Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 7 docx

6 302 1
Công nghệ chăn nuôi : GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI part 7 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Ðặc điểm sinh trưởng phát dục: lợn Ỉ có 13 đôi xương sườn, khối lượng sơ sinh trung bình 0.4 - 0.5 kg/con, khối lượng 60 ngày tuổi 4 - 6 kg/con. Trọng lượng trưởng thành đạt 70 - 75 kg, nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg, tỷ lệ nạc trong thân thịt thấp 34%, tỷ lệ mỡ cao 45%. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng 5 - 7 kg thức ăn hỗn hợp. - Khả năng sinh sản: lợn Ỉ có khả năng sinh sản cao, có trên 12 vú, đẻ 10-12 con/lứa. - Hướng sử dụng: làm nái nền để lai tạo với lợn ngoại (Ðại Bạch, Landrace ) tạo con lai nuôi thịt ở miền Bắc, ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay số lượng lợn Ỉ không nhiều và càng ngày càng giảm. c) Lợn Ba Xuyên Lợn hướng kiêm dụng mỡ-nạc, được hình thành ở vùng Vị Xuyên, tỉnh Sóc Trăng và được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. - Nguồn gốc: theo Lê Thanh Hải (1985), lợn Ba Xuyên được hình thành từ các giống lợn địa phương lai tạo với lợn Hải Nam, Craonnai và lợn Berkshire. - Ðặc điểm ngoại hình: lông da có đốm màu đen trắng nên còn gọi là lợn bông, mặt thẳng tai to hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng gọn, 4 chân chắc chắn. - Ðặc điểm về STPD: lợn sinh trưởng phát dục tương đối nhanh, trung bình giữa lợn Berkshire và lợn nội. Khối lượng sơ sinh trung bình 0.55 - 0.6 kg/con, khối lượng 45 ngày tuổi 7 - 9 kg/con. Nuôi thịt 10 - 12 tháng tuổi đạt 70 - 80 kg, tỷ lệ nạc trong thân thịt 42,5%. - Khả năng sinh sản: lợn 6 - 8 tháng tuổi bắt đầu động dục, thường cho phối vào lúc 8 tháng tuổi, trọng lượng 60 - 70 kg, đẻ 8 - 9 con/lứa, mỗi năm có thể đẻ được 2 lứa. - Hướng sử dụng: lợn thích nghi với các vùng nước phèn, nước lợ ở miền Tây Nam Bộ nên sử dụng làm nái nền để lai tạo với lợn ngoại (Ðại bạch, Landrace…) tạo con lai nuôi thịt cho năng suất và tỷ lệ nạc khá cao. d) Lợn Thuộc Nhiêu Lợn hướng kiêm dụng, được hình thành ở vùng Thuộc Nhiêu, tỉnh Tiền Giang và nuôi nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. - Nguồn gốc: theo Lê Thanh Hải (1985), lợn Thuộc Nhiêu được hình thành từ các giống lợn địa phương lai tạo với lợn Hải Nam, Craonnai và lợn Yorkshire. Ðược hội đồng Khoa học nhà nước và Bộ Nông nghiệp công nhận là một giống vào năm 1990. - Ðặc điểm ngoại hình: màu sắc lông da trắng có xen bớt đen nhỏ trên da, đầu to vừa phải, mõm hơi cong, tai nhỏ ngắn hơi nhô về phía trước, mặt thẳng, lưng thẳng, bụng gọn, 4 chân chắc chắn. - Ðặc điểm về sinh trưởng phát dục: lợn sinh trưởng phát dục tương đối nhanh, trung bình giữa lợn Yorkshire và lợn nội. Khối lượng sơ sinh trung bình 0.51 - 0.58 kg/con, khối lượng 50 ngày tuổi 6.7 - 7 kg/con. Nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 95 - 100 kg, trọng lượng trưởng thành 120 - 160 kg. Tỷ lệ nạc trong thân thịt 47 - 48%. - Khả năng sinh sản: lợn đẻ 10 - 12 con/lứa, mỗi năm có thể đẻ được 2 lứa. - Hướng sử dụng: lợn thích nghi với các vùng nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Ðông Nam Bộ. (Sử dụng nhân thuần, làm nái nền để lai kinh tế với các giống lợn ngoại (Ðại Bạch, Landrace…) cho năng suất cao. 2.7.1.2.Các giống lợn ngoại nhập nội được nuôi phổ biến ở nước ta a) Lợn Yorkshire. Ðược phân bố ở nhiều nước trên thế giới. - Nguồn gốc: Từ vùng Yorkshire của nước Anh. Ðược hình thành vào thế kỷ thứ 19 do sự lai tạo giữa các giống lợn địa phương với lợn châu Á (Trung Quốc). Ðến năm 1951 tạo thành giống lợn này. Lợn Yorkshire có 3 loại tầm vóc: đại bạch, trung bạch và tiểu bạch. Ngày nay chủ yếu còn 2 loại hình đại bạch, trung bạch mà thôi. Giống lợn này được người Pháp nhập vào nước ta lần đầu tiên vào năm 1921 - 1922, các lần tiếp theo vào năm 1964 từ Liên Xô cũ, 1970, 1977 từ Cuba, 1986 từ Nhật, Bỉ. Hình 2.2. Lợn đực Yorkshire - Ðặc điểm ngoại hình: có màu sắc lông da trắng tuyền, thân hình vững chắc, đầu nhỏ thanh, tai đứng, mình dài, lưng thẳng, bụng gọn, 4 chân khỏe, vững chắc. - Ðặc điểm sinh trưởng phát dục: khối lượng sơ sinh 1,3 - 1,4 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 60 ngày tuổi đạt 16 - 20 kg/con, nuôi thịt 6 - 7 tháng tuổi đạt 85 - 95 kg. Tỷ lệ nạc/thân thịt đạt 51 - 52%. Trọng lượng trưởng thành của con cái 170 - 180 kg, con đực 200 - 220 kg. - Khả năng sinh sản: lợn có 12 vú trở lên, đẻ 10 - 12 con/lứa, có thể đẻ trên 2 lứa/năm. - Hướng sử dụng: do thích nghi tốt với các vùng khác nhau của nước ta, lợn được sử dụng để lai kinh tế với các giống lợn nội của nước ta, nuôi thuần chủng để đạt được tỷ lệ nạc cao, lai tạo với các giống lợn ngoại khác cho năng suất và chất lượng tốt. b) Lợn Landrace. Là giống lợn hướng nạc, được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Giống lợn này được nhập vào nước ta năm 1970 từ Cuba, năm 1985-1986 nhập từ Bỉ và Nhật. Hình 2.3. Lợn đực Landrace - Nguồn gốc: lợn được tạo ra ở Ðan Mạch do tạp giao giữa các giống lợn địa phương với nhau vào năm 1907. - Ðặc điểm ngoại hình: lợn có tầm vóc to, trường mình, lông da trắng tuyền, tai to dài úp xuống mặt. Mông phát triển, thân hình có dạng quả thủy lôi, có 16 đôi xương sườn. - Ðặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn sinh trưởng phát dục nhanh, thành thục về tính sớm. Khối lượng sơ sinh của lợn con 1,2 - 1,4 kg, khối lượng cai sữa lúc 60 ngày tuổi 15 - 18 kg. Nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ 56%. Khối lượng trưởng thành của con cái 200 kg, con đực 300 kg. - Khả năng sinh sản: lợn có 12 vú trở lên, đẻ 8 - 11 con/lứa, có thể đạt 1,8 - 2 lứa/năm. - Hướng sử dụng: do thích nghi tốt với các vùng khác nhau của nước ta, lợn được sử dụng để lai kinh tế với các giống lợn nội của nước ta, nuôi thuần chủng để đạt được tỷ lệ nạc cao, lai tạo với các giống lợn ngoại khác cho năng suất và chất lượng tốt. Các giống lợn Móng Cái, Yorkshire và Landrace đang được sử dụng phổ biến trong các công thức lai tạo lợn lai 2,3 máu nuôi thịt ở nước ta. c) Lợn Pietrain Giống lợn này xuất hiện ở nước Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng Pietrain. Ðược công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Brabant và năm 1956 cho cả nước. Từ năm 1950, lợn Pietrain đã xâm nhập vào Pháp. Năm 1955 lần đầu tiên được nhập vào miền Bắc nước Pháp, năm 1958, lần đầu tiên được ghi vào sổ giống quốc gia. Lợn được nhập vào nước ta từ các nước khác nhau như Bỉ, Pháp và Anh. Lợn được nuôi ở các tỉnh phía Nam và một số ít ở phía Bắc. Lông, da lợn Pietrain có những đốm màu sẫm đen và trắng không đều trên toàn thân, tai đứng, mông, vai rất phát triển, trường mình. Thân hình vững chắc, cân đối. Lợn đực trưởng thành nặng 270 - 350 kg/con. Lợn cái nặng 220 - 250 kg/con. Mỗi lứa đẻ 8 - 10 con. Tăng khối lượng nhanh, nuôi ở 6 tháng tuổi đạt 100 kg/con. Tỷ lệ nạc 60 - 62%. Nhược điểm là mẫn cảm với stress liên quan tới halothan.(Hình 2.4). d) Lợn Duroc Lợn Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, có tên là Duroc-Jecsey. Lợn được hình thành từ khoảng 1860 với sự tham gia của các giống lợn nhập nôi: lợn đỏ Guinea, lợn đỏ Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha. Lợn Duroc có lông màu hung đỏ hoặc nâu thẫm, 4 mũi chân và mõm đen. Tai rũ về phía trước, chân chắc, khoẻ. Thân hình vững chắc, bộ phận sinh dục lộ rõ. Lợn trưởng thành, con đực nặng 300 - 350 kg, con cái nặng 200 - 250 kg. Mỗi lứa đẻ 7 - 8 con. Nuôi 175 ngày đạt 100 kg; độ dày mỡ lưng ở xương sườn 10 là 3,09 cm, diện tích cơ thăn là 30,45 cm 2 . Tỷ lệ nạc 58,0 - 60,4%. Lợn có khả năng chống chịu nắng, nóng khá tốt, nên có thể chăn thả trong khu rào quây, có mái che ở chỗ cho ăn và trú nắng lúc trưa. Lợn Duroc được nhập vào nước ta từ trước ngày đất nước thống nhất, năm 1978 lợn được nhập từ Cuba, Mỹ (2000). Lợn được nuôi ở các tỉnh phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang ) và một số ít ở các tỉnh phía Bắc (Hình 2.5). Hình 2.4. Lợn Pietrain Hình 2.5. Lợn đực Duroc 2.7.2. Một số giống trâu bò nuôi phổ biến ở nước ta 2.7.2.1. Giống trâu Trâu nước ta thuộc về trâu đầm lầy, có sắc lông đen, có con lông trắng (trâu bạc). Trâu bạc là do bạch tạng, có sắc da hơi hồng, mắt đỏ. Trâu được phân bố ở miền núi trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trâu có sừng tạo thành hai cánh cung chĩa ra phía sau, thân sừng hình chữ nhật, mặt trên và dưới có các sọc ngang. Ðầu to, trán phẳng, hẹp, mặt ngắn, mõm rộng, tai to và rộng, cổ dài, thẳng. Thân ngắn, chân thấp, vai đầy, ngực lép, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xoè. Căn cứ vào tầm vóc người ta chia làm 3 loại. - Trâu to (trâu Ngố): trâu cái có khối lượng 400 kg, trâu đực 450 kg, đực thiến trên 500 kg - Trâu vừa: trâu cái có khối lượng 350 - 400 kg, trâu đực 400 - 450 kg, đực thiến 450 - 500 kg - Trâu nhỏ (trâu Dé): trâu cái có khối lượng 300 - 350 kg, trâu đực 350 - 400 kg, đực thiến 400 - 450 kg. Bắt đầu phối giống lúc 3 năm tuổi; thời gian mang thai 320 – 325 ngày. Khối lượng sơ sinh 20 - 30 kg/con. Tuy nhiên tầm vóc của trâu có thể thay đổi tùy theo sự phân bố ở các vùng địa lý và nuôi dưỡng, chăm sóc khác nhau. Nhìn chung trâu miền núi có tầm vóc to hơn trâu đồng bằng. Nhược điểm của trâu là sinh sản chậm. Qua nghiên cứu thấy tỷ lệ đẻ của trâu khoảng 40%, có nơi rất thấp (20%). Hình 2.6. Trâu Việt Nam 2.7.2.2. Giống Bò 2.7.2.2.1. Bò vàng Việt Nam Bò địa phương Việt Nam có nguồn gốc từ bò Zebu Ấn Ðộ (Bos Indicus) và bò không u Trung Quốc. Phân bố tương đối tập trung ở các vùng có yêu cầu sức kéo trên đất cát nhẹ, vùng duyên hải miền Trung, miền núi và trung du phía Bắc Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng. Còn ở một số vùng khác phân bố rải rác và không nhiều. Bò có sắc lông màu nâu-vàng, đậm hay nhạt tùy từng quần thể ở từng vùng, gọi chung là Bò vàng, phía . trong các công thức lai tạo lợn lai 2,3 máu nuôi thịt ở nước ta. c) Lợn Pietrain Giống lợn này xuất hiện ở nước Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng Pietrain. Ðược công nhận là giống mới. giới. Giống lợn này được nhập vào nước ta năm 1 970 từ Cuba, năm 1985-1986 nhập từ Bỉ và Nhật. Hình 2.3. Lợn đực Landrace - Nguồn gốc: lợn được tạo ra ở Ðan Mạch do tạp giao giữa các giống. giống lợn nội của nước ta, nuôi thuần chủng để đạt được tỷ lệ nạc cao, lai tạo với các giống lợn ngoại khác cho năng suất và chất lượng tốt. b) Lợn Landrace. Là giống lợn hướng nạc, được nuôi

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan