PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA UY-LÍT-XƠ TRONG BUỔI ĐOÀN VIÊN SAU 20 NĂM XA CÁCH Sartre đã từng nói: “Mỗi con người chúng ta vào đời để rồi tô vẽ nên bộ mặt của mình và ngoài bộ mặt ấy ra không còn cái gi khác nữa”. Cũng như một tác phẩm để sống mãi với thời gian phải xây dựng một nhân vật sống động mang đầy đủ tính chất Người; để rồi khi “bước vào đời” họ làm nên những giá trị mĩ học cao cả. Chính nhân vật Uy-lit-xơ trong sử thi Ô-đi-xê đã làm nên “bộ mặt” đẹp nhất đại diện cho con người Hi Lạp như một nhà văn nhận định : “Hô-me-rơ đã xây dựng Uy-lít-xơ thành nhân vật đã kết tinh được phẩm chất cao đẹp nhất mà người Hi Lạp đang khao khát vươn tới”. Tại sao chúng ta lại khẳng định chàng Uy-lít-xơ là một hình tượng đẹp nhất ? Để hiểu rõ xin lấy đoạn trích Uy-lit-xơ trở về để minh chứng . Qua đoạn trích, ta sẽ thấy chân dung một người anh hùng, một con người thông minh tài giỏi, cương nghị. Trong buổi đoàn viên sau hai mươi năm, tâm trạng Uy-lit-xơ vừa hồi hộp vui sướng nhưng lại vừa lo âu khi ngồi đối diện với vợ - Pê-nê-lốp , người phụ nữ thông minh thuỷ chung chờ chồng. Trước đó, Uy-lit-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê- nê-lốp những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp đã tổ chức thi bắn. Dựa vào đó mà hai cha con Uy-lít-xơ tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Hai mươi năm xa cách, giờ đây được đoàn tụ thật hạnh phúc biết bao, chàng mong chờ vòng tay âu yếm của vợ, mong chờ những nụ hôn nồng cháy, những lời hỏi thăm, những giọt nước mắt Chao ôi ! Cái cảm giác lênh đênh xứ người xa lạ, biết bao gian khổ cay đắng, nhìn cảnh nhìn người đều khắc lên một nỗi nhớ- nhớ quê hương, nhớ người thân, mỗi lúc cứ trào lên trong lòng chàng. Nhưng rồi khi đứng trước vợ, chàng phải đối diện với sự lạnh nhạt hững hờ. Uy-lit-xơ không hề nóng vội, không hề hấp tấp, với cái đầu “lạnh”, chàng nén cái cháy bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh tự tin. Chàng giữ thái độ đó chính là niềm tin của chàng vào vợ mình, Uy-lit-xơ tin rằng sẽ có lúc Pê-nê-lốp sẽ nhận ra chàng, nhận ra người chồng đã 20 năm chia xa. Chính niềm tin đã giúp chàng kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi tình cảm của Pê-nê-lốp. Đã có những lúc ngồi dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường chàng phân vân tự hỏi : “người vợ cao quý của mình sẽ nói gì với mình ?”. Nàng sẽ hành động ra sao ? “Chờ đợi là một điều khủng khiếp nhưng không có gì chờ đợi còn khủng khiếp hơn”. Chính khoảng thời gian chờ đợi ấy đã tiếp thêm sức lực và hi vọng trong chàng. Sự kiên nhẫn chờ đợi và sự giục giã của những người thân cận bên chàng. Nhũ mẫu Ơ-ric-lê hết lời khuyên nhủ, khẳng định với Pê-nê-lốp rằng “Chồng con đang ở đây, ngay tại nhà này”. Con trai chàng, Tê-lê-mác thấy thái độ lạnh nhạt của mẹ liền buông lời trách móc gay gắt : “Me ơi! Mẹ thật tàn nhẫn ". Họ càng giục Pê-nê-lốp bao nhiêu thì Uy-lít-xơ càng kiên nhẫn chờ đợi không nản lòng. Vì chàng biết phải có hồi kết thúc và sự thật thì không có gì phải nôn nóng, thế nào cũng sẽ được nhận ra. Kiên nhẫn và chờ đợi là những gì Uy-lít-xơ đã làm, chàng tin tưởng và hy vọng hạnh phúc trọn vẹn sẽ đến với gia đình chàng. Uy-lít-xơ “mỉm cười”. Nụ cười đồng tình, chấp nhận, tin tưởng. Chàng nhẫn nại nghe mọi người đối thoại, thể hiện một phong thái cao quí, rộng lượng. Vậy mà trái tim băng giá kia vẫn lặng thinh. Chàng liền giải thích cho con trai hiểu rõ thái độ đó của mẹ, đồng thời cũng mở ra một cánh cửa mới cho ngôi nhà hạnh phúc. Đó là lời giải thích khôn ngoan : “Mẹ con muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng nhận ra cha, chắc chắn như vậy”. Cũng có lúc chàng giận dỗi, lo âu. Uy-lít-xơ giận sự giá băng, không nhận ra chồng của Pê-nê-lốp là do vẻ ngoài rách mướp bẩn thỉu. Sau khi tắm rửa xong, thay bộ quần áo mới trông Uy-lit-xơ “đẹp như một vị thần”. Khi nghe vợ sai nhũ mẫu mang chiếc giường kiên cố lại, chàng đã giật mình “chột dạ”. Chàng đã giải thích tường tận cho vợ về chiếc giường bí mật ấy, đó là một chiếc giường đặc biệt làm ra từ một gốc cây ô liu, không ai có thể nhấc ra, ngoài những vị thần. Phép thử về chiếc giường bí mật mà Pê-nê-lốp đưa ra Uy-lit-xơ đã giải đáp ngờ vực. Đoạn trích miêu tả cách ứng xử với tình yêu, tình vợ chồng, hạnh phúc gia đình bền vững cần một sự thông minh, tỉnh táo, kiên nhẫn, rộng lượng, hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau. Uy-lit-xơ không chỉ là một anh hùng chiến trận, chàng còn là người anh hùng của trí tuệ trong hành trình tìm lại hạnh phúc riêng tư. Chính câu trả lời của chàng là chìa khoá vàng mở cánh cửa trái tim nàng Pê-nê-lốp xinh đẹp, nàng “bủn rủn cả chân tay”, nàng bèn chạy lại nước mắt chan hoà ôm lấy cổ chồng. Đây chính là những giọt nước mắt hạnh phúc của hai trái tim yêu đương. Uy-lit-xơ cảm thông và trân trọng người vợ đáng thương của mình : “Uy-lit-xơ càng thêm muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao yêu thương, người bạn đời chung thuỷ của mình ”. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về sau hai mươi năm xa cách bởi chiến tranh và lưu lạc khiến cả gia đình chàng vừa mừng vừa tủi. Đây là màn kịch có ý nghĩa tố cáo chiến tranh sâu sắc, nguyên nhân của những cuộc chia li tan nát. Việc Pê-nê-lốp không nhận ra chồng mình là một bản cáo trạng nghiêm khắc đối với cuộc chiến tranh như cuộc chiến thành Tơ-roa. Chỉ qua một đoạn trích ngắn tâm trạng Uy-lit-xơ bộc lộ trên nhiều bình diện khác nhau tạo thành những cung bậc khác nhau cho ta hiểu rõ hơn về một vị anh hùng tài trí, dũng mãnh. Nhưng cái mà chàn cần là quê hương với một người vợ chung thuỷ, biết bảo vệ hạnh phúc và một gia đình hiểu biết lẫn nhau. . PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA UY-LÍT-XƠ TRONG BUỔI ĐOÀN VIÊN SAU 20 NĂM XA CÁCH Sartre đã từng nói: “Mỗi con người chúng ta vào đời để rồi tô vẽ nên bộ mặt của mình và. dung một người anh hùng, một con người thông minh tài giỏi, cương nghị. Trong buổi đoàn viên sau hai mươi năm, tâm trạng Uy-lit-xơ vừa hồi hộp vui sướng nhưng lại vừa lo âu khi ngồi đối diện. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao yêu thương, người bạn đời chung thuỷ của mình ”. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về sau hai mươi năm xa cách bởi chiến tranh và lưu lạc khiến cả gia đình chàng vừa mừng