40118

68 295 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
40118

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 M ỤC L ỤC Trang MỞ ĐẦU .1 Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. THỊ HIẾU .4 1.2. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH .7 1.2.1. Điện ảnh 7 1.2.1. Thị hiếu điện ảnh .9 1.3. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN .11 1.3.1. Sinh viên .11 1.3.2. Thị hiếu điện ảnh của sinh viên 13 Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH TẠI HÀ NỘI 14 2.1.1. Khái quát về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội 14 2.1.2. Khái quát về các cơ sở điện ảnh trên địa bàn Hà Nội 15 2.2. THỰC TRẠNG THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 17 2.2.1. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực thưởng thức điện ảnh 17 2.2.1.1. Sinh viên yêu thích thưởng thức điện ảnh .17 2.2.1.2. Phương thức thưởng thức điện ảnh của sinh viên 20 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.2.1.3. Những yêu thích của sinh viên trong thưởng thức điện ảnh 21 2.2.2.Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực đánh giá điện ảnh 34 2.2.2.1. Sinh viên quan tâm đến việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh .34 2.2.2.2. Một vài thị hiếu của sinh viên qua việc đánh giá các tác phẩm điện ảnh .35 2.2.3. Thị hiếu của sinh viên trong lĩnh vực sáng tạo điện ảnh .46 2.2.3.1. Sinh viên yêu thích tham gia vào sáng tạo điện ảnh 45 2.2.3.2.Hoạt động sáng tạo điện ảnh của sinh viên chưa nhiều 46 2.3. Nguyên nhân tác động đến thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội .47 2.3.1. Nguyên nhân chủ quan .47 2.3.1.1. Tâm lý lứa tuổi .47 2.3.1.2. Hoàn cảnh kinh tế 48 2.3.1.3. Lối sống của sinh viên .48 2.3.1.4. Trình độ kiến thức 49 2.3.2. Nguyên nhân khách quan .49 2.3.2.1. Tác động của hội nhập 49 2.3.2.2. Hoạt động của ngành điện ảnh .50 2.3.2.3. Từ các cơ quan văn hoá .50 2.3.2.4. Từ phía nhà trường… 51 Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 3.1. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN QUA DƯ LUẬN 52 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI 52 3.2.1. Đối với ngành điện ảnh .52 3.2.1.1. Đối với các cơ sở điện ảnh .52 3.2.1.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh .55 3.2.2. Đối với các cơ quan văn hoá .56 3.2.3. Đối với nhà trường 57 3.2.4. Đối với sinh viên .58 KẾT LUẬN .61 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điện ảnh là môn nghệ thuật tổng hợp có sức thu hút kì lạ đối với công chúng. Và lực lượng khán giả đông đảo của điện ảnh là sinh viên. Họ có những thị hiếu điện ảnh khác nhau, có người thích xem bộ phim này, nhưng có người lại thích xem bộ phim khác. Thị hiếu điện ảnh của họ góp phần làm phong phú, đa dạng thêm thị hiếu điện ảnh của công chúng. Bởi vậy, khi nắm bắt được thị hiếu điện ảnh của sinh viên sẽ giúp cho các nhà điện ảnh hiểu rõ hơn về một bộ phận đông đảo của khán giả để đáp ứng kịp thời. Sinh viên là những ngườì đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp. Họ có mong muốn làm giàu vốn sống, vốn văn hoá, nghệ thuật và tự hoàn thiện mình. Họ đã tìm ra phương thức hữu hiệu để thoả mãn là điện ảnh. Môn nghệ thuật thứ bảy này từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của họ. Điện ảnh đem lại cho sinh viên những giây phút thoải mái, lý thú, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Điện ảnh còn giúp cho sinh viên nhận biết và hiểu cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không những thế, điện ảnh đã khơi dậy những gì tốt đẹp trong tâm hồn họ, hướng tới chân thiện mỹ, đến một cái đẹp hoàn thiện. Nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Trong thời kì đổi mới, chăm lo đào tạo những trí thức tương lai cho xã hội đã được Đảng và nhà nước quan tâm vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật: “Các ngành văn hoá giáo dục Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh vấn đề giáo dục thẩm mỹ, giáo dục văn hoá, nghệ thuật trong các trường học”. Bên cạnh những thị hiếu lành mạnh, trong sinh viên cũng tồn tại những thị hiếu không lành mạnh. Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên giúp cho các nhà quản lý văn hoá, nhà trường và các ngành liên quan có giải pháp định hướng giáo dục nhằm nâng cao thị hiếu của họ. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Thị hiếu điện ảnh của cơng chúng nói chung và của sinh viên nói riêng ln thay đổi nhất là dưới tác động của hội nhập. Nếu khơng nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng đó sẽ khơng đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội” làm khố luận tốt nghiệp cử nhân Quản lý văn hố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh thì đã có rất nhiều cơng trình, nhiều bài báo như: luận án phó TS của Nguyễn Văn Thủ với đề tài “Nhu cầu điện ảnh của cơng chúng Việt Nam hiện nay”, “Khán giả điện ảnh Việt Nam, nhu cầu và thị hiếu” của Phòng nghiên cứu khán giả điện ảnh – Fafilm Việt Nam, “Về nhu cầu và thị hiếu điện ảnh của cơng chúng” ở An Giang của Hồng Trần Dỗn, “Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh” - Đặng Minh Liên… Nhìn chung các cơng trình này đều đi vào khảo sát trên diện rộng. Còn nghiên cứu thị hiếu điện ảnh của sinh viên lại rất ít, chủ yếu chỉ dưới dạng các bài báo. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội để rút ra những biện pháp nhằm nâng cao thị hiếu cho sinh viên. Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về thị hiếu điện ảnh của sinh viên. Với dự hạn hẹp của thời gian nghiên cứu, người viết chỉ xin nghiên cứu đề tài ở 4 trường đại học tại Hà Nội (2 trường thuộc khối xã hội và hai trường thuộc khối tự nhiên) là: Đại học Văn hố Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 4. Nhiệm vụ của khoá luận - Tìm hiểu thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. - Nêu nguyên nhân thị hiếu điện ảnh của sinh viên - Đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu - Điều tra bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp xử lý số liệu 6. Cấu trúc của khoá luận Ngoài mở đầu, kết thúc, khoá luận gồm các chương: Chương 1: Một số khái niệm cơ bản Chương 2: Thực trạng thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao thị hiếu điện ảnh của sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. THỊ HIẾU Theo ngôn ngữ La Tinh ở phương Tây và ngôn ngữ phương Đông thì thị hiếu chính là Gustus đều chỉ sự ham muốn sự thích thú chung, do giác quan mang lại chứ không chỉ là sự thích thú riêng do giác quan nào đó của con người. Người ta thích ăn món ăn Trung Quốc, thích hút thuốc lá mùi vị Thổ Nhĩ Kỳ, thích ngửi nước hoa Pháp…đều liên quan đến thị hiếu của con người. Do vậy thị hiếu là một khái niệm chỉ sự thích thú của con người khi tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan. Tuy nhiên chung quanh vấn đề thị hiếu có rất nhiều cách phát biểu khác nhau. Nhưng nói chung đều xoay quanh hai ý kiến. Một là, trong khái niệm thị hiếu có chỉ sự thích thú cá nhân hay không hay là sự thích thú của con người nói chung. Hai là, khái niệm thị hiếu có bao chứa kiểu thích thú, kiểu ưa thích không. Tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Thị hiếu là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và tập thể” [10, tr. 177]. Theo tác giả, thị hiếu là sự yêu thích của đa số công chúng chứ không phải của một cá nhân cụ thể. Còn ý kiến thứ hai, tác giả Trần Độ trong cuốn “Thoả mãn nhu cầu văn hoá và nâng cao thị hiếu nghệ thuật” lại bày tỏ rằng: “Thị hiếu là kiểu ưa thích nào đó, kiểu ưa thích này thường bộc lộ ngay lập tức, nó biểu thị toàn bộ khả năng đánh giá, cảm xúc của chủ thể” [6, tr. 21]. Sở dĩ kiểu ưa thích này bộc lộ ngay lập tức vì khả năng đánh giá, xúc động của ta bao giờ cũng thể hiện trước một đối tượng thẩm mỹ và tạo ra một sự ưa thích ngay lập tức theo một kiểu nào đó. Chẳng hạn như khi đứng trước một bức tượng (đối tượng thẩm mỹ) thị hiếu (tức là kiểu ưa thích) của ta lập tức sẽ xuất hiện ngay. Ta sẽ thấy ngay một trạng thái thích thú, khoái cảm hay thờ ơ thậm chí khó chịu… Với định nghĩa này ông đã phủ nhận thị hiếu cá nhân bởi cách lựa chọn, cách 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 ưa thích của mỗi cá nhân khơng thể xác lập thành một kiểu. Kiểu là do nhiều sự vật có thuộc tính giống nhau tạo nên. Do đó nhiều cá nhân cùng thích một tác phẩm nào đó mới có ý nghĩa kiểu ưa thích. Còn nếu mỗi cá nhân có thị hiếu của riêng mình thì chúng ta có thể gọi là sở thích cá nhân mà thơi. Khái niệm thị hiếu trong đời sống cũng như trong khoa học đều bao hàm sự ưa thích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân về một quyển sách hay một bức tranh nào đó. Thị hiếu tuy gắn với tình cảm cá nhân nhưng biểu thị các kiểu ưa thích khác nhau. Bởi vậy, người viết xin lấy một khái niệm rất đơn giản nhưng lại khá bao qt của TS Hồng Trần Dỗn để chúng ta cùng sử dụng trong cuốn khố luận này: “Thị hiếu là biểu hiện sự u thích của cá nhân và xã hội trong một khoảng thời gian nào đó đối với vật chất hay tinh thần. Thị hiếu thay đổi theo sự thay đổi của cá nhân và xã hội trong khoảng thời gian khác nhau” [5, tr. 26] . Thị hiếu được hình thành và phát triển trong q trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Trong cuốn “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học”, B.Ph.Lơmơ đã viết như sau: “Nhưng các đối tượng của nhiều nhu cầu và phương pháp thoả mãn chúng được xã hội tạo nên trong lịch sử phát triển của chúng ở mọi người, cá nhân, cộng đồng đã hồn thành và phát triển thị hiếu và sở thích nhất định” [14, tr.320]. Như thế thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại như một phẩm chất văn hố của chủ thể trong hoạt động thoả mãn nhu cầu. Trong thành phần của thị hiếu có trình độ văn hố, trình độ học vấn truyền thống cùng nhiều yếu tố khác. Thị hiếu trở thành đối tượng nghiên cứu như một khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng cá nhân, xã hội và làm thoả nhu cầu của chủ thể. Thị hiếu được hình thành xuất phát từ sở thích. Sở thích là ý thích riêng của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối ổn định và lâu dài. Những sở thích này cùng với mong muốn thoả mãn nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu được thoả mãn sẽ 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 được củng cố và phát triển sở thích, tạo ra các sở thích mới ở chủ thể. Lúc này sở thích là cơ chế để hình thành nhu cầu. Trong bất cứ hoạt động nào của con người hay xã hội cũng thuộc sự yêu thích khác nhau của cá nhân với đối tượng. Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài, chi phối việc hình thành hoạt động và thoả mãn nhu cầu thì được gọi là thị hiếu. Trong thị hiếu cần phân biệt thị hiếu thấp và thị hiếu cao, thị hiếu không lành mạnh và thị hiếu lành mạnh. Trước hết cần phân biệt thị hiếu thấp (hay thị hiếu kém phát triển) và thị hiếu cao (thị hiếu phát triển). Thị hiếu thấp là loại thị hiếu thô kệch, do chưa được nâng cao trình độ thẩm mỹ, chưa biết phân biệt cái nào là đẹp, cái nào là không đẹp. Vì thế ở những người mà thị hiếu thấp thường thích những cái không đẹp vì tưởng rằng nó đẹp. Những cái ấy đối với người có thị hiếu hơn lại thấy nó lố bịch, cầu kỳ và buồn cười. Thị hiếu thấp là thị hiếu của những người chưa được tiếp xúc với nhiều cái đẹp thực sự vì thế nó thô sơ, kệch cợm. Ngược lại thị hiếu cao (hay thị hiếu phát triển) là thị hiếu của những người có học vấn, có trình độ kiến thức cao, thực sự tiếp xúc nhiều với cái đẹp. Ở những người này, thị hiếu tinh tế hơn, sâu sắc hơn nhất là ở những người được giáo dục thẩm mỹ. Thị hiếu cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ kiến thức, trong đó kiến thức về ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì nếu thưỏng thức nghệ thuật mà không hiểu ngôn ngữ nghệ thuật thì không thể thưởng thức được. Khi nói tới thị hiếu lành mạnh và thị hiếu không lành mạnh lại đề cập tới một vấn đề khác. Thị hiếu không lành mạnh có hai loại ở mức cao là thị hiếu độc hại, ở mức thấp là thị hiếu xấu. Sở dĩ có sự phân biệt như vậy vì có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu độc hại, tức là xuất phát từ âm mưu chính trị độc hại, nó có 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 thể mang sự độc hại đến cho khán giả. Thế nhưng cũng có tác phẩm xuất phát từ thị hiếu xấu nhưng tác hại của nó khó nhận thấy hơn nó bị chen lẫn với những yếu tố nghệ thuật thực sự…nó cũng thuộc về loại không lành mạnh. Loại thị hiếu không lành mạnh (độc hại và xấu) này tác động xấu đến sự phát triển tinh thần và nhân cách của con ngưòi. Còn thị hiếu lành mạnh là loại thị hiếu tốt không chỉ đảm bảo cho nhân cách phát triển toàn diện mà con giúp cho chủ thể hưởng thụ, đánh giá đúng đắn, trọn vẹn các đối tượng thẩm mỹ mà còn tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ cao đẹp. 1.2. THỊ HIẾU ĐIỆN ẢNH 1.2.1. Điện ảnh Theo luật Điện ảnh, năm 2006 quy định: “Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật” [15, tr.8]. Điện ảnh ra đời trên cơ sở những phát minh khoa học kỹ thuật và trong mỗi bước phát triển của nó như đều gắn liền với những tiến bộ, những phương tiện mới của kỹ thuật hiện đại. Chẳng bao nhiêu lâu sau khi ra đời điện ảnh đã có một sự vượt thoát kỳ diệu lên trên một kỹ nghệ thông thường, ra khỏi sự ràng buộc của phương tiện kỹ thuật để tồn tại như một ngành nghệ thuật. Điện ảnh đã tổng hợp được được tinh tuý của các bộ môn nghệ thuật khác như văn học, sân khấu, hội hoạ, âm nhạc…đã gắn kết sức mạnh của các loại hình nghệ thuật đó bằng sức mạnh của các phương tiện. Nhờ đó mà nó có khả năng truyền cảm mạnh mẽ, cuốn hút sự ưa thích của nhiều người. Điện ảnh sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, đó là ngôn ngữ đặc biệt tổng hợp được tạo ra bởi hình ảnh, động tác của máy quay, ánh sáng, phục trang và bối cảnh, âm thanh, dựng phim, thời gian, không gian, lời thoại và những phương pháp bổ sung dẫn truyện…Tính đặc biệt của nó không chỉ thể hiện ở việc nó được tạo ra mà còn ở chỗ người ta cảm nhận nó. M.Martin viết 10 123doc.vn

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:55

Hình ảnh liên quan

Bảng điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) - 40118

ng.

điều tra mục đích đến với điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng điều tra số lần đến xemphi mở rạp 1 tháng (đơn vị %) - 40118

ng.

điều tra số lần đến xemphi mở rạp 1 tháng (đơn vị %) Xem tại trang 24 của tài liệu.
Phim hoạt hình cũng là một thể loại phim truyện, với nhiều yếu tố nghệ thuật và giải trí, nhưng bối cảnh, nhân vật được thể hiện bằng nhiều chất liệu  mang tính hội hoạ (búp bê, cắt giấy…) và gần đây là hoạt hình 3D (three  dimensions animal) - 40118

him.

hoạt hình cũng là một thể loại phim truyện, với nhiều yếu tố nghệ thuật và giải trí, nhưng bối cảnh, nhân vật được thể hiện bằng nhiều chất liệu mang tính hội hoạ (búp bê, cắt giấy…) và gần đây là hoạt hình 3D (three dimensions animal) Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) - 40118

ng.

điều tra về sự lựa chọn các yếu tố trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị:%) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %) - 40118

ng.

điều tra về một số yếu tố nội dung trong tác phẩm điện ảnh của sinh viên (đơn vị: %) Xem tại trang 33 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan