1343,0 1139,0 1 39,30 39,30 56 1396,40 1186,30 1 40,6 40,6 56 157 7,2 1327,7 Chi phí thức ăn/1kg 136 2, 35 2,32 2,18 Bảng 4 15: Khối lƣợng gà (g/con) lúc... lúc 42 ngày tuổi giống Hybro (HV 85) Dòng gà Trống Mái Chi phí thức ăn/1kg V1 1 057 956 2,18 V2 963 880 2,16 V5 9 35 857 2, 15 4.2.2 Tốc độ sinh trưởng Tốc độ sinh trưởng ở gia cầm có ý nghĩa quyết định đến sức sản xuất thịt Tốc độ sinh trưởng được đánh giá thông qua độ sinh trưởng tuyệt đối, độ sinh trưởng tương đối hoặc số lần tăng lên về thể trọng trong khoảng thời gian nhất định (bảng 4.16 và 4.17)... cho thịt cao hơn vịt ,gà Trong một loài các giống khác nhau khả năng cho thịt khác nhau Hướng sản xuất của gia cầm liên quan chặt chẽ với ngoại hình thể chất của nó Gia cầm hướng thịt khả năng cho thịt cao hơn gia cầm hướng kiêm dụng Gia cầm hướng trứng chuyên dụng khả năng cho thịt thấp Gia cầm hướng thịt thường có ngoại hình: đầu to, cổ ngắn, thân dài rộng, ngực sâu, lườn dài, đùi dài, khả năng đẻ... loại gia cầm khác nhau thì khác nhau Qua bảng ta thấy được rằng thịt gà và gà tây có hàm lượng protein cao hơn; còn ở vịt, ngỗng thì hàm lượng mỡ nhiều hơn nên năng lượng trong 100g thịt cao hơn (bảng 4.18) Trong protein thịt gia cầm chứa nhiều axit amin không thay thế với hàm lượng cân đối và cao hơn trong thịt loài gia súc khác vì vậy thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn Trong thịt gia cầm còn . thành phần cấu tạo trứng Loại gia cầm Khối lƣợng trứng (g) Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Vỏ cứng (%) Gà Vịt Ngỗng 58 80 200 55 .8 52 .6 52 .5 31.9 35. 4 35. 1 12.3 12.0 12.4 Tỉ lệ. 7,9 6 ,5 5, 0 4,0 3,2 2 ,5 2,0 1,6 10,2 8,1 6 ,5 5, 2 4,2 3,3 2,7 2,2 1,8 10,3 8,3 6,7 5, 4 4,3 3 ,5 2,8 2,3 1,9 Chất lượng trứng của một số dòng gà công nghiệp nuôi ở Việt. trứng (g) 58 ,7 64,8 58 ,83 58 ,0 Chỉ số hình dạng 1,38 1,40 1,39 1,38 Độ chịu lực (kg/cm2) 5, 19 2 ,52 2,81 2, 75 Độ dày vỏ (mm) 0,34 0,36 0, 35 0,33 Chỉ số lòng đỏ 0, 45 0,46 0,43

Ngày đăng: 25/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN