Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
82 KB
Nội dung
BỘ NỘI VỤ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TIỂU LUẬN MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị công tác: Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ Lớp: Bồi dưỡng QLNN ngạch Chuyên viên Hà Nội, tháng 6/2010 MỞ ĐẦU Chúng ta đều biết rằng Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này mở ra muôn vàn cơ hội, nhưng cũng muôn vàn thử thách. Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế chứa đựng trong nó các tồn tại vốn có của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đồng thời nền kinh tế đó chịu sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường bao gồm cả các ưu thế của nền kinh tế thị trường cũng như các hạn chế của nó. Với đặc điểm nền kinh tế như vậy, để có thể hội tụ đủ các điều kiện tồn tại và đứng vững trong sân chơi WTO rõ ràng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách nền hành chính Nhà nước… Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản một mặt trận nóng bỏng mà cả xã hội đều quan tâm. Để công tác đầu tư xây dựng thực sự hiệu quả đem lại các mục tiêu kinh tế - xã hội, việc cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng thường được các bộ, ngành… quan tâm và coi là mục tiêu trọng tâm. Trong phạm vi bài viết này, với các kiến thức đã được trang bị trong khóa học về quản lý hành chính Nhà nước, người viết xin đưa ra một số suy nghĩ về việc cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng. Hiểu biết còn hạn chế, tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. A. CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI Câu chuyện xảy ra tại Thành phố Y thuộc miền Trung nước ta. Nơi đây đang thực hiện một chủ trương lớn đã được Đảng bộ thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và toàn thể nhân dân đồng tâm nhất trí đó là xây dựng Y thành một thành phố lớn của cả nước trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng biệt của mình đó là ngành du lịch – ngành công nghiệp không khối. 2. DIỄN BIẾN CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG Thực hiện chủ trương trên, để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, lãnh đạo thành phố xác định trước mắt cần tập trung cải tạo cơ sở hạ tầng thành phố. Năm 2004, Ủy ban nhân dân thành phố X đã đệ trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư dự án thoát nước và vệ sinh nhằm mục tiêu thể hiện nét văn minh của một đô thị đang phát triển. Đây là dự án nhóm A với tổng mức đầu tư lên đến 300 triệu USD (tương đương 4.500 triệu đồng). Dự án bao gồm 4 tiểu dự án trong đó có tiểu dự án “Xây dựng 20 nhà vệ sinh công cộng” có thể độc lập vận hành khai thác, có số vốn 2,345 tỷ đồng nên được Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư dự án. Ủy ban nhân dân thành phố đã giao cho Công ty xây dựng và Phát triển nhà D là chủ đầu tư thực hiện dự án. Chủ đầu tư đã triển khai thực hiện dự án như sau: Để thực hiện dự án, chủ đầu tư đã thành lập Ban Quản lý dự án “Xây dựng 20 nhà vệ sinh công cộng”. Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư gồm: 1. Xác định địa điểm, lập quy hoạch tổng mặt bằng… để lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Tháng 4/2004, Ban quản lý dự án sau khi khảo sát điều tra tình hình nhu cầu các vị trí cần có nhà vệ sinh công cộng, đã xác định địa điểm xây dựng dự án và lập báo cáo xin ý kiến chấp thuận của Viện Quy hoạch, phường, quận, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố. Tháng 8/2004, Ban quản lý dự án nhận được ý kiến chấp thuận của các cơ quan nói trên. Lập quy hoạch tổng mặt bằng: Sau khi đã xác định địa điểm, Ban quản lý dự án thuê Công ty Tư vấn SGS lập quy hoạch tổng mặt bằng để lập thiết kết sơ bộ, lập dự toán của dự án. Tháng 8/2004, Công tư Tư vấn hoàn thành quy hoạch tổng mặt bằng. Chủ đầu tư trình quy hoạch tổng mặt bằng cho các cơ quan: Viện Quy hoạch, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố xin chấp thuận và được thông qua vào tháng 11/2004. 2. Sau khi có tổng mặt bằng, Công ty Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và tháng 2/2005 Chủ đầu tư (Công ty xây dựng và phát triển nhà D) trình cấp thẩm quyền phê duyệt và được cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư số 1234/QĐ-ĐT ngày 12/4/2005 với các nội dung cơ bản sau: - Chủ đầu tư: Công ty Xây dựng và Phát triển nhà D - Mục tiêu dự án: Cải thiện môi trường vệ sinh của thành phố, thể hiện nét văn minh của một đô thị đang phát triển. Tổng số vốn đầu tư: 2,345 triệu đồng Nguồn vốn từ: Vốn vay Ngân hàng. Thời gian thực hiện: 12 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt. Bước 2: Triển khai thực hiện dự án 1. Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư xin lập hồ sơ xin thành phố giao đất để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Trung tâm địa chính, phường, chủ đầu tư, chủ sử dụng đất, Sở Tài nguyên – Môi trường và Ủy ban nhân dân thành phố đã ký quyết định giao đất số 1345/UB-GĐ ngày 12 tháng 6 năm 2005 giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án. B. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. MỤC TIÊU CẦN GIẢI QUYẾT Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc thu lợi ích kinh tế - xã hội. Đặc điểm của đầu tư là nó xảy ra trong thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên đến 50, 70 năm hoặc lâu hơn nữa. Để triển khai hoạt động đầu tư, nhà đầu tư phát lập dự án đầu tư trong đó xác định nguồn tài nguyên nhân lực, vật tư, đất đai, tiền vốn, ngoại tệ, hoạch định lựa chọn các giải pháp kỹ thuật – công nghệ, tổ chức quản lý, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các yếu tố đầu vào và các dự báo về giá bán sản phẩm và dịch vụ của dự án. Chính vì vậy, bản thân dự án đầu tư chứa đứng nhiều yếu tố rủi ro do chất lượng của công tác khảo sát thị trường, công tác dự báo, sự biến động giá cả, tỷ giá ngoại tệ… Việc triển khai dự án có sự tham gia của nhiều cá nhân, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là vốn có nguồn từ ngân sách nhà nước, vốn vay quỹ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước thì việc triển khai dự án càng trở lên phức tạp. Nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến các hiện tượng thất thoát vốn, không đảm bảo chất lượng công trình, sai quy hoạch, kết quả là không đạt được mục tiêu đầu tư đề ra. Nhưng nếu quản lý quá cứng nhắc, thủ tục rườm rà nhiêu khê thì sẽ mất nhiều thời gian cũng sẽ gây tốt kém và thậm chí có nhiều trường hợp mất cơ hội đầu tư, dự án đổ vỡ không thu hồi được vốn. Chính vì vậy việc quản lý đầu tư xây dựng sao cho thật hiệu quả là thách thức của mỗi chúng ta. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chúng ta đều biết rằng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vấn đề xây dựng nhà nước ta theo mục tiêu trên đã được Đảng và Nhà nước quan tâm rất sớm. Ngay từ khi mới ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ phải phấn đấu trở thành công bộc của nhân dân. Tư tưởng đó của Bác về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn giữ nguyên cho đến ngày hôm nay. Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế ở nước ta và tạo tiền đề cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng trong nền kinh tế tập trung, quan liên bao cấp. Trong khi đó hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý hành chính về kinh tế đã có nhiều bất cập đã cản trở công cuộc đổi mới kinh tế. Vì vậy, cải cách nền hành chính nhà nước đã trở thành cần thiết. Cải cách hành chính là một phần của cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm làm cho nhà nước quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau. Cải cách nền hành chính nhà nước được đề cập liên quan đến tất cả các yếu tố của nền hành chính nhà nước theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Những nội dung này cũng được các Hội nghị Trung ương, các nghị quyết, quyết định của Quốc hội và Chính phủ làm căn cứ để triển khai cụ thể. Ba nội dung chủ yếu được đề cập là; cải cách thể chế nền hành chính, chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm trong sạch một bước bộ máy hành chính nhà nước. Cải cách một bước thủ tục hành chính được xác định như một khâu đột phá của công cuộc cải cách. Nội dung cơ bản của cải cách thủ tục hành chính đã được chi tiết trong Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, dễ hiểu trên 7 lĩnh vực: - Nhà đất - Đăng ký sản xuất kinh doanh - Xuất nhập khẩu - Xuất nhập cảnh - Đầu tư trực tiếp - Thuế - Trật tự giao thông Như vậy, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư là một trong những nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính ở nước ta. Một số quy chế liên quan Từ năm 1999 đến năm 2003, Chính phủ đã ban hành: Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000. Trong đó quy định: Mục đích yêu cầu của quản lý đầu tư và xây dựng Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí. Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình. Nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư, thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật. Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng quy định đối với từng loại vốn. Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái. Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng. Trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm ba giai đoạn: - Chuẩn bị đầu tư - Thực hiện đầu tư - Kết thúc xây dựng dự án vào khai thác sử dụng. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc gối đầu, xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án hoặc do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định. Nội dung các công việc chuẩn bị đầu tư gồm có: nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư, khảo sát điều tra thị trường để xác định nhu cầu sản phẩm, tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị cho sản xuất, tiến hành điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm, lập dự án đầu tư, gửi hồ sơ dự án đầu tư và văn bản trình đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định, Nội dung công việc giai đoạn thực hiện đầu tư gồm có: xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị mặt bằng xây dựng, mua sắm thiết bị và công nghệ, thực hiện việc khảo sát và thiết kết, thẩm định phê duyệt thiết kết và tổng dự toán, dự toán công trình, tiến hành thi công xây lắp, kiểm tra và thực hiện các hợp đồng, quản lý kỹ thuật chất lượng công trình xây dựng, vận hành thử, nghiệm thu công trình. Nội dung giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án khai thác sử dụng: nghiệm thu, ban giao công trình, vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng, bảo hành công trình, quyết toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán. C. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư 20 nhà vệ sinh công cộng phù hợp với chủ trương của thành phố Y, nằm trong kế hoạch và quy hoạch đầu tư xây dựng của thành phố Y giai đoạn 2002-2006, đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư (điều 11,12,13 Nghị định 52/1999 về quản lý đầu tư xây dựng. Các bước triển khai dự án. Chủ đầu tư đã triển khai thực hiện dự án theo đúng trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản: chuẩn bị đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung của từng giai đoạn trên đã được thực hiện đúng trình tự, đủ nội dung, đúng thẩm quyền: bước chuẩn bị đầu tư được thực hiện đầy đủ; sau khi có quyết định đầu tư mới triển khai các bước tiếp theo: giao đất, đều bù giải phóng mặt bằng, lập thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, xây dựng…. Các bước thực hiện đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện (hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư triển khai xây dựng khi chưa có quyết định đầu tư hoặc có quyết định đầu tư nhưng lại chưa có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán … của cấp có thẩm quyền). Một số tồn tại, bất cập Dự án được thực hiện trong thời gian quá dài sau 16 tháng dự án mới hoàn thành nằm trên tổng số 20 nhà vệ sinh công cộng. Để hoàn thành việc xây dựng công tình nhà vệ sinh công cộng đã cần tới tổng cộng 24 con dấu: Xác định địa điểm: 6 con dấu (gồm Viện Quy hoạch xây dựng, Ban Quản lý dự án, phường, quận, Sở Xây dựng, UBND); Quy hoạch tổng mặt bằng: 4 con dấu (gồm Viện Quy hoạch, Ban Quản lý, Sở xây dựng, UBND thành phố); Giao đất: 6 con dấu (gồm Trung tâm địa chính, phường, chủ sử dụng đất, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, UBND thành phố); . 52/1999/NĐ-CP ngày 8/ 7/1999. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/ 7/1999. Nghị. ty Tư vấn SGS lập quy hoạch tổng mặt bằng để lập thiết kết sơ bộ, lập dự toán của dự án. Tháng 8/ 2004, Công tư Tư vấn hoàn thành quy hoạch tổng mặt bằng. Chủ đầu tư trình quy hoạch tổng mặt. cải cách. Nội dung cơ bản của cải cách thủ tục hành chính đã được chi tiết trong Nghị quyết số 38/ CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính theo hướng