1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ppsx

7 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40CN) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên. Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN). Sử nước ta viết: '' Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng , cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu " Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sựn ghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40 CN đánh đuổi Tô Định, năm 42 CN chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, vào huyền thoại, đi vào tâm linh và tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam. Những nơi Hai Bà đã đi qua, những đồn lũy và chiến trận do Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh lập nên cũng theo đó mà trở nên nơi đền miếu thiêng liêng thờ cúng khói hương không dứt. Nay là các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Vĩnh Phúc. Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng- họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ. Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (14.CN) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai) Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32. CN). Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán. Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa ấy chia ra các giai đoạn như sau: I- THỜI KỲ TRƯỚC NGÀY TUYÊN BỐ KHỞI NGHĨA: Sau khi ông Thi Sách bị giết, bà Trắc quyết chí phục thù trả oán. Bà tiến hành tổ chức chứa tích lương thực, vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hướng, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông. Lúc đó thuộc địa bàn Sơn Tây cũ có: Liên Chiểu được một người Phù Sa được một người (sau đổi 1à Phần Sa, rồi Các Sa- xã Trung Kiên huyện Vĩnh Tường) Huyện Bạch Hạc có: - Xã Văn Trưng được 1 người (nay là thôn Văn Trưng xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường) - Xã Đại Tự được 1 người (nay thuộc huyện Yên Lạc). - Xã Cẩm Viên được 1 người (nay là thôn thuộc xã Đại Tự) - Xã Phủ Yên được l người (nay là thôn thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường) Huyện Yên Lạc có: - Xã Bình Lỗ được l người (có lẽ 1à Tề Lỗ huyện Yên Lạc) - Xã Mạnh Lân được một người (sau là Kim Lân xã Hồng Châu) - Xã Thọ Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh) - Xã Yên Lão được một người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh) - Xã Vân Canh được 1 người (nay thuộc vào thị trấn huyện Bình Xuyên) Huyện Lập Thạch có: - Xã Vân Nhưng được 3 người (nay thuộc xã Tân Lập) - Xã Ân Hộ được 3 người (tục danh làng Họ, nay thuộc xã Tham Sơn) - Xã Vụ Cầu được 1 người (tục danh làng Cầu, nay thuộc xã Tam Sơn) Tỉnh Hà Tây có 3 huyện có người ứng nghĩa: Huyện Tiên Phong có: - Xã Kim Bí được 1 người - Xã Tân Hoa được 1 người Huyện Yên Sơn có: - Xã Bối Khê được 1 người - Xã Hữu Quang được 1 người Huyện Thạch Thất có: - Xã Tuy Lộc được l người Để đảm nhận công việc trọng đại ấy, bà Nhị được chị gái cất nhắc làm chức ''Bình khôi'' sau khởi nghĩa phong làm ''Bình khôi công chúa''- tức là vị công chúa đứng đầu thu phục thiên hạ). Rồi gửi tờ hịch chiêu dụ mọi người trong toàn quận Giao Chỉ, bởi vậy các nướng, nữ quân chiếm đa phần trong tổng số lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa. Nhiều thư tịch đời sau chép về khí thế ra quân của những ngày ấy mà sự tích hầu hết đã trở thành huyền thoại: ''Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân; Nữ tướng soái binh thần linh phát động''. Nghĩa là: Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người; Nữ tướng soái binh như có thần thiêng thúc giục. Bởi vậy, chỉ 15 ngày sau tướng sĩ mọi miền đã tìm đến tụ nghĩa. Đồng thời bà Trắc đã đến nhiều địa phương vận động khởi nghĩa. Nơi ấy ngày nay đều có di tích thờ cúng ghi nhận. Bà cũng đã vận động lên miền thượng lưu sông Đáy, giáp gianh giữa 2 huyện Tam Dương - Lập Thạch ngày nay tập hợp lực lượng. Nơi bà hội quân với các bà Quý Lan (An Bình phu nhân) và Ngọc Kinh công chúa là di tích ''Bãi Hội'' ở làng Đông Định, xã Thái Hoà, Lập Thạch. Nơi ấy nay có đền thờ Bà tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn ở các xã Liễn Sơn, Thái Hoà, Liên Hoà, Hợp Lý huyện Lập Thạch và các xã Hoàng Hoa, Đồng Tình, An Hoà huyện Tam Dương. Các di tích trong khu vực sông Đáy. 1- Xã Liên Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 1 di tích 2- Xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 2 di tích 3- Xã Thái Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 3 di tích 4- Xã Bồ Lý huyện Lập Thạch (Vực Truông): 1 di tích 5- Xã Hợp Lý huyện Lập Thạch (bờ trái sông): 1 di tích 6- Xã An Hoà huyện Tam Dương (bờ trái sông): 3 di tích 7- Xã Đồng ranh huyện Tam Dương (bờ trái sông): 6 di tích 8- Xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương (bờ trái sông): 2 di tích Cộng xã: 19 di tích Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ. . CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40CN) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của. nguyên. Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà. Đó là cuộc. quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa ấy chia ra các giai đoạn như sau: I- THỜI KỲ TRƯỚC NGÀY TUYÊN BỐ KHỞI NGHĨA: Sau khi ông Thi Sách bị giết, bà Trắc quyết

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

Xem thêm: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w