CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC HAI THỎI KẸO SÔ-CÔ-LA Tôi bước vào nhóm trẻ số Sáu ở trường mẫu giáo nơi mình làm th ực tập. Đây là nhóm trẻ lớn nhất. Các cháu chuẩn bị vào lớp Một. Kỳ thực tập làm tôi nhớ lại những ngày thơ ấu của mình. Tuổi thơ của tôi ở trường mẫu giáo không có nhiều giờ học vẽ tranh, không có chiếc đàn dương cầm, không có banh cao su để tập thể dục. Vậy mà tôi luôn mơ ước trở thành một họa sĩ hay một ca sĩ. Tuổi thơ của tôi cũng không có những giờ học địa lý sinh động cho trẻ con ở vườn trẻ như ngày hôm nay… Sergey là một cậu bé hay thay đổi tâm trạng nhất trong nhóm. Tất cả những gì diễn ra xung quanh đều để lại ấn tượng sâu với cu cậu. Tôi không được biết điều đó. Vì vậy mà khi thấy cậu bé ngồi quay lưng lại với cô giáo khi cô đang chỉ cho lớp xem hình vẽ những chú chim báo hiệu mùa xuân, tôi cảm thấy hơi lạ. Tôi xin phép cô giáo đến bên cậu để hỏi chuyện. - Có chuyện gì vậy Sergey? Sao con không nghe cô giáo kể về mùa xuân? – tôi hỏi. - Từ bây giờ đến thứ Năm con không đư ợc ăn kẹo. Hôm nay con mới bị chích ngừa – Sergey trả lời. Thì ra là vậy. Tôi trấn an Sergey bằng cách đề nghị cả lớp động viên Sergey. Các bé khác xúm lại xung quanh Sergey: - Đừng buồn nha Sergey! - Tụi mình cũng chích ngừa và cũng không được ăn kẹo mà Sergey, nhưng có sao đâu! - Tụi mình lớn rồi, ráng chịu đựng chút xíu đi mà Sergey! Tất cả những lời động viên đều vô hiệu. Tôi đành phải giở “chiêu bài cuối’’ của mình ra: - Thôi bây giờ Thầy hứa với con là Thầy cũng sẽ không ăn kẹo như con đến thứ Năm được không? Chúng ta cùng nhịn kẹo, vậy nhé! ‘’Chiêu bài’’ của tôi quả là hi ệu nghiệm. Cậu bé vui vẻ đồng ý ngay. Sau đó Sergey lại hòa vào với bài học sinh động của cả lớp. Thật đúng là trẻ con – tôi thầm nghĩ – chỉ cần một lời hứa qua loa là dụ dỗ được ngay. Rồi chúng cũng quên ngay thôi mà, hứa đại thôi, có cần phải giữ lời đâu! Hết giờ học địa lý, chúng tôi chuyển sang phòng thể dục. Cô bé có tên Christina chạy đến đưa cho tôi hai thỏi kẹo sô-cô-la và một cái bánh quy. Hôm nay là sinh nhật của cô bé mà. Sáng nay trước khi chích ngừa cả nhóm tổ chức sinh nhật cho Christina, và cô bé để phần bánh kẹo cho tôi, vì biết tôi sẽ đến. Kẹo sô-cô-la là món “khoái khẩu” nhất của tôi. T ôi cầm lấy và nói cảm ơn. Tôi cầm cái bánh quy lên, cắn một miếng rồi đưa cho những bé xung quanh cùng ăn cho vui. Xong, lúc tôi đang định bóc giấy gói của thỏi kẹo sô-cô-la để ăn thì Christina ghé vào tai tôi và nói nhỏ: “Thầy ơi, mình đã hứa với Sergey là sẽ không ăn kẹo đến thứ Năm rồi mà, phải không?” Như m ột đứa trẻ bị bắt quả tang khi đang phạm lỗi, tôi rụt tay lại ngay. Ừ nhỉ, mình mới hứa với Sergey hồi nãy. Tôi nhìn qua Christina, và bằng một giọng cảm ơn pha chút hối lỗi, tôi trả lời: “Cảm ơn con nhé, Thầy nhớ rồi!” Và tôi đã cố gắng giữ hai thỏi kẹo sô-cô-la trong tủ lạnh qua ngày thứ Năm. Đi ều đó thật không dễ dàng với tôi chút nào! Tôi vốn quen ăn sô- cô-la mỗi ngày mà. Nhưng cuối cùng thì tôi đã giữ lời hứa. Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày đó. Bây giờ tôi đã không còn là sinh viên thực tập, đã là giáo viên, đã rời xa nước Nga mà tôi suốt đời mang ơn. Những cô cậu bé của vườn trẻ ngày xưa giờ đã trưởng th ành: Sergey, Christina, Vlad… Tôi nhớ rõ từng khuôn mặt của bọn trẻ giống như mọi chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng trên hết, tôi nhớ rõ một bài học mà tôi mang theo làm hành trang trong đời – bài học về việc giữ lời hứa. Hướng dẫn làm việc với trẻ: Truyện không dài, nhưng có nhiều tên nước ngoài (Sergey = Séc-gây, Christina = Cris-ti-na, Vlad), vì vậy nên đọc cho trẻ nghe ít nhất là 2 l ần, và nên đọc chậm để trẻ kịp nhớ tên nhân vật. Những câu hỏi có thể đặt ra cho trẻ: 1. Hôm nay các bé học môn gì? Cô giáo cho các bé xem hình gì? 2. Chuyện gì đã xảy ra với Sergey? 3. Tác giả câu chuyện đã đề nghị các bé khác làm gì để Sergey vui? Sau đó Sergey có vui không? 4. Tác giả đã phải tự mình làm gì để Sergey vui? 5. Chuyện gì đã xảy ra khi tác giả định ăn thỏi kẹo sô-cô-la? 6. Theo bé nghĩ, giữ lời hứa có quan trọng không? Tại sao? . CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC HAI THỎI KẸO SÔ-CÔ-LA Tôi bước vào nhóm trẻ số Sáu ở trường mẫu giáo nơi mình làm th ực tập. Đây là nhóm trẻ lớn nhất giữ lời đâu! Hết giờ học địa lý, chúng tôi chuyển sang phòng thể dục. Cô bé có tên Christina chạy đến đưa cho tôi hai thỏi kẹo sô-cô-la và một cái bánh quy. Hôm nay là sinh nhật của cô bé mà nhớ tên nhân vật. Những câu hỏi có thể đặt ra cho trẻ: 1. Hôm nay các bé học môn gì? Cô giáo cho các bé xem hình gì? 2. Chuyện gì đã xảy ra với Sergey? 3. Tác giả câu chuyện đã đề nghị các bé