1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình - Tâm lý học y học - chương 1 pps

6 494 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 190,96 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC Mục tiêu học tập 1. Trình bày được khái niệm cơ bản của tâm lý. 2. Trình bày được bản chất của các hiện tượng tâm lý . 3. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý học I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ 1 Bản chất của hiện tượng tâm lý Trong đời sống hàng ngày chữ “tâm lý” dùng ở đây mới có thể mới được hiểu theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư sử của con nguời. Để hiểu chính xác và khoa học tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lý nẩy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật nào…, loài người đã phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm; đã phải chứng kiến biét bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hương khác nhau. Tóm lại tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. 1.1 Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm lý là bản chất siêu hình đặc biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theo nhà triết học duy tâm cổ đại Hy lạp là Platon (427-347 trước công nguyên ), linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con người sống được là nhờ linh hồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống, linh hồn là nguyên nhân sinh ra quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm lý vốn có của con người. Các nhà duy tâm khách quan, như G. Berkeley ( 1685 – 1753) cho rằng, thế giới ý niệm ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất. Còn các nhà duy tâm chủ quan cho rằng, vốn dĩ có thế giới vật chất, những vật chất cụ thể là do cảm giác của con người mà có. Thuyết linh hồn của Platon ở phương tây, thuyết tâm của đạo khổng phương đông đều tuyệt đối hóa thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý khỏi vật chất. Nh ững người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Decarte ( 1596 - 1650), đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt độngcủa cơ bắp đơn giản của động vật, của con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có ý thức của con người và là do linh hồn điều khiển. Theo J.Lock tâm lý con người là những kinh nghiệm. Kinh nghiệm bên ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệm bên trong được sinh ra từ “ ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự nó mới biết được nó. Quan niệm nhi nguyên là sự biến dạng của chủ nghiã duy tâm. Đối lập với quan điểm của chủ nghiã duy tâm là chủ nghĩa duy vật. Theo họ, trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biến đổi, với những tính chất muôn hình muôn vẻ. Tâm lý không tồn tại ngoài vật chất. Quan điểm duy vật thô sơ cho rằng tâm lý là một thứ vật hoặc do các vật chất khác sinh ra như lửa, nước, không khí Démocrit: Não là chỗ trú ngụ của linh hồn, là trung tâm hoạt động của tâm thần. Aristot (384-322 trước CN): Cảm giác do tác động của vật vào giác quan gây ra, tinh thần là chức năng của thân thể, thị giác là chức năng của mắt. Các nhà duy vật Trung Quốc đã từng dùng thuyết ngũ hành để giải thích nguồn gốc của vật chất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Tuân Tử ( 315-230 trước CN) cho rằng: Thân thế con người sinh ra tinh thần và cái tốt, cái xấu đều nằm trong thân thế con người. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người. Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh. Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ, từ hữu cơ thành sự sống . Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh dần và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thống thần kinh , có não bộ. Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanh cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện. Những sinh vật đầu tiên có bản tính kích thích, biến đổi để thích nghi với mọi hoàn cảnh, nhờ đó cảm giác phát triển, đó chính là sự bắt đầu của phản ảnh tâm lý. Những phản ảnh ban đầu mang tính chung chung, đơn giản, sau đó phát triển dần thành những cảm giác chuyên biệt ( thị giác, thính giác , xúc giác…). Những sinh vật càng tiến hóa, hoạt động càng phức tạp thì phản ánh tâm lý của chúng càng phong phú và hoàn thiện, với những hình thức như: tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm…Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người. 1.2 Tâm lý có bản chất là phản xạ Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ. Những phản xạ này bao gồm các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.Phản xạ có điều kiện là cơ chế hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, của vỏ não. Hoạt động của hệ thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết của cơ thể và vỏ não là bản chất thực tế bản chất tâm lý.Vì vậy, tất cả các hiện tượng tâm lý đều mang tính chất phản xạ. Các phả n xạ được hình thành nhằm đáp ứng mọi kích thích của thế giới bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. 1.3 Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan Tâm lý có nội dung là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan. Sự phản ánh này là muôn màu muôn vẻ và phức tạp. Phản ảnh là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính tới nhận thức lý tính rất phức tạp để nhận biết bản thân sự vật hiện tượng từ thuộc tính bên ngoài đến bản chất. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động trong không gian và thời gian và thường để lại những dấu vết của nó.Phản ánh tâm lý là những phản ánh đặc biệt tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới khách quan vào bộ óc con người (là vật chất được biến vào con người, là bản sao sinh động, sáng tạo, mang tính chủ thể, các chủ thể khác nhau phản ảnh khác nhau) Trong mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy nghĩ, nhớ lại hoặc tưởng tượng ra mà còn thực hiện những hành động khác nhau gây nên những biến đổi thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của mình. 1.3 Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Con người khi sống trong xã hội lời người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau lao động và phát triển xã hội.Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử, phản ảnh sự hình thành và phát triển của lịch sử xã hội.Trong hoạt động, nhất là trong hoạt động sống, con người đã chuyển các hiện tượng tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần. Ngược lại, khi con người sử dụng các sản phẩm, các công cụ lao động con người lại bóc tách những tinh túy tâm lý mà loài người, xã hội gửi gắm vào đó thành hiện tượng tâm lý của riêng mình. Vì vậy, trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mang dấu ấn của xã hội mà con người đang ssống và thay đổi theo lịch sử phát triển xã hội mà con người đã trải qua.Con người trên thực tế nếu thoát khỏi các mối quan hệ xã hội thì con người sẽ bị mất bản tính người. Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có những yếu tố cơ bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh học hoặc truyền lại cho nhau qua công cụ, đồ vật, hoạt động giao tiếp, giáo dục và tự giáo dục, điều kiện và hoàn cảnh sống… 2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong óc người. Là hiện tượng chủ quan nhưng là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên trong của con người. Hiện tượng tâm lý có các đặc điểm: 2.1. Tính chủ thể Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng tâm lý đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh trình độ nghề nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra, còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân. 2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chủ thể.Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu sự chỉ đạo tập trung của não bộ. 2.3 Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hi ện tượng của thế giới bên ngoài mà nó phản ảnh. Thông qua bản thể vật chất của nó là não bộ và những biểu hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ vẻ mặt dáng điệu chúng ta có thể xét đoán được tâm lý bên trong. “Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm” (Nguyễn Du) 3 Chức năng của hiện tượng tâm lý Tâm lý phản ảnh thế giới khách quan nhưng khi đã hình thành thì tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan.Hiện tượng tâm lý liên quan chặt chẽ với các hiện tượng khác trong đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Cùng với các hiện tượng khác, hiện tượng tâm lý giúp con người định hướng, điều khiển, điều chỉnh mọi hoạt động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình. Hiện tượng tâm lý còn có vai trò lịch sử, vai trò giáo dục nhằm phát triển nhân cách. Trong y học có vai trò chẩn đoán và chữa bệnh. 4 Phân loại các hiện tượng tâm lý Hiện tượng tâm lý có thể được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo dấu hiệu của hiện tượng tâm lý: 4.1 Chia theo thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý + Các quá trình tâm lý: Bao gồm những hiện tượng tâm lý có mở đầu, có kết thúc và tồn tại trong thời gian ngắn (vài giây, vài phút) như quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ý chí. + Các trạng thái tâm lý: Bao gồm những hiện tượng tâm lý diễn ra không có mở đầu, kết thúc và tồn tại trong thời gian tương đối dài (vài chục phút, có khi hàng tháng trời) làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác diễn ra: như trạng thái: lo âu, băn khoăn, lơ đãng, buồn phiền + Các thuộc tính tâm lý: Bao gồm những hiện tượng tâm lý hình thành trong một thời gian tương đối dài, tạo nên những nét riêng, đặc trưng cho mỗi cá nhân và chi phối các hiện tượng tâm lý khác: như các thuộc tính tâm lý tạo nên xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực 4.2 Chia theo dấu hiệu của từng người hay nhóm người + Những hiện tượng tâm lý cá nhân + Những hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tập quán, phong tục mốt 4.3 Chia theo chức năng hiện tượng tâm lý + Các hiện tượng tâm lý vận động - cảm giác như thị giác, thính giác, xúc giác sự co duỗi của tay chân + Trí tuệ: bao gồm các quá trình tiếp nhận và sử dụng tri thức như cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ + Nhân cách: bao gồm các thuộc tính tâm lý qui định hành vi, giá trị xã hội của con người. 4.4 Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể Căn cứ những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết được + Ý thức: Bao gồm những hiện tượng tâm lý có ý thức nhận biết, ví dụ: đang suy nghĩ, đang tri giác, đang liên tưởng + Vô thức: Gồm những hiện tượng tâm lý của bản thân mà không được cá nhân mình nhận biết như: giấc mơ, bản năng tự vệ + Tiền ý thức: Gồm những hiện tượng tâm lý nằm ở giữa vùng ý thức và vô thức, còn gọi là hoạt động tiền ý thức. Ví dụ: Giấc mơ báo hiệu bệnh tật, II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ 1.Sơ lược lịch sử tâm lý học Từ xa xưa,chỉ bằng quan sát và tự thử nghiệm, con người đã có những nhận xét tinh vi, sâu sắc về hiện tượng tâm lý. Tất nhiên những cách lý giải, mô tả lúc bấy giờ mới chỉ là những hiểu biết kinh nghiệm. Thế kỷ XVII, các khoa học tự nhiên phát triển mạnh. Những quan sát của khoa học này đã chỉ ra mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý và môi trường bên ngoài. Một loạt khái niệm khoa học và phi khoa học đã nẩy sinh ra trong thời kỳ này, như khái niệm về phản xạ, về “ lý tính tối cao” về tâm lý học kinh nghiệm, về sự nảy sinh hiện tượng tâm lý một cách tự nhiên từ vật chất … Đến thế kỷ XIX, thuyết tiến hóa sinh vật của Darwin ra đời, góp phần giải thích nguyên nhân nẩy sinh, phát triển hiện tượng tâm lý từ thấp đến cao, kể cả hành vi bản năng. Sự phát triển của sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não đã chứng minh mối quan hệ giữa hiện tượng tâm lý với hoạt dộng của não và của toàn cơ thể. Khoa học tự nhiên phát triển đã góp phần tích cực vào sự hình thành và phát triển các khoa học về tinh thần. Dựa vào khoa học đó, ngừoi ta đã đi sâu nghiên cứu tâm lý động vật, tâm lý trẻ em, tâm lý người chậm phát triển trí tuệ… Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách khỏi triết học thành khoa học riêng với tính cách là một khoa học thực nghiệm, mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu các hiện tương tâm lý Cuộc khủng hoảng về phương pháp luận của tâm lý học truyền thồng đầu thế kỷ XX đã làm nẩy sinh nhiều trường phái tâm lý học. Có trường phái dùng quan điểm sinh vật học để nghiên cứu tâm lý người, như tâm lý học hành vi của Watson ( 1878- 1958) và một số người khác. Trường phái phân tâm học của Freud ( 1858- 1939) dựa trên quan điểm duy tâm, đã quy tâm lý vào bản năng vô thức và cia tâm lý làm ba phần: cái nó ( là cái vô thức, gồm những bản năng) là phần quan trọng nhất, thực chất nhất của tâm lý; cái tôi, là cái hoạt động nhằm thỏa mãn các bản năng vô thức; cái siêu tôi hay là cái tôi lý tưởng, là sự rang buộc của xã hội, của đạo đức… Triết học Mác – lênin đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý học. Lý luận phản ánh của các ông đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý , ý thức của con người, đồng thời chỉ ra đối tượng, nhiệm vụ và phưong pháp của tâm lý học khoa học. Luận điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định tâm lý là chức năng của não và phải nghiên cứu tâm lý con người trên quan điểm xã hội- lịch sử . Cùng vớ i sự phát triển của khoa học khác, tâm lý ngày nay đã lớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thức hành. Nhiều ngành tâm lý học mới ra đời( như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học…), một mặt nhằm phục vụ từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người, mặt khác giúp con người tiếp cận bản chất đích thực của hiện tượng tâm lý nói chung và c ủa bản chất tâm lý con ngừơi nói riêng tốt hơn. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý 2.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là hiện tượng tâm lý Tâm lý học nghiên cứu xem con người nhận thức thế giới bằng con đường nào (cảm giác? tri giác? tư duy? tưởng tượng?) thái độ xác cảm, tình cảm của con người đối với những cái mình thấy, những điều mình nghĩ ? Nghiên cứu xem trạng thái tâm lý, k ỹ năng, kỹ xảo, ý chí hoạt động của con người.Nghiên cứu tâm lý người, tâm lý động vật, tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội Tâm lý học giới thiệu nội tâm bằng một hệ thống các khái niệm, sự kiện, qui luật, cung cấp những tri thức cần thiết để con người nhận thức, cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. 2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học 2.2.1. Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu những qui luật khách quan của các hiện tượng tâm lý, bản chất tâm lý cá nhân và những đặc điểm tâm lý các hoạt động của con người. 2.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của các ngành tâm lý chuyên biệt: - Tâm lý Đại cương: Nghiên cứu các qui luật chung của tâm lý - Tâm lý học cá nhân: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá nhân - Tâm lý học xã hội: Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa tâm lý nhóm và tâm lý cá nhân. - Tâm lý học lứa tuổi: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý các lứa tuổi. - Tâm lý học sư phạm: Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động giảng dạy và giáo dục -Tâm lý học lao động: nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của hoạt động lao động nhằm mục đích hợp lý hóa các hoạt động lao động và tổ chức dạy nghề. - Tâm lý học y học: Nghiên cứu những đặc trưng tâm lý của người bệnh, của nhân viên y tế trong phòng bệnh và chữa bệnh. Ngoài ra còn nghiên cứu đặc điểm tâm lý trong các hoạt động cụ thể khác như tâm lý học thể thao, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học hàng không, tâm lý học quân sự 2.3. Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học 2.3.1 Những nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu tâm lý học - Nguyên lý về sự thống nhất giữa ý thức nhân cách và hoạt động - Nguyên lý về cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý là hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử. - Nguyên lý về sự vận động, phát triển của hiện tượng tâm lý. - Nguyên lý về mối liên hệ thống nhất giữa các hiện tượng tâm lý với nhau, giữa các hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác, giữa nội tâm và thế giới thực tại khách quan. 2 3.2 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý thường được sử dụng - Phương pháp Quan sát và tự quan sát. - Phương pháp đàm thoại, trò chuyện - Phương pháp điều tra - Phân tích sản phẩm - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp mô hình hóa - Ph ương pháp chuyên gia Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Tùy từng đối tượng nghiên cứu, tùy mục đích nghiên cứu, điều kiện và hoàn cảnh mà lựa chọn cho thích hợp. . giữa tâm lý nhóm và tâm lý cá nhân. - Tâm lý học lứa tuổi: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý các lứa tuổi. - Tâm lý học sư phạm: Nghiên cứu tâm lý trong hoạt động giảng d y và giáo dục -Tâm lý học. triển của khoa học khác, tâm lý ng y nay đã lớn mạnh cả về lý thuyết lẫn thức hành. Nhiều ngành tâm lý học mới ra đời( như tâm lý học lao động, tâm lý học thể thao, tâm lý học y học ), một mặt. Nhiệm vụ chủ y u của các ngành tâm lý chuyên biệt: - Tâm lý Đại cương: Nghiên cứu các qui luật chung của tâm lý - Tâm lý học cá nhân: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá nhân - Tâm lý học xã hội:

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN