visual basic chapter 10 docx

6 271 0
visual basic chapter 10 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 10 TẠO MENU – ĐỐI TƯNG SCROLLBAR 1) Menu 1.1) Chức năng Các ứng dụng trên Windows thường sử dụng Menu để cho phép người dùng dễ dàng gọi các lệnh của ứng dụng. Khi bạn viết chương trình làm những việc cụ thể nào đó, bạn thường sử dụng menu để quy đònh công việc nào sẽ được thực hiện theo sự lựa chọn người dùng. 1.2) Cách tạo 1.2.1) Tạo hình thức cho Menu  Để tạo menu cho form đang làm việc  Chọn menu Tool/Menu Editor, hoặc  Nhấn Ctrl+E Bạn sẽ làm việc trên một dialog như hình sau: Các bước thực hiện:  Nhập tiêu đề của menu trong khung Caption, nếu bạn muốn menu có một Hot-Key; bạn ghi thêm ký tự & ở phía trước ký tự hot-key đó . • Nếu nội dung Caption là dấu — (dấu trừ ) mục này sẽ thành một đường vạch phân chia trên menu.  Mỗi mục trên menu cũng có một cái tên. Bạn nhập tên cho từng mục của menu trong khung Name. • Nếu bạn đặt tên trùng nhau coi như bạn tạo ra một mảng các mục menu, khi đó bạn cần quy đònh chỉ số của từng mục trong mảng bằng mục Index.  Khi tạo ra một menu trong chương trình người ta thường gán thêm một phím tắt cho menu. Chẳng hạn trong Visual Basic để gọi dialog tạo menu này lên bạn có thể chọn menu Tool/Menu Editor hay bấm phím tắt Ctrl + E cũng được. Tạo phím tắt cho nó bằng combobox Shortcut. Tên phím sẽ được thể hiện bên phải nội dung menu. ∼1∼ → Chọn mục Checked nếu muốn phía trước menu có dấu chọn ν → Mục Enabled dùng để quy đònh cho phép hay không cho phép chọn menu đó, một mục trên menu khi không cho chọn sẽ ở dạng màu xám. → Mục Visible dùng để quy đònh mục có nhìn thấy hay không, tức có hiện ra khi trình bày menu trong chương trình hay không.  Một menu thường có các mục chọn nằm ngang bên trên. Mỗi mục ngang đó lại có một popup xổ xuống. Một mục trong popup đó khi chọn lại có thể thể hiện một popup nữa….Chúng ta có thể coi các mục nằm ngang là cấp 1, các mục trong từng popup là cấp 2, rồi dưới nữa là cấp 3,….Khi tạo menu bạn cũng phải phân cấp cho chúng để biết cái nào nằm ngang , cái nào nằm trong popup xổ xuống….Các nút mũi tên: ← là nâng lên một cấp và → là hạ xuống một cấp . Ví dụ trên hình trên, các mục New, Open, Save, Exit là cấp dưới của mục File. Sau khi đã nhập tiêu đề cho chúng, bạn chọn chúng trong danh sách rồi bấm → để hạ chúng xuống một cấp. → Các nút ↑ và ↓ để di chuyển mục đang chọn trong danh sách đi lên trên hay xuống dưới. → Bấm Next để di chuyển thanh chọn đến mục kế tiếp trong danh sách. → Bấm nút Insert để chèn thêm một mục mới vào ngay tại vò trí đang đặt thanh chọn hiện thời. → Nút Delete dùng để xóa mục đang chọn hiện thời trong danh sách. Bạn hãy tạo một menu có nội dung như hình trên, và xem menu được hiển thò trên form như thế nào. 1.2.2) Viết thủ tục xử lý Menu Viết thủ tục xử lý cho menu tức là xử lý để cho mỗi khi chọn một mục nào đó trên menu thì chương trình sẽ làm gì. Sau khi bạn đã tạo menu cho form, menu cũng sẽ hiện trên form đang thiết kế giống như lúc chương trình chạy, bạn muốn viết lệnh cho mục nào đơn giản là bạn chọn mục đó trên menu, cửa sổ viết lệnh sẽ hiện ra với dòng khai báo đặt sẵn có dạng như thế này: Private sub tênmenu_click () End sub Nếu menu đó là một thành phần trong mảng thì thủ tục có dạng như sau, trong đó index là chỉ số của mục được chọn: Private sub tênmenu_click ( Index As integer) End sub 1.2.3) Các thuộc tính Trong chương trình đôi khi bạn phải xử lý các mục trên menu của chương trình như: khi làm một việc gì đó thì không cho phép chọn vài mục trong menu, hoặc thay đổi nội dung của menu…. Mỗi mục trong menu cũng là một đối tượng có các property như sau: 1.2.3.1. Enabled Dùng để quy đònh cho phép hay không cho phép chọn mục này. Cú pháp : menu .Enabled [= boolean] ∼2∼ Ví dụ: bạn có một mục trên menu có