1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

ĐAU SƯỜN potx

5 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 139,85 KB

Nội dung

CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 48 ĐAU SƯỜN A. Biện chứng luận trị Đau sườn thường thấy ở lâm sàng, là một hoặc hai bên sườn đau. Gan ở phía dưới xương sườn, kinh mạch của nó dải ra ở hai bên sườn, đảm và can cùng biểu lý, cho nên chứng này thường là bệnh của gan, mật có quan hệ với vùng xương sườn. Bệnh lý chủ yếu là sơ tiết điều đạt của can thất thường, làm can khí uất, xương sườn đau, lâu ngày thì khí trệ huyết ứ, huyết đình ở đó. Cũng do can tâm bất túc, kinh mạch không được nuôi dưỡng gây đau sườn. Y học hiện đại gọi là bệnh ở gan, túi mật, phổi, cơ ngực, xương sườn và thần kinh liên sườn, đến phía dưới của 2 bên cạnh lồng ngực và cùng sườn cụt đau đớn. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra 1. Hỏi han tính chất đau sườn, nơi đau, thời gian và khoảng cách đau, do đâu mà phát cơn đau? Có tiền sử ngoại thương hay không? Những chứng trạng kèm theo là gì? Từ đó phân biệt nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau sườn. Nếu do viêm thường là đau âm ỉ liên tục. Đau thần kinh thường thành từng cơn đau nhói hoặc đau như dao cắt, có quan hệ với biến động tình cảm. Đau thường có cảm giác đau thắt. Xương đau thì đau buốt hoặc đau như dùi đâm. Bệnh ở xương sườn hoặc cơ ngực thường đau ở một vùng và ấn đau, hoặc có tiền sử ngoại thương. Bệnh ở phổi hoặc hung mạc, thường kèm ho có đờm, thở gấp, sốt, là những chứng trạng của hệ hô hấp, thở hít hoặc ho làm sườn đau tăng lên. Bệnh gan hoặc túi mật thường kèm nôn mửa, quặn bụng, bụng trướng, ăn không ngon, phân không bình thường, hoặc vàng da, sốt là những chứng trạng của hệ thống tiêu hoá. 2. Kiểm tra xương sườn, sụn sườn và khe liên sườn xem có điểm ấn đau chói, có gồ cao lên không? Có tụ máu hay không? Hoặc có tiếng xương gãy chà xát nhau? Vùng ngực có chứng đàm hay không? Có triệu chứng tràn dịch hay không? Ở gan, lách, túi mật có sưng hay không? Mềm hay cứng? Có ấn đau hay không? Để từ đó phân biệt các bệnh khác nhau. 3. Khi có điều kiện thì làm siêu âm, chiếu điện vùng ngực hoặc chụp phim để kiểm tra. C. Cách chữa 1. Bằng châm cứu a. Thể châm: Chi câu, Chương môn, Can du, Dương lăng tuyền. b. Nhĩ châm: Can, Đảm, Hung, Thần môn. 2. Biện chứng thí trị Biện chứng đại thể là trướng đau thường thuộc khí uất. Đau nhói thường thuộc huyết ứ. Đau râm ran thường thuộc huyết hư. Chữa thì lấy nguyên tắc sơ can, lý khí, hoà lạc làm chủ. Có huyết ứ thì hoạt huyết. Huyết hư thì phải dưỡng can. a. Can khí uất kết: Vùng sườn trướng đau, hoặc đau âm ỉ không nhất định, do tình cảm có biến động mà đau đớn tăng, hoặc giảm, ngực bứt rứt, ăn uống giảm, rêu lưỡi mỏng, mạch thường huyền (căng như dây đàn). CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 49 Cách chữa: Sơ can lý khí. Bài thuốc: Tiêu dao tán gia giảm. Sao Sài hồ 1,5 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Sao Chỉ xác 1,5 đồng cân, Chế hương phụ 3 đồng cân, Thanh bì 1,5 đồng cân, Uất kim 2 đồng cân, Xuyên luyện tử 3 đồng cân, Sao Diên hồ sách 3 đồng cân. Gia giảm: Nếu khí uất hoá hoả, sườn đau như lôi kéo, nóng bứt rứt, miệng khô, đái ỉa không thông, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, gia Sơn chi 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân. b. Huyết ứ đình: Sườn đau như đâm, cố định không dời, về đêm đau kịch liệt thêm, đau không cho sờ nắn, hoặc ở sườn cụt sờ thấy có hòn cục, chất lưỡi tím mờ, mạch trầm, sáp (chìm mà rít tắc). Cách chữa: Hoạt huyết thông lạc. Bài thuốc: Phức nguyên hoạt huyết thang gia giảm. Sài hồ 1,5 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 1,5 đồng cân, Bào Sơn giáp 3 đồng cân, Toàn Phức hoa 2 (hai) đồng cân, gói lại sắc. Chế Hương phụ 3 đồng cân, Sâm Tam thất tán nhỏ 1 đồng cân chia hai lần uống. c. Huyết bất dưỡng can (can âm bất túc): Mạng sườn đau râm ran liên tục, miệng khô, bứt rứt, có khi nóng râm ran, váng đầu, nhìn vật lờ mờ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch hư, tế, sác (nhỏ yếu mà nhanh). Cách chữa: Dưỡng âm làm mềm gan ra. Bài thuốc: Nhất quán tiễn gia vị. Sa sâm 4 đồng cân, Đại mạch đông 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân, Câu kỷ tử 3 đồng cân, Xuyên luyện tử 3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Bạch tật lê 3 đồng cân, Mai khôi hoa 1 đồng cân. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 50 ĐAU LƯNG A. Biện chứng luận trị Đau một hoặc cả hai bên vùng lưng là một chứng trạng do nhiều loại bệnh gây ra, bao gồm bệnh của thận, bộ máy sinh dục, bệnh ở lưng, cột sống, tủy sống, kể cả ngoại thương ở cơ lưng và đốt sống lưng. Y học cổ Phương Đông cho rằng "Lưng là phủ của thận", do đó, đau lưng và thận có quan hệ vô cùng mật thiết. Nếu bị ngoại tà hàn thấp, thấp nhiệt, hoặc bê nặng mà trượt ngã, làm cho tà vướng, ứ trệ khí huyết, kinh lạc bất hòa, hoặc nhân người yếu bị bệnh lâu dài, tuổi già tinh huyết bất túc, thận tinh hao hư, không thể nuôi dưỡng kinh mạch, đều có thể dẫn đến đau lưng. Chương này coi trọng biện chứng thí trị tất cả các loại đau lưng, còn phần bệnh tật khác nhau dẫn đến đau lưng, có thể tham khảo thương khoa, nội khoa, phụ khoa hữu quan. B. Điểm chủ yếu để kiểm tra Hỏi tiền sử, chú ý vùng lưng đau, tính chất đau, quan hệ giữa chúng với khí hậu và lao động, do đâu mà phát đau và những chứng trạng kèm theo, kiểm tra đốt sống, cơ lưng, khi cần thiết phải khám phụ khoa, xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp phim cột sống để phân biệt các nguyên nhân khác nhau. 1. Do ngoại thương dẫn đến đau lưng, trong ngoại thương, có ngoại thương trực tiếp dẫn đến gẫy xương kín hoặc hở, ngoại thương dẫn đến thoát vị đĩa đệm, loại phong thấp viêm khớp, viêm xùi to đốt sống, lao đốt sống. Trên lâm sàng có thể theo tính chất đau, tuổi phát bệnh khác nhau, kết hợp với tiền sử và phim chụp cột sống, để chẩn đoán phân biệt. 2. Nếu đau đớn ở hai bên thắt lưng là chính, thường thuộc bệnh ở cơ lưng, như khởi bệnh khẩn cấp, có tiền sử ngoại thương, đau rất dữ, hoạt động bị vướng, hoặc cục bộ da bầm tím, thường thuộc bong gân cấp tính; khởi bệnh từ từ, vùng thắt lưng buốt đau, khi trời âm u hoặc sau khi làm mệt đau tăng mạnh, thường là bệnh phong thấp, cơ lưng bị lao tổn mạn tính. 3. Đau thắt lưng có kèm theo đái đau, đái nhiều lần, đái vội, đái ra máu, hoặc có sốt, phải nghĩ đến bệnh ở hệ tiết niệu. Đau lưng có liên quan kinh nguyệt, hoặc kèm theo khí hư rất nhiều, phải nghĩ đến bệnh phụ khoa. C. Cách chữa 1. Ấn day bằng ngón tay Ấn day ở Mệnh môn và Áp thống điểm (nơi nào thấy đau), ấn từ nhẹ đến nặng, từ 1 đến 2 phút, xoa ở Thận du 10 phút, cuối cùng day ở huyệt Ủy trung. 2. Bằng châm cứu a. Thể châm - Phong thấp hàn chứng: Thận tích, Yêu Dương quan, Ân môn, Ủy trung hoặc lấy A thị huyệt. Châm xong, những huyệt ở vùng thắt lưng có thể cứu thêm hoặc làm bầu giác. - Thận hư: Thận du (châm, cứu), Mệnh môn (cứu), Thái khê. CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 51 - Cơ lưng lao tổn: Thận tích, Yêu nhỡn, Ủy trung. - Bong gân cấp tính: Nhân trung, Ủy trung (Chích máu). - Châm trên bàn tay: Yêu thoái điểm (trên mu bàn tay, trước nếp cổ tay 1,5 thốn, ở khe gân cơ duỗi ngón 2 phía cạnh quay và gân cơ duỗi ngón 4 ở cạnh trụ, cộng là 4 điểm ở hai tay). b. Nhĩ châm: Giao cảm, Thần môn, Yêu (thắt lưng), Thận. 3. Biện chứng thí trị Biện chứng cần phân ra hư, thực. Thực chứng thường phát bệnh cấp, trị thì nên khử tà thông lạc, căn cứ vào hàn thấp hay thấp nhiệt, huyết ứ khác nhau mà phân biệt xử lý. Hư chứng thường thấy đau mạn tính, đau đi đau lại, thuộc về thận hao, trị thì nên bổ ích tinh khí. Do thận hư thì dễ cảm tà, mặt nữa là tà ở lâu, lại dễ làm hại thận, do đó, cần chú ý tình trạng thực, hư cùng thấy, ta phải kiêm chữa cả hai. Tức là làm cho quá trình của thực chứng không kéo dài, và sau khi khử tà, cũng cần phải bổ thận để củng cố kết quả chữa. a. Hàn thấp: Vùng lưng lạnh đau, có cảm giác nặng nề khó xoay mình sang bên, khi ngủ dậy cảm thấy khó khăn, khi trời mưa, tối thì phát cơn đau rõ rệt và mạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm (chìm sâu). Cách chữa: Tán hành, khử thấp, thông kinh, hoạt lạc. Bài thuốc: Can khương linh truật thang gia giảm. Khương hoạt 2 đồng cân, Can khương 1 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân, Phục linh 4 đồng cân, Xuyên Quế chi 2 đồng cân, Xuyên Ngưu tất 3 đồng cân, Chế Thương truật 3 đồng cân, Gia giảm: Đau nhiều thì gia Chế xuyên ô 1,5 đồng cân, Tế tân 5 phân. b. Thấp nhiệt: Lưng đau có cảm giác nóng, miệng đắng, bứt rứt, đái ít, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng nhẫy, mạch nhu, sác. Cách chữa: Thanh nhiệt hoá thấp. Bài thuốc: Tứ diệu hoàn gia vị. Hoàng bá 3 đồng cân, Trương truật 3 đồng cân, Ngưu tất 3 đồng cân, Ý dĩ (Dĩ nhân) 5 đồng cân, Phòng kỷ 3 đồng cân, Vãn tàm sa 4 đồng cân, Xuyên Tỳ giải 3 đồng cân. c. Huyết ứ: Lưng đau như đâm, đau cố định, sợ sờ, cúi ngửa hoặc xoay sang bên khó khăn, chất lưỡi tím có ban tím, mạch sáp. Cách chữa: Hóa ứ thông lạc. Bài thuốc: CHẨN TRỊ CÁC CHỨNG TRẠNG LÂM SÀNG CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y Bản quyền: Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương 52 Đương quy 3 đồng cân, Ngưu tất 3 đồng cân, Địa miết trùng 3 đồng cân, Hồng hoa 3 đồng cân, Đào nhân 3 đồng cân, Bào Sơn giáp 3 đồng cân, Chế Một dược 1 đồng cân. d. Thận hư: Lưng đau buốt, mềm; đùi, gối không có sức, làm lụng thì đau tăng; đầu tối, mắt hoa, tai ù, di tinh; rêu lưỡi mỏng, mạch nhỏ, nhanh. Cách chữa: Bổ ích tinh khí. Bài thuốc: Thục địa 3 đồng cân, Cẩu tích 3 đồng cân, Câu kỷ tử 3 đồng cân, Tục đoạn 3 đồng cân, Đỗ trọng 3 đồng cân, Bổ cốt chỉ 3 đồng cân, Hồ đào nhục 3 đồng cân, Lộc giác phiến 3 đồng cân, Gia giảm: Thận âm hư nhiều hơn, miệng khô, chất lưỡi hồng, mạch tế, sác (nhỏ, nhanh) bỏ Bổ cốt chỉ, Lộc giác phiến, gia Chích Quy bản 5 đồng cân, Chích Nữ trinh tử 3 đồng cân. 4. Đơn thuốc một vài vị lẻ - Bào sơn giáp, Hắc sửu, hai vị bỏ chung vào nghiền nhỏ, mỗi lần uống từ 3 đến 5 phân, mỗi ngày hai lần, chữa hàn thấp, huyết ứ đau lưng. - Địa miết trùng, Bội hoàng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, dùng Hoàng tửu đưa xuống, trị ngoại thương đau lưng. - Hổ trượng căn 1 cân, Siêu tửu (rượu nặng đốt được) 3 cân, ngâm từ 1 đến 3 tuần, tuỳ lượng uống từng người, ngày uống 2 đến 3 lần, trị phong thấp huyết ứ đau lưng. . Trung ương 48 ĐAU SƯỜN A. Biện chứng luận trị Đau sườn thường thấy ở lâm sàng, là một hoặc hai bên sườn đau. Gan ở phía dưới xương sườn, kinh mạch của nó dải ra ở hai bên sườn, đảm và can. sườn. Nếu do viêm thường là đau âm ỉ liên tục. Đau thần kinh thường thành từng cơn đau nhói hoặc đau như dao cắt, có quan hệ với biến động tình cảm. Đau thường có cảm giác đau thắt. Xương đau. đau sườn, nơi đau, thời gian và khoảng cách đau, do đâu mà phát cơn đau? Có tiền sử ngoại thương hay không? Những chứng trạng kèm theo là gì? Từ đó phân biệt nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:22

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN