Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1937-1945) Rất ít người Trung Quốc có ảo tưởng về những kế hoạch của Nhật Bản tại đất nước mình. Thiếu nguyên liệu thô và sức ép từ sự gia tăng dân số, Nhật Bản ban đầu chiếm Mãn Châu vào tháng 9, 1931 và đưa vị vua cũ của nhà Thanh, Phổ Nghi, lên làm lãnh đạo một chính phủ bù nhìn có tên là Mãn Châu Quốc vào năm 1932. Việc mất Mãn Châu và những tiềm năng to lớn của nó cho phát triển công nghiệp cũng như các công nghiệp quốc phòng là một cú đánh đối với nền kinh tế Quốc Dân Đảng. Hội Quốc Liên, tiền thân của tổ chức Liên Hợp Quốc, được thành lập từ cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể có hành động gì ngăn cản mưu đồ của Nhật. Nhật Bản bắt đầu tiến từ phía nam Vạn Lý Trường Thành lên phía bắc Trung Quốc. Tất nhiên, người người Trung Quốc rất tức giận Nhật Bản nhưng họ cũng bất mãn với Chính phủ Trung Hoa dân quốc, khi ấy chỉ lo đương đầu với Cộng sản mà bỏ quên những kẻ xâm lược Nhật Bản. Việc đặt nặng tầm quan trọng của "sự thống nhất bên trong trước mối nguy hiểm từ bên ngoài" thể hiện rõ nhất vào tháng 12 năm 1936, khi Tưởng Giới Thạch, trong một sự kiện được gọi là sự biến Tây An đã bị Trương Học Lương bắt cóc và buộc phải đồng ý liên minh với những người Cộng sản chống lại Nhật Bản, coi đó là điều kiện trả tự do. Cuộc kháng chiến Trung Quốc được củng cố thêm sau ngày 7 tháng 7, 1937, khi một cuộc đụng độ xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Nhật Bản bên ngoài Bắc Kinh (khi ấy được đổi tên thành Bắc Bình) gần Cầu Marco Polo tức cầu Lư Câu (người Hoa gọi là "vụ Lư Câu Kiều"). Vụ rắc rối này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu, dù không tuyên bố, của cuộc chiến giữa Trung và Nhật mà còn khiến việc thông báo chính thức thành lập Mặt trận thống nhất thứ hai Quốc Dân Đảng-Cộng Sản Đảng chống lại Nhật Bản diễn ra sớm hơn. Thượng Hải mất sau một trận chiến ba tháng kết thúc với những tổn thất nghiêm trọng của hải quân và quân đội Nhật Bản. Thủ đô Nam Kinh thất thủ tháng 12 năm 1937. Tiếp theo là hàng loạt các cuộc thảm sát và hãm hiếp thường dân trong cuộc Thảm sát Nam Kinh. Sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản diễn ra tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm Cộng sản đang bị bao vây khi đó. Tuy nhiên, sự thiếu tin tưởng giữa hai bên hầu như chưa thay đổi. Liên minh này bắt đầu tan vỡ từ cuối năm 1938, dù Nhật Bản đã giành được và củng cố vững chắc nhiều vùng lãnh thổ ở phía bắc Trung Quốc và vùng Đồng bằng sông Dương Tử màu mỡ ở Trung Nguyên. Sau năm 1940, những cuộc xung đột giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản ngày càng trở nên thường xuyên tại những vùng không thuộc quyền kiểm soát của Nhật. Phe Cộng sản mở rộng ảnh hưởng của mình ở bất cứ cơ hội nào có thể và thể hiện mình là những tổ chức to lớn với cách quản lý hành chính hiện đại, cùng với những cải cách ruộng đất và thuế má khiến nông dân ùn ùn theo họ; trong khi Quốc Dân Đảng tìm cách trung lập hóa sự mở rộng ảnh hưởng của Cộng sản. Năm 1945 Trung Hoa dân quốc xuất hiện từ cuộc chiến với danh nghĩa là một cường quốc quân sự nhưng trên thực tế là một đất nước với nền kinh tế kiệt quệ và đang bên bờ một cuộc nội chiến. Kinh tế bị phá huỷ, kiệt quệ để thỏa mãn các nhu cầu chiến tranh với bên ngoài cũng như các cuộc tranh giành bên trong, lạm phát gia tăng với những kẻ đầu cơ, tích trữ, và cất giấu. Nạn đói đến cùng với chiến tranh, hàng triệu người mất nhà cửa vì lũ lụt và tình trạng bất ổn khắp nơi trên đất nước. Tình hình càng rắc rối thêm khi Đồng minh, theo Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945 cho phép quân đội Xô viết tiến vào Mãn Châu nhằm thúc đẩy quá trình tiêu diệt quân đội Nhật. Dù người Trung Quốc không hề có mặt tại Yalta, họ chỉ được tham vấn; và họ đã đồng ý cho người Xô viết tiến vào với hy vọng Liên xô sẽ chỉ đàm phán với chính phủ Quốc Dân Đảng. Sau cuộc chiến, Liên bang Xô viết, như một phần của thỏa thuận Yalta, cho phép họ tăng cường ảnh hưởng tại Mãn Châu, phá hủy và dỡ bỏ quá nửa số thiết bị quân sự của Nhật tại đó. Sự hiện diện của Liên Xô tại tây bắc Trung Quốc cho phép Cộng sản đủ thời gian để tự trang bị cho mình với các vũ khí của quân đội Nhật Bản. Các vấn đề phục hồi các vùng đất chiếm đóng cũ của Nhật và tái thiết đất nước sau những sự tàn phá của chiến tranh bắt đầu được đặt ra. 5. Nội chiến (1945-1949) Chi tiết: Nội chiến Trung Quốc Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ nổi lên với vai trò một nhân tố quan trọng trong các vấn đề của Trung Quốc. Với tư cách một nước đồng minh, Hoa Kỳ tiến hành một chương trình viện trợ quân sự và tài chính ồ ạt cho Trung Quốc vào cuối năm 1941. Tháng 1 năm 1943 Hoa Kỳ và Anh Quốc muốn sửa đổi các hiệp ước cũ của họ với Trung Quốc, chấm dứt một thế kỷ của các quan hệ bất bình đẳng. Chỉ trong vài tháng, một hiệp ước mới được ký kết giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Trung Hoa về việc quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại Trung Quốc cho mục tiêu chung chống Nhật Bản. Tháng 12 năm 1943 các Đạo luật Loại trừ Trung Quốc ở thập kỷ 1880 và các điều luật do Quốc hội Hoa Kỳ lập ra nhằm hạn chế người Trung Quốc nhập cư vào Hoa Kỳ bị bãi bỏ. Ban đầu, chính sách thời chiến của Hoa Kỳ có mục tiêu giúp đỡ Trung Quốc trở thành một đồng minh mạnh và là một lực lượng ổn định thời hậu chiến ở Đông Á. Tuy nhiên, khi các cuộc xung đột giữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản ngày càng ác liệt, những nỗ lực hòa giải của Hoa Kỳ nhằm đưa hai bên vào trong một lực lượng chống Nhật hiệu quả không mang lại thành công. Tới cuối cuộc chiến, Hải quân Hoa Kỳ đã được triển khai để giữ Bắc Bình và Thiên Tân để ngăn cản một cuộc tấn công bất ngờ có thể xảy ra từ phía Liên xô, và hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng Quốc Dân Đảng ở phía bắc và đông bắc Trung Quốc. Thông qua ảnh hưởng của mình, Hoa Kỳ đã dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên vào tháng 1 năm 1946, nhưng các trận đánh giữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản lại nhanh chóng tái phát. Tư tưởng bất mãn của dân chúng về sự quản lý hành chính yếu kém của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ngày càng tăng cộng thêm sự xúi bẩy của những người Cộng sản gây ra vụ phản kháng sinh viên toàn quốc chống lại việc xử lý sai một vụ cáo buộc hãm hiếp đầu năm 1947 và những cuộc biểu tình toàn quốc khác chống lại những cải cách tiền tệ cuối năm ấy. Nhận thấy những nỗ lực can thiệp vũ trang trên diện rộng nhưng ở thời gian ngắn của mình không thể giúp chấm dứt cuộc chiến, Hoa Kỳ rút các phái bộ do Tướng George C. Marshall chỉ huy về nước năm 1947. Cuộc nội chiến Trung Quốc, trong đó Hoa Kỳ ủng hộ Quốc Dân Đảng với những khoản viện trợ kinh tế và vũ khí lớn tuy nhiên không trực tiếp tham chiến, ngày càng lan rộng. Các trận đánh không còn chỉ với mục tiêu giành đất đai mà còn để lôi kéo dân chúng. Mãi sau này chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới nhận thấy sự cần thiết phải lấy lòng dân thông qua các cuộc cải cách từ bên trong. Tuy nhiên nỗ lực của họ không thành công vì tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ và những hỗn loạn về chính trị cũng như kinh tế. Tới cuối năm 1948 tình hình của Quốc Dân Đảng đã nguy ngập. Những đội quân vô kỷ luật và mất tinh thần của họ không thể là đối thủ của Quân đội Giải phóng Nhân dân, trước đó thường được gọi là Hồng quân, của phe Cộng sản. Những người cộng sản đã chắc chân ở phía bắc và đông bắc. Dù Quốc Dân Đảng có ưu thế về quân số và vũ khí, kiểm soát diện tích lãnh thổ rộng với dân số đông hơn đối thủ cũng như được hỗ trợ nhiều từ quốc tế, họ đã kiệt lực vì cuộc chiến với Nhật Bản cũng như các cuộc chiến tranh giành quyền lực bên trong. Họ cũng đánh mất chính nghĩa cuộc chiến vào tay Cộng sản, nhân dân chán ngán với tình trạng tham nhũng của Quốc Dân Đảng và mong muốn hòa bình. Tháng 1 năm 1949 Bắc Bình bị quân Cộng sản chiếm mà không mất một viên đạn, những người Cộng sản lại đổi tên thành phố thành Bắc Kinh. Từ tháng 4 đến tháng 11, các thành phố chính lần lượt rơi từ tay Quốc Dân Đảng vào tay Cộng sản với những chống cự nhỏ nhoi nhất. Trong đa số trường hợp, vùng nông thôn và các thị trấn nhỏ quanh đó đã rơi vào tầm ảnh hưởng Cộng sản từ rất lâu trước đó. Sau khi Tưởng Giới Thạch và vài trăm nghìn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng 2 triệu người tị nạn, đa số là quan chức chính phủ và giới thương gia, chạy từ lục địa tới hòn đảo Đài Loan (đã rơi vào tay Quốc Dân Đảng từ năm 1945), chỉ còn một số cuộc kháng cự lẻ tẻ. Tháng 12 năm 1949 Tưởng Giới Thạch tuyên bố Đài Bắc, Đài Loan, trở thành thủ đô tạm thời của Trung Hoa Dân Quốc. . đất nước sau những sự tàn phá của chiến tranh bắt đầu được đặt ra. 5. Nội chiến (1945-1949) Chi tiết: Nội chiến Trung Quốc Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ nổi lên với vai trò. Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1937-1945) Rất ít người Trung Quốc có ảo tưởng về những kế hoạch của Nhật. mãn các nhu cầu chiến tranh với bên ngoài cũng như các cuộc tranh giành bên trong, lạm phát gia tăng với những kẻ đầu cơ, tích trữ, và cất giấu. Nạn đói đến cùng với chiến tranh, hàng triệu