tên mnuOpen, bạn không muốn người ta chọn mục này, có thể viết câu lệnh: MnuOpen. Enabled= false 1.2.3.2. Visible Dùng để quy đònh mục có thể hiện trong menu hay không Cú pháp: menu . Visible [=boolean] Ví dụ: bạn muốn dấu mục mnuOpen đi, có thể viết câu lệnh: mnuOpen. visible= false 1.2.3.3. Caption Dùng để đọc hoặc gán tiêu đề của mục trên menu. Cú pháp: Mnu . Caption [ = chuỗi] Ví dụ: bạn có một mục trên menu có tên mnuOpen, bạn muốn đặt nó thành tiêu đề mới là “Test menu” , có thể viết câu lệnh : MnuOpen.Caption=”Test menu” 1.2.3.4. Checked Dùng để quy đònh trạng thái chọn hay không chọn của menu ( tức có dấu  ở phiá trước hay không) Cú pháp: menu . Checked [=boolean] Ví dụ: bạn muốn đặt cho mục tên mnuNormal trên menu có dấu chọn phía trước bạn viết: MnuNormal . Checked = true 2) Đối tượng SCROLLBAR 2.1) Chức năng Scrollbar là một đối tượng tạo thành một thanh cuộn trên form. Scrollbar thường được thấy trên các ứng dụng gõ văn bản, đồ họa,… giúp cho dữ liệu được thấy rõ ràng hơn. Hoặc khi bạn cần người sử dụng xác đònh một giá trò trong một khoảng cố đònh nào đó bạn có thể cho họ dùng scrollbar. Scrollbar có hai loại :HScrollbar là thanh cuộn nằm ngang,VScrollbar là thanh cuộn đứng. 2.2) Các thuộc tính Các thuộc tính của hai đối tượng HScrollbar và VScrollbar bao gồm: 2.2.1) Min La ø một con số, chỉ đònh giá trò cực tiểu của thanh cuộn. 2.2.2) Max Là con số chỉ đònh giá trò cực đại của thanh cuộn. ∼3∼ Một thanh cuộn luôn được sử dụng để đặt các giá trò trong khoảng từ Min đến Max, vì vậy khi tạo một thanh cuộn trên form, bao giờ bạn cũng phải quy đònh giá trò hai thuộc tính này. 2.2.3) SmallChange La ø một con số, nó dùng để quy đònh mỗi khi click vào một trong hai nút mũi tên ở 2 đầu ScrollBar thì giá trò tăng hoặc giảm một khoảng bao nhiêu. 2.2.4) LargeChange La ø một con số, nó dùng để quy đònh mỗi lần click mouse ở giữa thanh cuộn thì nó tăng hoặc giảm giá trò một khoảng bao nhiêu. 2.2.5) Value Đây là property chính của scrollbar, nó là một con số cho biết hiện giờ thanh cuộn được cuộn đến giá trò bao nhiêu. Trong chương trình, bạn sẽ truy xuất thuộc tính này để biết người ta đã cuộn để chọn giá trò bao nhiêu. Bạn cũng có thể gán lại giá trò này để bắt thanh cuộn phải cuộn đến vò trí xác đònh nào đó.  Chương trình mẫu dùng ScrollBar Chúng ta sẽ tạo ra một dialog để người ta pha màu. Bạn đã biết để đặt màu cho các phương thức vẽ, chúng ta có thể dùng hàm RGB để cho ra một màu bất kỳ, các màu đó luôn luôn là tổ hợp của ba thành tố màu là Đỏ(Red), Lục (Green) và Lam(Blue). Rõ ràng trong chương trình mà bạn cho người ta ba con số thành tố màu như vậy để đònh màu thì khó đoán được phải đặt như thế nào. Để cho dễ pha màu hơn chúng ta tạo ra một dạng dialog như sau: Trên dialog này có: • Một khung mẫu ở bên góc trái để trình bày cho biết màu đang chọn hiện thời như thế nào. • Ba thanh cuộn dùng để đặt giá trò 3 thành tố màu tương ứng Đỏ, Lục và Lam. Các thanh cuộn này chỉ cuộn trong khoảng giá trò từ 0 đến 255 (vì các thành tố màu chỉ có giá trò từ 0 đến 255). Mỗi khi click vào thanh cuộn (có thể vào các nút mũi tên -cuộn ít, hoặc ở giữa thanh cuộn- cuộn nhiều hoặc kéo nút cuộn đi trên thanh cuộn), giá trò màu hiện thời sẽ ghi lại trong ba TextBox ở bên phải , đồng thời màu của khung mẫu cũng thay đổi để thể hiện đúng sắc độ chọn hiện thời. • Khi nhập lại một giá trò trong các TextBox , thanh cuộn cũng sẽ tự động cuộn đến vò trí thích hợp và khung mẫu cũng trình bày lại cho giống với giá trò màu đó. ∼4∼ 1. Thiết kế giao diện:  Bạn hãy dùng một một đối tượng Shape để làm khung mẫu, màu thể hiện chính là màu tô bên trong của Shape này. Đặt tên là shpSample Đặt các thuộc tính của shpSample như sau : Fillcolor màu đen; FillStyle = 0 – Solid; BoderColor màu trắng; Shape = 0 – Rectangle.  Tạo ba thanh cuộn thành một mảng đặt tên HsbColor  Lưu ý đặt Index cho chính xác: Thanh đỏ có Index = 0, thanh lục có Index = 1 , và thanh lam có Index =2.  Đặt các thuộc tính của mỗi thanh cuộn như sau: Min = 0; Max = 255; SmallChange = 1; LargeChange = 10; Value = 0.  Ba TextBox ghi giá trò cũng tạo thành một mảng có tên txtColor và có Index cũng tương ứng như ba thanh cuộn. Đặt các thuộc tính Text của các TextBox bằng “0”  Đặt tên form là frmColor Nút OK đặt các thuộc tính Default = True; nút Cancel đặt property Cancel = True. 2. Viết thủ tục:  Double click vào một trong ba thanh cuộn để viết lệnh. Trong trường hợp này là bạn chuẩn bò viết thủ tục dùng chung để xử lý mỗi khi giá trò của một trong ba thanh cuộn này là thay đổi. Các dòng lệnh như sau: Private sub sbColor_Change (Index As Integer) ‘Đặt màu tô của shpSample bằng RGB của ba giá trò trong ba thanh cuộn ShpSample.FillColor = RGB (HsbColor (0).Value, HsbColor (1).Value, HsbColor (2).Value) ‘Đặt nội dung của TextBox tương ứng bằng giá trò của thanh cuộn TxtColor (Index).Text = Trim(str (HsbColor (Index))) End sub  Double click vào một trong các TextBox để viết lệnh .Thủ tục lúc này chính là thủ tục thực hiện khi một trong các TextBox bò thay đổi nội dung. Private sub txtColor_Change (Index As Integer) ‘Đặt giá trò của thanh cuộn tương ứng bằng giá trò của TextBox tương ứng HsbColor (Index).Value = Val (txtColor (Index).text) ‘Đặt màu tô của shpSample bằng RGB của ba giá trò trong ba thanh cuộn ShpSample.FillColor = RGB (HsbColor (0).Value, HsbColor (1).Value, HsbColor (2).Value) End Sub − Lần lượt double click vào hai nút OK và Cancel để viết lệnh End kết thúc chương trình. − Lưu project . ∼5∼ Tóm tắt chương 10 1. Menu → Tạo menu cho chương trình bằng cách chọn menu tools/menu editor hoặc nhấn Ctrl+E → Mỗi mục trên menu phải nhập đủ tiêu đề (caption ), tên (name ) → Mỗi mục trên menu cũng là một đối tượng có tên và có các thuộc tính enabled, visible, checked, caption. 2. Đối tượng Scrollbar Gồm hai loại Hscrollbar (nằm ngang )và Vscrollbar (thẳng đứng ). Các thuộc tính của các đối tượng scrollbar Cotainer draglcon dragmode enabled Height helpcontextid hwnd index Largechange left max min Mouseicon muosepoiter name parent Smallchange tabindex tabstop tag Top value visible whatsthisheplid Width Các method của các đối tượng scrollbar Drag move refresh setfocut ∼6∼ . một menu trong chương trình người ta thường gán thêm một phím tắt cho menu. Chẳng hạn trong Visual Basic để gọi dialog tạo menu này lên bạn có thể chọn menu Tool/Menu Editor hay bấm phím tắt. CHƯƠNG 10 TẠO MENU – ĐỐI TƯNG SCROLLBAR 1) Menu 1.1) Chức năng Các ứng dụng trên Windows thường sử dụng. Đặt các thuộc tính của mỗi thanh cuộn như sau: Min = 0; Max = 255; SmallChange = 1; LargeChange = 10; Value = 0.  Ba TextBox ghi giá trò cũng tạo thành một mảng có tên txtColor và có Index cũng

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Mục lục

  • Chọn menu Tool/Menu Editor, hoặc

  • Nhấn Ctrl+E

  • Nhập tiêu đề của menu trong khung Caption, nếu bạn muốn menu có một Hot-Key; bạn ghi thêm ký tự & ở phía trước ký tự hot-key đó .

  • Mỗi mục trên menu cũng có một cái tên. Bạn nhập tên cho từng mục của menu trong khung Name.

  • Khi tạo ra một menu trong chương trình người ta thường gán thêm một phím tắt cho menu. Chẳng hạn trong Visual Basic để gọi dialog tạo menu này lên bạn có thể chọn menu Tool/Menu Editor hay bấm phím tắt Ctrl + E cũng được. Tạo phím tắt cho nó bằng combobox Shortcut. Tên phím sẽ được thể hiện bên phải nội dung menu.

  • Lưu ý đặt Index cho chính xác: Thanh đỏ có Index = 0, thanh lục có Index = 1 , và thanh lam có Index =2.

  • Đặt các thuộc tính của mỗi thanh cuộn như sau: Min = 0; Max = 255; SmallChange = 1; LargeChange = 10; Value = 0.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan