Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y Mục đích, nội dung của chương1: Chương một là chương mỡ đầu, bao gồm những khái niệm nội dung cơ bản của chuyên ngành thú y. Trong chương này cần nắm được các nội dung chính sau: -Khái niệm về bệnh Cần nắm được một số quan niệm về bệnh tật, trên cơ sở đó biết được thế nào là bệnh, định nghĩa khoa học nhất về bệnh, từ đó nhận thức được lúc nào thì bệnh xẩy ra. Từ đó chúng ta có hướng chỉ đạo chăm sóc các đối tượng vật nuôi, có hiệu quả kinh tế. -Nguyên nhân gây gây bệnh Nắm được các nguyên nhân gây bệnh (các yếu tố tác động lên cơ thể), phân biệt được các nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài. Điều kiện để các yếu tố tác động lên cơ thể. -Chẩn đoán, khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán được ứng dụng hiện nay, nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác để có biện pháp phòng trừ bệnh được hiệu quả hơn. -Ngoài các khái niệm trên sinh viên, ngoài ngành chuyên môn chăn nuôi thú y, cần nhận thức rõ được vai trò nhiệm vụ của ngành thú y, trong ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm và trong công tác góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thông qua một số khái niệm được giới thiệu sinh viên càng hiểu thêm các từ ngữ trong thú y, mà trong môi trường công tác họ thường gặp phải. Nhất là đối sinh viên ngành Nông học, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Kinh tế nông nghiệp. Các khái niệm đó giúp họ hiểu thêm về lỉnh vực chuyên ngành Thú y, thuận tiện cho công việc sau này. Nhiệm vụ của ngành thú y còn rất nặng nề, các yếu tố bệnh tật luôn luôn tác động đe dọa sức khỏe vật nuôi, mối đe dọa đó còn nguy hiểm đến tính mạng con người.Bệnh dịch mới và bệnh tái phát sinh là những vấn đề chung của thời đại mà ngành thú y phải luôn nâng cao cảnh giác để tích cực phòng chống bệnh cho các loại vật nuôi, cũng như bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người, như lời của Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Nga,I.P.Pavlov “ Bác sĩ người là chữa bệnh cho con người, bác sĩ thú y chữa bệnh cho nhân loại” 1. Bệnh là gì? Khái niệm về bệnh người ta cũng đã biết từ lâu, song mỗi một giai đoạn phát triển của nhân loại quan niệm về bệnh cũng khác nhau. Đặc biệt hơn quan niệm về bệnh theo từng giai đoạn phát triển của các ngành khoa học. Hiểu được về bệnh một cách đúng đắn giúp cho có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời. Một số quan niệm cho rằng, bệnh là sự đau đớn, hay là một cảm giác bất thường. Ví dụ : Rối loạn tuyến nội tiết, đâu có cảm giác đau đớn, nhưng đó là một bệnh lý, rối loạn cơ quan tạo máu đâu có cảm giác đau song đây là một bệnh khá hiểm nghèo. Ngược lại hàng loạt quá Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 3 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản trình sinh lý kèm theo đau đớn nhưng lại không phải là bệnh. Ví dụ: Sinh đẻ, cưa sừng nhổ răng Do vậy, theo học thuyết của Selie, khái niệm về bệnh là một giới hạn của khả năng đáp ứng của cơ thể, một khi vượt khỏi giới hạn đáp ứng đó thì sinh ra bệnh. Trên cơ sở đó Selie định nghĩa về bệnh như sau: " Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do yếu tố của các tác nhân gây bệnh. Là quá trình đấu tranh giữa hiện tượng tổn thương và hiện tượng phòng vệ, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, làm cho khả năng lao động và thích nghi bị giảm". Quan niệm này tuy chưa hoàn chỉnh,nhưng giúp chúng ta hiểu được một cách cơ bản, để có biện pháp thích ứng trong công tác phồng chống bệnh. 2. Nguyên nhân bệnh học ( căn nguyên bệnh) Là một lỉnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các nguyên nhân gây bệnh, và điều kiện phát sinh ra bệnh. I.V. Pavlov nói: " Vấn đề phát hiện ra những nguyên nhân gây bệnh là vấn đề cơ bản của y học và chỉ khi nào biết rõ nguyên nhân gây bệnh mới điều trị chính xác được. Hơn nữa mới ngăn ngừa chúng đột nhập vào cơ thể và điều này là quan trọng bậc nhất". Nguyên nhân bệnh là c ác yếu tố tác động lên cơ thể gây nên bệnh, là kết quả tác động của nguyên nhân. Ví dụ: Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm là vi trùng gây bệnh, như sự xuất hiện của vi khuẩn nhiệt thán ( nguyên nhân) gây nên bệnh nhiệt thán(kết quả). Trong một số trường hợp bệnh sinh ra không phải do một yếu tố nguyên nhân và là do nhiều yếu tố khác nhau cùng tác động gây nên, nhưng cũng mang tính đặc trưng riêng biệt của nó. Thực tế cho thấy rằng, không có kết quả nào mà lại không có nguyên nhân và không có nguyên nhân nào lại không có kết quả. Đúng như ông cha ta ngày xưa có câu ngạn ngữ: Không có lửa thì làm sao có khói. Để tiện phân biệtcác yếu tố nguyên nhân, thú y học chia ra mấy nhóm nguyên nhân sau đây: * Nguyên nhân bên trong: bao gồm yếu tố di truyền và thể tạng. Yếu tố di truyền :Trong bệnh lý, nguyên nhân di truyền là yếu tố di truyền bệnh từ đời này di truyền sang đời khác thông qua thông tin di truyền là bộ nhiễm sắc thể, theo qui luật di truyền, và theo qui tắc dị thường ( anomalous). Di truyền dị thường (anomalous) : là những thay đổi về bệnh lý mà được bảo tồn trong nhiễm sắc thể Chromaxoma) được truyền lại cho thế hệ sau thông qua tế bào sinh dục. Thông tin mật mã di truyền nằm trong nhân tế bào ( Chromasoma), mỗi một Chromasoma chứa khoảng 5000ADN, tương đương với 200.000 nucleotid. Bộ nhiễm sắc thể tế bào cơ thể là 2n, đối với các loài khác nhau thì chúng khác nhau: Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 4 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Số lượng NST của một số loài vật Loài vật Số lượng (2n) Loài vật Số lượng NST(2n) Bò, dê, cừu Ngựa Chó Lợn 60 66 78 40 Thỏ ngổng Vịt Cáo 44 78 80 28 Tế bào sinh dục có số lượng nhiểm sắc thể là 1n, mỗi một NST truyền lại cho thế hệ nhiều hay một nhóm các dấu hiệu di truyền- được gọi là Gen. Nếu như một trong hai tế bào sinh dục mang một gen mang bệnh thì bệnh đó được truyền cho thế hệ con cái đời sau. Sự biệt hóa NST về số lượng hay chất lượng người ta gọi là Anomalous. Trong các bệnh di truyền NST thường gặp một số trường hợp sau: - Monochromasoma: Trong giai đoạn phân chia tế bào sinh dục (Meiose), hợp tử tạo thành chỉ có 1n NST. -Trisoma : sinh quái thai Trong bệnh lý di truyền có nhiều trường hợp sinh ra bệnh không phải do yếu tố gen mà còn do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động dẫn tới bệnh lý di truyền cho thế hệ sau- trường hợp này người ta gọi là "hiệu ứng bà mẹ." Hiệu ứng bà mẹ (mother's effects) - trong thời kỳ mang thai do các yếu tố môi trường tác đông như sau: + Yếu tố dinh dưỡng: thức ăn thiếu một trong nhiều chất như Iod, vitamin A, D đều dẫn tới tình trạng bệnh lý thai nhi. + Hypocxia : Trong quá trình mang thai trong môi trường không khí thiếu dưỡng khí, sinh ra một số bệnh lý như hở môi hàm ếch + Tác động của virut: nhiễm LMLM ( virut LMLM) DT (dịch tã) trong thời kỳ mang thai thì sinh con thiếu hụt chân tay hoặc thừa nhiều ngón +Tác động hóa học: Trong thời kỳ mang thai nếu con mẹ nhiễm phải một số chất độc như kim loại nặng Thủy ngân, chì, selen thì sinh ra nhiều hiện tượng quái thai. Do vậy trong chăn nuôi thú y muốn tránh khỏi những bệnh về di truyền thì công tác chọn giống vô cùng quan trọng. Chọn giống trong chăn nuôi phải thông qua lý lịc ông bà bố mẹ rõ ràng. Yếu tố thể tạng: Thể tạng là tập hợp các tính di truyền mà được thể hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình, mà chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài. Thể tạng là tập hợp các đặc điểm về sinh lý giaỉ phẫu của cơ thể con vật mang tính di truyền, mà được thể hiện tính thích nghi trong quá trình sống, luôn chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 5 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Các yếu tố gây bệnh lên cơ thể con vật chịu ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thể tạng- được gọi là cơ địa của từng cá thể. Trong chăn nuôi để phát huy tính di truyền của con vật thì không thể bỏ qua yếu tố thích nghi môi trường- tính đáp ứng. Bởi vậy, khi chọn giống cao sản nhập nội cần quan tâm đến các yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện khí hậu, chuồng trại, thức ăn nươc uống để nâng cao hiệu quả chăn nuôi hạn chế được bệnh tật. * Yếu tố gây bệnh bên ngoài: -Yếu tố vật lý: tác động của nhiệt độ cao thấp ( say nắng cảm nóng cảm lạnh), dòng điện từ trường âm thanh, phóng xạ đều gây nên các tổn thương cục bộ hay toàn thân sinh ra -Yếu tố cơ học : Tác động của các yếu tố cơ học lên cơ thể gây chấn thương chèn ép ví dụ: va đập gảy ngã. -Yếu tố hóa hoc: Tác động của các chất hóa học lên cơ thể gây tổn thương, thay đổi thành phần cấu trúc của tế bào. Tác dụng của các chất hóa học phụ thuộc vào nồng độ tính chất của các chất. Có những chất độc với nồng độ thấp không những gây nên tổn thương cục bộ mà còn tổn thương toàn thân và có thể dẫn đến chết. Trong nông nghiệp việc sử dụng các chất thuốc bảo vệ thực vật dẫn gây ngộ độc cho các loại vật nuôi. Trong chăn nuôi, việc lên khẩu phần thức ăn cần chú ý độ sạch về các chất độc từ nấm tiết ra, nhiễm các chất thuốc trừ sâu - Yếu tố vi sinh vật: Đây là nhóm yếu tố tác động nguy hiểm nhất gây nên những bệnh hiểm ngèo, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lớn nhất. Yếu tố VSV bao gồm : + Tác động của vi khuẩn + Tác động của virut + tác động của KST + Tác động của nấm 3. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng là các dấu hiệu bệnh lý được thể hiện ra bên ngoài mà bằng các giác quan con người có thể nhìn thấy được, sờ thấy được, nắn được, nghe được, ngửi được. Mỗi một bệnh có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, nhưng nó cũng có nhiều triệu chứng lâm sàng chung. Ví dụ : Triệu chứng viêm của bất kỳ một bệnh nào một tác động nào gây viêm đều có chung triệu chứng là : Sưng, nóng đỏ , đau. Trong thú y người ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 6 Phạm Quang Trung Bài giảng Thú y cơ bản Có nhiều bệnh cùng chung một số triệu chứng lâm sàng, hay có những bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên mà người ta chưa xác định nguyên nhân nào là thứ yếu nguyên nhân nào là chủ yếu, thì được gọi là Hội chứng lâm sàng. Ví dụ: hội chứng tiêu chảy. đây là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh như: Ngộ độc thức ăn, dịch tả, viêm ruột ; Hội chứng đốm đỏ lỡ loét ở cá: Đây là triệu chứng lâm sàng thể hiện ra bên ngoài của cá chép, trắm có những đốm đỏ sau đó sinh ra lở loét. Hội chứng này cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào là cơ bản. Tùy theo quan điểm của từng nhà khoa học. Nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân như: Nhiễm khuẫn Vibrio, do virut, do ảnh hưởng của yếu tố môi trường, do tác động cơ học Trong bệnh học thú y, triệu chứng lâm sàng ở mức độ nặng nhẹ, nó được thể hiện tính chất và mức độ của bệnh. Trong quá trình tiến triển của bệnh, để triệu chứng thể hiện ra bên ngoài rõ nét, thì bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là một khâu của bệnh. Các khâu xẩy ra thường kế tiếp nhau, khâu sau tác động lên khâu trước và ngựợc lại. Khâu trước là nguyên nhân của khâu sau, khâu sau là kết quả của khâu trước, cứ như vậy làm cho quá trình bệnh lý trở nên phức tập hơn. Quá trình này được gọi là vòng xoắn bệnh lý. Ví dụ: Bệnh đóng dấu lợn mãn tính, Vi khuẩn gây bệnh tác dụng gây nên viêm nội tâm mạc, viêm nội tâm mạc gây sùi loét van tim, sùi loét van tim ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn máu, gây cơ thể thiếu oxy, cơ thể thiếu oxy dẫn đến sức đề kháng kem, sức đề kháng kem tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và cứ như vậy làm cho tình trạng bệnh càng nặng nề thêm. - Phản ứng bệnh lý: Là phản ứng của mô bòa tổ chức cơ quan nào đó của cơ thể với tác nhân gây bệnh vượt ra ngoài giới hạn. . Ví dụ: Khi bị lạnh, cơ thể giảm thải nhiệt tăng quá trình sản nhiệt. Đó là phản ứng sinh lý. Nhưng tác động của lạnh kéo dài, gây nên rối loạn trung khu điều tiết nhiệt nên sinh ra sốt. Như ngộ độc thức ăn nhẹ gây nên phản ứng nôn, đây là sinh lý nhưng mức độ tác động của độc tố cao vượt quá ngưỡng thì gây nên triệu chứng bệnh là nôn mữa -Quá trình bệnh, là một phức hợp gồm nhiều phản ứng bệnh lý. -Trạng thái bệnh, Là quá trình bệnh chuyển biến chậm, kéo dài thành cố tật. Ví dụ liệt chi là trạng thái bệnh lý. Triệu chứng lâm sàng bệnh được thể hiện muôn màu muôn vẻ, như thân nhiệt cao,tần số nhịp tim thay đổi, lượng nước tiểu nhiều ít, màu sắc nước tiểu thay đổi Nắm được triệu chứng lâm sàng bệnh có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác phòng chống bệnh. Triệu chứng lâm sàng có thể chia ra triệu chứng khách quan và triệu chứng chủ quan. Đứng về mặt lâm sàng thì triệu chứng được chia ra mấy loại sau: + Triệu chứng thường xuyên và không thường xuyên +Triệu chứng quan trọng và không quan trọng + Triệu chứng đặc biệt, triệu chứng phổ biến. Theo vị trí xuất hiện triệu chứng xuất hiện trên cơ thể mà chia ra triệu chứng toàn thân và triệu chứng cục bộ. Khoa Chăn nuôi Thú y ĐHNL-Huế 7 . Bài giảng Thú y cơ bản Chương I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y Mục đích, nội dung của chương 1: Chương một là chương mỡ đầu, bao gồm những khái niệm nội dung cơ bản của chuyên. biệtcác y u tố nguyên nhân, thú y học chia ra m y nhóm nguyên nhân sau đ y: * Nguyên nhân bên trong: bao gồm y u tố di truyền và thể tạng. Y u tố di truyền :Trong bệnh lý, nguyên nhân di truyền. Trung Bài giảng Thú y cơ bản Các y u tố g y bệnh lên cơ thể con vật chịu ảnh hưởng rất lớn đến y u tố thể tạng- được gọi là cơ địa của từng cá thể. Trong chăn nuôi để phát huy tính di truyền