Cài đặt mô hình gọi voice IP điểm - điểm với thiết bị VIP 400 • • Hiện trạng hệ thống và mong muốn Một công ty gồm có trụ sở tại HN và chi nhánh tại thành phố HCM. Hệ thống mạng tại 2 địa điểm này đã được kết nối internet ADSL tốc độ cao dùng router hỗ trợ DMZ, DDNS. Mong muốn chạy ứng dụng voice IP trên đường truyền này để giảm chi phí điện thoại cho công ty. Giải pháp Dùng thiết bị Voice IP của PLANET như VIP 400, VIP 000 để thiết lập cuộc gọi giữa văn phòng trụ sở và chi nhánh Mô tả hệ thống như sau : Giả sử thiết lập hệ thống Voice IP cho 2 điểm tại Hà nội và Sài Gòn. Tại 2 điểm dùng VIP 400 gồm có 2 cổng FXS được gắn trực tiếp 2 điện thoại analog, 2 cổng FXO gắn vào 2 đường mở rộng (extension) của tổng đài, từ tổng đài nối ra PSTN và cả 2 điểm này đều kết nối Internet qua đường ADSL. Tại 2 điểm dùng router hỗ trợ chức năng DDNS và DMZ , các router này đã cấu hình DDNS với tên vùng tại Hà nội là netcomhn.dyndns.org, tại Sài Gòn là netcomsg.dyndns.org , DMZ đã được kích hoạt và hất các địa chỉ IP của 2 VIP 400 với địa chỉ tại Hà nội là 192.168.16.251, tại Sài Gòn là 192.168.17.251. (xem tham khảo các bài viết về tính năng DMZ và DDNS của router) Hướng dẫn cấu hình : Cấu hình Voice IP cho thiết bị của PLANET có 2 chế độ : Cấu hình thông qua giao diện Web và cấu hình thông qua cổng Console dùng dòng lệnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn cấu hình thông qua giao diện Web Hướng dẫn cấu hình trên VIP 400 (cấu hình 2 phía gần tương tự nhau vì vậy chỉ hướng dẫn cấu hình tại 1 điểm). Các thông số mặc định ban đầu của VIP 400 như sau : • Điạ chỉ mặc định 192.168.0.1 • Usename và password mặc định là : administrator / 123 • Cổng 1 và 2 là cổng FXO và số cổng được định nghĩa mặc định là 201 và 202 • Cổng 3 và 4 là cổng FXS và số cổng được định nghĩa mặc định là 203 và 204 Bước 1: Vào trang trình duyệt IE : địa chỉ http://192.168.0.1 với Usename và password mặc định là : administrator / 123 Sau khi gõ username và password một cửa sổ menu chính hiện ra như sau : Như ở trên đã đề cập các router đã được cấu hình DDNS và DMZ vì vậy ta phải đổi địa chỉ IP của VIP 400. Menu chính gồm : Dial Plan Setting : Cấu hình cách đánh số để thiết lập cuộc gọi voice over IP View System Configuration : xem cấu hình đã thiết lập Configure System Setting : Thiết lập cấu hình các thông số vê mạng cho VIP 400 như địa chỉ IP, các thông số H323, DDNS… Chọn Configuration System Setting – IP Setting sau đó đổi địa chỉ IP như sau : Bước 2: Thay đổi địa chỉ thiết bị theo nhu cầu để tương thích với địa chỉ mạng LAN sẵn có đang sử dụng với các thông số IP, subnetmark, gateway Nhấp vào Save The Changes để lưu giữ cấu hình đã thay đổi. Vì trong router tại 2 phía đã cấu hình DDNS và DMZ nên bây giờ trong VIP 400 chỉ cần cấu hình Dial Plan Setting tức là cấu hình cách đánh số để thiết lập cuộc gọi, ngoài ra các thông số khác để mặc định kể cả thông số DDNS trong VIP 400 cũng không dùng đến vì vậy ta có thể Disable DDNS trong Vip 400. Bước 3: Cấu hình Dial Plan Setting : Trong Dial Plan Setting gồm có các menu con như sau : - Dial Setting : thông số này quan trọng nhất gồm có o Telephone Setting : có các chức năng như thêm, xoa, tìm kiếm, liệt kê các số điện thoại đã cấu hình. o Hunt Group Setting : Tạo nhóm để khi quay số hệ thống sẽ tìm đến nhóm này . Mỗi nhóm sẽ có một nhận dạng ID( identification) và ID này sẽ được ánh xạ vào DDNS. Ta có thể thêm, xoá, tìm kiếm và liệt kê nhóm o Destination Setting : địa chỉ đích gọi đến. Ta cũng có thể thêm, xoá, tìm kiếm, liệt kê các địa chỉ đích này. - Common Dial Parameters : định nghĩa tổng thời gian quay số, thời gian đợi bao lâu thì băt đầu tìm kiếm Thông số này có thể để mặc định - Clear Dial Plan : Xoá số điện thoại, nhóm, địa chỉ đích cũ và mới. - Restore Dial Plan : Lấy lại các thiết lập quay số trong Flash khi bạn đã xoá tạm thời ( chưa save vào NvRam ) - Save to NVRam : Lưu giữ cấu hình đánh số. o Gỉa sử tại 2 VIP 400 các cổng FXS và FXO được để mặc định như sau : cồng FXO 1 và 2 có số là 201, 202, cổng FXS 1 và 2 có số là 203 và 204. Ta sẽ thiết lập để có thể gọi Voice IP được. Cấu hình tại HN như sau : (chú ý xem hình vẽ ở trên ) Chọn Dial Plan Settings – Dial Setting – Add – Telephone – Select . Bước 3.1 Thêm số : Tại Hà Nội thêm số 201 (cổng FXO 1) của Sài gòn. Vì các cổng mặc định của Vip 400 là 201, 202, 203, 204 (ta có thể đổi được) nên ta phải thêm 2 số 11 ở phía trước, khi đó trông ô Strip Length ta phải để là 2 để khi quay số VIP 400 sẽ không gửi 2 số này đến đich (cổng FXO 1 của Sài Gòn là 201), nhóm Hunt Group ở đây đặt là 5, Min Digits là 0 , Max Digits là 5 vì gồm 5 con số (Max và Min Digits để giảm thời gian khi quay số) Bước 3.2 Thêm nhóm Hunt Group ID : Chọn Add - Hunt Group – Select : Bước trước ta đã chọn số 11201 với Hunt Group ID là 5 , bước này ta phải chọn Destination ID tức là Hunt Group ID sẽ được ánh xạ vào Destination ID, thông thường để dễ quản lý ta chọn trùng luôn với số Hunt Group ID là 5 Bước 3.3 : Thêm địa chỉ IP hoặc tên vùng (Domain name) của địa chỉ đích . Chọn Add – Remote Destination ID hoặc Remote Host Name – Select : Bước 3.2 ta đã đặt Destination ID là 5 , Destination ID này sẽ được ánh xạ vào địa chỉ IP wan hoặc theo tên vùng của phía VIP 400 tại Sài Gòn. Sau 3 bước trên ta quay trở lại menu chính chọn Dial Plan Setting – Save to NVRam để lưu tất cả cấu hình lại. Chỉ cần 3 bước như vậy là ta có thể thêm một số mới . Đối với các số khác ta có thể làm tương tự như vậy. Và khi bạn muốn xoá số điện thoại nào đó thì cũng làm tương tự như vậy. * Tại phía VIP 400 của Sài Gòn ta cần cấu hình các thông số DDNS, cổng FXS, FXO và số điện thoại của Hà nội , cách thực hiện cũng tương tự như trên. Tài liệu tham khảo : Tài liệu User Manual đi kèm sẵn thiết bị hoặc đĩa CD Rom đi kèm hướng dẫn cấu hình thiết bị voice IP của PLANET như VIP 400, VIP 000 hoặc có thể download từ trang www.planet.com.tw – Download- IP Telephony Gateway Lên đầu trang » Các bài viết khác trong hướng dẫn cài đặt về Điện thoại IP : » Cài đặt mô hình gọi VoIP điểm - điểm với thiết bị VIP-880 » Cài đặt UP-100 cho máy PC để gọi điện đường dài thông qua Internet » Cài đặt mô hình video conferencing điểm - điểm với thiết bị ICF 1000 S » Hướng dẫn cài đặt VIP-158 » Kiến thức căn bản Điện thoại IP : VOIP- Voice Over Internet Protocol là gì ? Voice over Internet Protocol (VoIP) là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet. Voip là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ. Voip có thể vừa thực hiện mọi loại cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh truyển thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Do các ưu điểm về giá thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên voip hiện nay được triển khai một các rộng rãi. Dịch vụ điện thoại voip là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, nguyên tắc của voip bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu. Các cuộc gọi trong voip dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Trong mỗi loại chuyển mạch trên đều có ưu, nhược điểm riêng của nó. Trong kỹ thuật chuyển mạch kênh giành riêng cho hai thiết bị đầu cuối thông qua các node chuyển mạch trung gian. Trong chuyển mạch kênh tốc độ truyền dẫn luôn luôn cố định(nghĩa là băng thông không đổi) , với mạng điện thoại PSTN tốc độ này là 64kbps, truyền dẫn trong chuyển mạch kênh có độ trễ nhỏ. Trong chuyển mạch gói các bản tin được chia thành các gói nhỏ gọi là các gói, nguyên tắc hoạt động của nó là sử dụng hệ thống lưu trữ và chuyển tiếp các gói tin trong nút mạng. Đối với chuyển mạch gói không tồn tại khái niệm kênh riêng, băng thông không cố định có nghĩa là có thể thay đổi tốc độ truyền, kỹ thuật chuyển mạch gói phải chịu độ trễ lớn vì trong chuyển mạch gói không quy định thời gian cho mỗi gói dữ liệu tới đích, mỗi gói có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau để tới đích, chuyển mạch gói thích hợp cho việc truyền dữ liệu vì trong mạng truyền dữ liệu không đòi hỏi về thời gian thực như thoại, để sử dụng ưu điểm của mỗi loại chuyển mạch trên thì trong voip kết hợp sử dụng cả hai loại chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói. Điện thoại VoIP là gì? Điện thoại VoIP, còn được gọi là Điện thoại chuẩn SIP hay còn được biết đến với cái tên khác là điện thoại sử dụng phần mềm, cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc điện thoại tới bất cứ điện thoại sử dụng phần mềm, di động hay cố định nào bằng việc sử dụng công nghệ tiếng nói qua IP (VoIP). Theo công nghệ này, tiếng nói được truyền dẫn qua mạng internet chứ không phải qua hệ thống PSTN truyền thống. Điện thoại VoIP có thể là một điện thoại sử dụng phần mềm hoạt động trên một phần mềm đơn giản hay là một thiết bị phần cứng trông giống như một chiếc điện thoại thông thường khác. Một số tính năng phổ biến của một chiếc Điện thoại VoIP là: hiển thị số người gọi đến, đặt cuộc gọi chờ (call park), chuyển tiếp cuộc gọi và giữ cuộc gọi. 3CX đã phát triển một điện thoại VOIP miễn phí hoàn toàn có thể đảm bảo người sử dụng tiết kiệm được đáng kể kể phí điện thoại theo một cách rất đơn giản: tất cả những gì mà người sử dụng cần là một kết nối băng thông rộng (DSL hoặc cáp), một đường kết nối tới nhà cung cấp dịch vụ VOIP hoặc một máy chủ SIP, và một bộ tai nghe có micrô và/hoặc một card âm thanh. Đọc thêm thông tin về điện thoại 3CX VoIP và đọc thêm thông tin về những kiểu điện thoại VoIP khác nhau. Các câu hỏi thường gặp về IP PBX, SIP & VOIP IP PBX: Hệ thống IP PBX / điện thoại VOIP làm việc như thế nào Hệ thống điện thoại VOIP/ hệ thống IP PBX bao gồm một hoặc nhiều điện thoại chuẩn SIP / điện thoại VOIP, một máy chủ IP PBX và có thể tùy chọn bao gồm một VOIP Gateway. Máy chủ IP PBX là tương tự như một máy chủ proxy: các máy khách SIP, có thể là điện thoại dạng phần mềm hay phần cứng, đăng ký với máy chủ IP PBX và khi chúng muốn thực hiện cuộc gọi, chúng yêu cầu máy IP PBX thiết lập kết nối. Máy IP PBX có một danh mục tất cả mọi điện thoại/người dùng và địa chỉ SIP tương ứng của họ và do vậy có khả năng kết nối cuộc gọi trong mạng hay dẫn hướng cuộc gọi từ bên ngoài thông qua máy VOIP gateway hay một nhà cung cấp dịch vụ VOIP. Cách máy IP PBX tích hợp với mạng và cách nó sử dụng đường PSTN hoặc Internet để kết nối cuộc gọi Các câu hỏi thường gặp về IP PBX, SIP & VOIP Các loại điện thoại Sip / điện thoại VOIP Hệ thống điện thoại VOIP đòi hỏi phải sử dụng các điện thoại SIP / điện thoại VOIP. Điện thoại SIP có vài phiên bản/loại khác nhau: Điện thoại phần mềm SIP / VOIP - điện thoại SIP dạng phần mềm Điện thoại SIP dạng phần mềm là một chương trình sử dụng mi-crô và loa của máy tính của bạn, hoặc hệ thống tai nghe gắn kèm để cho phép bạn gọi hoặc nhận cuộc gọi. Ví dụ về điện thoại SIP là SJPhone của SJlabs (http://www.sjlabs.com), Xten (http://www.xten.net) hay Điện thoại 3CX VOIP chạy trên Windows. Điện thoại bằng phần mềm 3CX Điện thoại VOIP qua USB Điện thoại USB cắm vào cổng USB của máy tính và với việc sử dụng phần mềm điện thoại SIP / VOIP nó sẽ hoạt động giống như một chiếc điện thoại. Về thực chất, nó không hơn một chiếc mi-crô và loa, tuy nhiên do trông như chiếc điện thoại bình thường, chúng được người dùng sử dụng một cách trực quan hơn. Điện thoại USB Điện thoại SIP bằng phần cứng Điện thoại SIP dạng phần cứng trông và hoạt động giống như một chiếc ‘điện thoại’ bình thường. Tuy nhiên, nó được kết nối thẳng vào mạng dữ liệu. Những điện thoại này có bộ chia cỡ nhỏ tích hợp sẵn, do đó chúng có thể chia sẻ kết nối mạng với máy tính. Bằng cách đó, bạn không cần phải có thêm điểm kết nối dành cho điện thoại. Ví dụ về điện thoại SIP dạng phần cứng là Grandstream (http://www.grandstream.com/). Điện thoại SIP dạng phần cứng. Sử dụng điện thoại tương tự với bộ chuyển đổi ATA Nếu bạn muốn sử dụng chiếc điện thoại hiện tại với hệ thống điện thoại VOIP, bạn có thể sử dụng bộ chuyển đổi ATA. Bộ chuyển đổi ATA cho phép bạn cắm đầu dây mạng Ethernet vào nó và sau đó cắm dây điện thoại vào nó. Bằng cách đó, chiếc điện thoại cũ của bạn sẽ được phần mềm hệ thống điện thoại VOIP nhận thấy như một chiếc điện thoại SIP bình thường. Bộ chuyển đổi ATA cho phép kết nối điện thoại tương tự với hệ thống VOIP Các câu hỏi thường gặp về IP PBX, SIP & VOIP . hướng dẫn cài đặt về Điện thoại IP : » Cài đặt mô hình gọi VoIP điểm - điểm với thiết bị VIP-880 » Cài đặt UP-100 cho máy PC để gọi điện đường dài thông qua Internet » Cài đặt mô hình video conferencing. Cài đặt mô hình gọi voice IP điểm - điểm với thiết bị VIP 400 • • Hiện trạng hệ thống và mong muốn Một công ty gồm có trụ. conferencing điểm - điểm với thiết bị ICF 1000 S » Hướng dẫn cài đặt VIP-158 » Kiến thức căn bản Điện thoại IP : VOIP- Voice Over Internet Protocol là gì ? Voice over Internet Protocol (VoIP) là