Tìm hiểu Danh tướng Đặng Tiến Đông_1 ppsx

7 133 0
Tìm hiểu Danh tướng Đặng Tiến Đông_1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu Danh tướng Đặng Tiến Đông Đặng Tiến Đông (1738-?) làm quan thời Lê -Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế và sự nghiệp của ông hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học Việt Nam. I. Gia tộc: Theo bộ Đặng gia phổ hệ toàn chính thực lục [1] gồm 6 quyển do chính Đặng Tiến Đông biên soạn vào đời Tây Sơn (1792) và Ngô Thì Nhậm đề tựa, thì khi xưa, họ Đặng vốn họ Trần, tương truyền thuộc dòng dõi Trần Hưng Đạo. Về việc đổi họ, hiện có hai ý kiến: * Ý kiến thứ nhất cho rằng, vào đầu đời Lê, một người con của họ Trần là Trần Văn Huy đỗ tiến sĩ, lấy tự là Đặng Hiên, từ đó, con cháu lấy tự của cha làm họ. * Ý kiến thứ hai cho rằng, vào năm Tân Mùi (1511) thời vua Lê Tương Dực, một người con của họ là Trần Tuấn khởi binh chống nhà Lê. Cuộc khởi nghĩa thất bại, để tránh bị truy sát, con cháu họ Trần kéo về làng Lương Xá lập nghiệp và đổi sang họ Đặng. Đến đời thứ 5 của họ Đặng là Đặng Huấn (có tài liệu chép là Đặng Đình Huấn), ban đầu ông giữ tước quan binh Khổng lý bá nhà Mạc. Năm 1549, ông cùng với Lê Bá Ly quy thuận nhà Lê. Sau nhờ có công giúp nhà Lê trung hưng nên được phong tới chức Thái úy, tước Nghĩa Quốc công rồi Hữu Trạch công. Con gái ông lại lấy chúa Trịnh Tùng sinh ra chúa Trịnh Tráng nên từ đó, họ Đặng trở thành một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan lớn trong suốt thời Lê-Trịnh. Nhận xét về họ Đặng, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: (Họ này) hơn hai trăm năm vinh hoa rực rỡ, hơn cả các họ công thần. Tục ngữ có câu: "Đánh giặc họ Hàm, làm quan họ Đặng". [2]. Ở vùng Chương Mỹ còn có đôi câu hát nhắc đến dòng họ Đặng như sau: Giàu thì Quảng Bị, Bối Khê, Làm quan Lương Xá, ngoại đê Đại Từ. Hay: Bao giờ chợ Chúc hết người, Sông Ninh hết nước, Đặng này hết quan. II. Thân thế & sự nghiệp: Đặng Tiến Đông hay Đặng Tiến Giản [3] sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (18 tháng 6 năm 1738), tại xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay đã sáp nhập vào Hà Nội). Ông thuộc chi trưởng dòng họ Đặng, gốc ở làng Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ), là con trai thứ tám của Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm (1679-1749) [4] và bà vợ lẽ thứ năm là Phạm Thị Yến. Ông là con trai thứ 8 trong gia đình. Các anh ông là Đặng Đình Trí, Đặng Đình Thiệu, Đặng Đình Cầu, Đặng Đình Tự, Đặng Đình Giám, Đặng Đình Tú và Đặng Đình Hữu đều được phong tước bá, tước hầu. Năm 1749, lên 9 tuổi, Đặng Tiến Đông bắt đầu theo học thầy Doãn Xá tại chùa Thủy Lâm (còn có tên là chùa Lương Xá tại xã Lam Điền, Chương Mỹ). Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời. 2.1 Làm quan thời Lê-Trịnh: Năm 1763, Đặng Tiến Đông thi võ đỗ Tạo sĩ và ra làm quan. Năm 1782, con trưởng chúa Trịnh Sâm là Trịnh Khải dựa vào quân Tam Phủ giành lại ngôi chúa từ tay em là Trịnh Cán (con của Tuyên phi Đặng Thị Huệ). Sau khi giết Phụ chính Hoàng Đình Bảo và bắt Tuyên phi, quân Tam Phủ lùng bắt các quan họ Đặng và họ Hoàng. Anh ông Đông là Đặng Đình Thiệu cùng 30 người họ Đặng Khác hộ tống Tuyên phi bỏ trốn, bị Trịnh Khải bắt được và đem xử chém tại xã Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Đặng Tiến Đông phải bỏ quan đi trốn để tránh sự truy quét của chúa Trịnh Khải. Những năm cuối đời chúa Trịnh (1784) ở Đàng Ngoài triều đình Lê-Trịnh đổ nát; trong khi đó ở Đàng Trong, Trương Phúc Loan chuyên quyền, phong trào Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng chỉ huy nổi lên tiêu diệt chúa Nguyễn. 2.2 Đầu quân Tây Sơn: Đến giữa năm 1786, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn tiến ra Bắc Hà, thì giữa năm sau (1787), năm 48 tuổi, Đặng Tiến Đông đã lặn lội vào tận Quảng Nam, tìm đến quân doanh xin yết kiến Nguyễn Huệ. Từ đây, thân thế và sự nghiệp của ông bắt đầu gây nên một cuộc tranh cãi cho giới sử học sau này. Căn cứ Tông đức thế tự bi (do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc) dựng trước chùa Thủy Lâm, thôn Lương Xá vào năm 1797, thì ông "được đón tiếp và đãi ngộ riêng, rồi được tin yêu ban cho ấn kiếm, giao cho thống lĩnh việc quân." Cuối năm 1788, vua Càn Long (nhà Thanh, Trung Quốc), thuận theo lời cầu xin của vua Lê Chiêu Thống, bèn sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống vị vua trẻ này về lại Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của các văn thần Ngô Thì Nhậm, đã chủ động rút quân về lập phòng tuyến ở Tam Điệp-Biện Sơn cố thủ chờ lệnh. Lúc bấy Đô đốc Đặng Tiến Đông đang làm Trấn thủ xứ Thanh Hoa, ngày đêm lo hỗ trợ việc quân vì phòng tuyến trên vốn thuộc địa phận và hải phận do mình cai quản. 2.3 Đánh hạ đồn Khương Thượng: Theo lời kể của GS. Phan Huy Lê, thì ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, nhà vua chia quân ra làm 5 đạo, giao cho Đô đốc Long chỉ huy một đạo gồm quân voi và quân kỵ mã. Bắt đầu từ Tam Điệp, Đô đốc Đông cho quân đi theo con đường thượng đạo qua Phố Cát, ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình), xuyên qua Chương Đức (tức Chương Mỹ, quê hương ông), đến làng Nhân Mục rồi rẽ ngang sang Khương Thượng diệt quân Thanh do Sầm Nghi Đống chỉ huy đang đóng tại khu chùa Bộc cạnh Đống Đa (nay là khu phố Đống Đa, thành phố Hà Nội). Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, bắt đầu lúc canh tư ngày mồng Năm Tết Kỷ Dậu và lúc trời chưa sáng thì đánh hạ được đồn, làm cho viên tướng Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn ngay tại đài chỉ huy ở Loa Sơn (thuộc khu vực chùa Bộc). Ngay sau đó, Đô đốc Đông dẫn quân diệt luôn đồn Nam Đồng, rồi tiến nhanh về phía cửa Tây thành Thăng Long. Ở cung Tây Long, Tôn Sĩ Nghị nghe tiếng súng nổ ầm ầm và thấy khói lửa rực trời, vội vàng lên ngựa lẻn qua cầu phao bắt ngang sông Hồng, nhắm hướng Bắc mà chạy. Văn thần Phan Huy Ích trong Tông đức thế tự bi đã mô tả lại hình ảnh oai hùng của Đô đốc Đông lúc ấy như sau: Ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm. Trưa ngày hôm đó, vua Quang Trung cùng với đại quân tiến vào kinh thành giữa sự đón chào của Đô Đốc Đông và sự hoan nghênh của nhân dân. Bài văn bia trên còn ghi rõ sự ban thưởng của nhà vua đối với ông: Vũ Hoàng Đế vào Thăng Long, tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn, phàm các khoản binh phân, hộ phân, sưu sai đều cho miễn trừ. Danh sĩ Ngô Ngọc Du, người chứng kiến trận đại thắng trên, đã thuật lại bằng hai bài thơ, đó là bài "Long thành quang phục kỷ thực" (Ghi lại sự thật việc khôi phục thành Thăng Long). Trích phần dịch nghĩa: Bọn giặc vì cớ gì mà điên cuồng đến đây? Quân của nhà vua phẫn nộ nêu cao uy vũ. Rồi thần tốc xông thẳng tới, Như từ trên trời giáng xuống, không ai kháng cự nổi. Một trận "rồng lửa"[5]làm cho giặc tan tành, Chúng bỏ thành cướp đò tìm cách chạy trốn Và bài "Loa Sơn điếu cổ" (trích phần dịch nghĩa): Thanh Nam xác giặc mười hai đống, Ngời sáng anh hùng đại võ công. . Tìm hiểu Danh tướng Đặng Tiến Đông Đặng Tiến Đông (17 38-?) làm quan thời Lê -Trịnh, sau đầu quân Tây Sơn và trở thành danh tướng của lực lượng này. Thân thế. Năm 17 49, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 17 59, mẹ ông cũng qua đời. 2 .1 Làm quan thời Lê-Trịnh: Năm 17 63, Đặng Tiến Đông thi võ đỗ Tạo sĩ và ra làm quan. Năm 17 82,. ông là Đặng Đình Trí, Đặng Đình Thiệu, Đặng Đình Cầu, Đặng Đình Tự, Đặng Đình Giám, Đặng Đình Tú và Đặng Đình Hữu đều được phong tước bá, tước hầu. Năm 17 49, lên 9 tuổi, Đặng Tiến Đông bắt

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan