CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Chính vì phải đương đầu với một dân tộc có tinh thần đoàn kết như thế nên quân Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta, lần sau lớn hơn lần trước, nhưng cả ba lần đều bị thất bại, lần sau thất bại thảm hại hơn lần trước. Ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên vì thế mà bị đập tan. Nghệ thuật quân sự, tài thần lược của quân dân Đại Việt thế kỷ XIII cũng là một trong những nhân tố tạo nên chiến thắng Bạch Đằng. Đánh thắng một đạo quân hung bạo, thiện chiến như quân Mông - Nguyên, quân dân thời Trần phải có "mưu cao mẹo giỏi" (Trường Chinh, Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1964, tr. 3). Tư tưởng tiến công là tư tưởng chiến lược chủ đạo của Trần Quốc Tuấn và các nhà lãnh đạo kháng chiến chống Mông - Nguyên ở thời Trần. Cả ba cuộc kháng chiến, quân dân ta đều chủ động thực hiện tạm thời rút lui chiến lược, bỏ cả kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời liên tục tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch, làm cho chúng bị động, mệt mỏi, suy yếu cả về tinh thần lẫn vật chất, rồi cuối cùng mở cuộc phản công chiến lược đánh bại chúng hoàn toàn. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba này, quân dân ta đã triệt phá được toàn bộ nguồn tiếp tế lương thực của chúng ngay từ đầu đẩy chúng vào thế vô cùng khó khăn, lúng túng và chỉ sau ba tháng, đã phải bị động rút chạy khỏi đất nước ta, như Trương Hán Siêu nói: Duy thử giang chi đại tiệp Do đại vương chi tặc nhàn. Dịch: Kia sông này mà đại thắng, Bởi Đại vương coi thế giặc nhàn. Song, thực tế lịch sứ của hai cuộc kháng chiến trước đã chứng minh: bị thua thảm hại, tướng chết, quân tàn, phải chạy về nước, nhưng quân Mông - Nguyên vẫn quay trở lại nước ta, âm mưu xâm lược của chúng vẫn ngoan cố, dai dẳng. Vì Mông - Nguyên là một đế quốc lớn, tiềm lực kinh tế và quân sự rất mạnh, ý đồ mở rộng phạm vi thống trị rất xảo quyệt. Chưa bị nếm những đòn thật đau và thật hiểm thì chúng còn chưa chịu từ bỏ tham vọng quay trở lại xâm lược nước ta. Bởi vậy, Trần Quốc Tuấn và bộ tham mưu của cuộc kháng chiến đã nắm đúng thời cơ, lúc địch mệt mỏi buộc phải rút chạy, để tập trung sức lực đánh một đòn tiêu diệt toàn bộ đạo thủy quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Rõ ràng, chiến thắng Bạch Đằng cũng như tác động của nó đối với chính sách sau này của nhà Nguyên quả là một thành công tiêu biểu của tư tưởng chiến lược tiến công của Trần Quốc Tuấn. Để thực hiện đòn tiêu diệt quyết định nói trên, việc chọn đạo thuỷ quân của địch làm đối tượng tiến công chủ yếu và trước hết, là một quyết tâm rất chính xác. Vì, nếu so với đạo quân bộ của Thoát Hoan thì đạo quân thủy rõ ràng ít hơn hẳn về số lượng, không giỏi chiến đấu bằng, lại bị thua nhiều trận, sức đã mòn mà chí cũng nhụt. Còn quân ta thì lại có truyền thống thủy chiến, đã từng danh thắng thủy quân Mông - Nguyên nhiều trận, khí thế lên cao, lại được sự hiệp đồng chặt chẽ, giúp đỡ hết lòng của dân binh và nhân dân địa phương, vốn rất thông thạo địa hình sông nước. Như vậy chính là ta đã biết nhằm đúng chỗ yếu nhất của địch để tập trung sức tiến công, đã biết đem cái sở trường của mình để đánh vào cái sở đoản của địch, cho nên đã đánh là phải thắng. Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm điểm quyết chiến, là một khu vực hiểm yếu có đủ những điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí một trận mai phục trên sông với quy mô lớn. Nhưng, muốn triệt để tận dụng được những điều kiện thuận lợi của điểm quyết chiến lý tưởng nói trên, tất phải có nghệ thuật tác chiến rất cao. Tài năng tuyệt diệu của Trần Quốc Tuấn và bộ tham mưu của cuộc kháng chiến lúc đó là đã hoàn toàn cô lập được đạo quân thủy của Ô Mã Nhi với đạo quân bộ, rồi dần dần điều động từng bước lọt vào đúng điểm huyệt chiến và đúng thời gian quyết chiến đã xác định (từ sáng đến trưa ngày 9, lúc nước triều rút mạnh). Những trận đánh của vua Trần ở vùng Hiệp Môn kìm chân giặc, trận Trúc Động bảo đảm được bí mật cho lực lượng chính của ta ở vùng Tràng Kênh và buộc Ô Mã Nhi phải đi theo sông Đá Bạc để ra sông Bạch Đằng. Mũi đột kích của Nguyễn Khoái chặn đứng địch ở quãng trước ghềnh Cốc phối hợp vơi các mũi bên sườn và phía sau đánh dồn địch vào các cửa sông nhỏ bên tả ngạn, đúng chỗ bố trí các trận địa cọc hiểm hóc, đòn hỏa công thiêu cháy cả đống thuyền địch khi chúng bị vướng cọc - tóm lại, toàn bộ các trận đánh, các mũi tiến công đều phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, ăn khớp với nhau và tạo thời cơ thuận lợi cho nhau. Bởi vậy, đạo quân thủy của địch dù đông tới hơn 6 vạn tên, dù đã đề phòng cẩn thận, cũng vẫn gặp nhiều bất ngờ lúng túng buộc phải bị động đối phó từ đầu đến cuối và đi đến chỗ bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong điều kiện các phương tiện thông tin liên lạc còn rất thô sơ thời bấy giờ, điều đó chứng tỏ rằng các tướng lĩnh của ta đã có một trình độ tổ chức, kế hoạch rất cao và một ý thức chấp hành kế hoạch hết sức nghiêm chỉnh. Thắng lợi của trận Bạch Đằng còn là kết quả của sự phối hợp tác chiến rất có hiệu lực giữa quân thủy và quân bộ, giữa quân chính quy với các đội dân binh. Các lực lượng tham chiến đã hiệp đồng chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đã sử dụng được nhiều lối đánh truyền thống một cách rất sáng tạo từ chiến thuật tiến công địch trên sông và trên bộ, nghi binh kiềm chế, giữ vững điểm cao cho đến chiến thuật hỏa công , hình thức chiến thuật nào cũng đều phát huy được tác dụng lợi hại của nó. Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn, "Vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta” (Lê Duẩn, Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1968, tr. 18) và các tướng lĩnh, kết hợp với sức chiến đấu mạnh mẽ của toàn quân, toàn dân ta ở thời Trần đã tạo nên chiến thắng Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là sự thể hiện tập trung những sáng tạo về nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn và quân dân thời Trần: "biết phát huy cao độ cố gắng chủ quan, tận dụng mọi điều kiện khách quan thuận lợi, biết tạo ra và lợi dụng chỗ yếu và sai lầm của địch, sáng tạo ra cách đánh hay, có sự chỉ đạo chiến lược sắc bén, biết nhằm phương hướng mục tiêu đúng, chọn thời cơ có lợi đánh những đòn đau hiểm giành thắng lợi về quân sự” (Võ Nguyên Giáp, Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân ở nước ta, Nhà xuất bản Quân dội nhân dân, Hà Nội 1973, tr. 79-80). Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là một trong những thành công rực rỡ của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện "dùng đoản binh đánh trường trận", phát huy sức mạnh tổng hợp của một nước đất không rộng, người không đông, đánh thắng oanh liệt lực lượng xâm lăng của một đế quốc cường thịnh và tàn bạo bậc nhất trên thế giới lúc đó. . và các tướng lĩnh, kết hợp với sức chiến đấu mạnh mẽ của toàn quân, toàn dân ta ở thời Trần đã tạo nên chiến thắng Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là sự thể hiện tập trung những. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Chính vì phải đương đầu với một dân tộc có tinh thần đoàn kết. của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân ở nước ta, Nhà xuất bản Quân dội nhân dân, Hà Nội 197 3, tr. 79- 80). Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là một trong những thành công