Thương mẹ hơn (3-4 tuổi) Mình nên làm gì nên trong mắt của con mình là người tuyệt vời nhất? Có lẽ các bà mẹ không ngạc nhiên lắm khi những đứa trẻ chỉ biết đến mẹ mà thôi. Tình cảm đặc biệt dành cho mẹ rất dễ nhận thấy nhất ở trẻ sơ sinh. Nhưng điều này hoàn toàn khác nếu một cậu bé 4 tuổi vẫn còn thể hiện “sự tôn sùng” như thế. Dĩ nhiên là bà mẹ nào không muốn con mình luôn thương yêu và nghĩ rằng mẹ là tuyệt vời nhất nhưng khổ nỗi nếu bé trai 3-4 tuổi chỉ thể hiện tình cảm với chỉ một mình mẹ mà thôi thì vấn đề nảy sinh. Bé không chịu chơi với bố. Nếu tình cảm của bé dành cho bạn quá sâu sắc, nói cách khác là chỉ yêu mỗi mình mẹ thì nhất định nó sẽ chẳng chịu ngồi chơi và cũng không chịu nói chuyện với bố. Sự thiên vị trong tình cảm sẽ dẫn đến sự chia rẽ và làm cho người bố lo lắng và hơi ganh tị. Không chịu đi học mẫu giáo: Với suy nghĩ mẹ là người tuyệt vời nhất trên thế giới, bé chẳng thích dính dáng đến người lớn nào khác. Nó không nghe lời hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với cô giáo trong các hoạt động ở lớp học. Bé chỉ làm theo khi người hướng dẫn chính là mẹ. Những đứa trẻ khác sẽ nghĩ bé của bạn “còn baby” quá. Tất nhiên là các bạn cùng tuổi với bé cũng nghĩ mẹ mình là “xịn” nhất nhưng chúng cũng nhận thấy rằng chúng cũng rất hạnh phúc khi được chơi với bố hoặc dì hoặc cậu. Một đứa trẻ lúc nào cũng đeo cứng lấy mẹ sẽ bị bạn bè nghĩ rằng “nó non nớt” hơn mình. Những lý do ẩn: Vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về lý do nào khiến cho một đứa trẻ yêu thương cha hoặc mẹ hơn. Một số nhà tâm lý cho rằng sự thiên vị tình cảm của một đứa trẻ 4 tuổi là một cách chúng thể hiện mong muốn được “điều khiển” người lớn trong gia đình. Nó đã đủ lớn để nhận thức được bố sẽ buồn khổ và giận dữ nếu bị cho “ra rìa” và nó hy vọng rằng khi bị đặt trong tình huống như vậy thì người bố sẽ cố gắng hơn, tìm mọi cách để chiều chuộng nhằm lấy lòng nó. Một số nhà tâm lý khác thì lại cho rằng sự thiên vị chỉ xuất hiện và mạnh mẽ hơn khi đứa bé nghĩ rằng cha mẹ nó luôn bất hòa. Nó bắt đầu chơi trò đánh bạc với tình cảm của mình, nó về phe người nào mà nó chắc rằng nó sẽ không bị thiệt thòi và luôn an toàn. Ðiều này có nghĩa là sự thiên vị nảy sinh khi đưa bé cảm thấy bất an về mối quan hệ của cha mẹ chúng. Khôi phục lại thế cân bằng: Dù đôi khi bạn cảm thấy hạnh phúc vì được con mình thương yêu hơn nhưng tốt nhất là bạn cần phải khôi phục lại thế cân bằng trong tình cảm của trẻ. Bước đầu tiên: phải tỏ ra cho trẻ thấy bạn vẫn muốn là người tuyệt vời nhất đối với nó. Giúp trẻ hiểu rằng việc bạn khuyến khích chúng quý trọng người khác không đồng nghĩa với việc phải bớt thương bạn một ít. Nói chuyện nhẹ nhàng nhưng phải thật chi tiết và dễ hiểu, “Mẹ rất hiểu con thương mẹ nhiều thế nào, nhưng con xem này, ba và ông bà cũng rất yêu thương con, ai cũng lo lắng và chăm sóc con. Vậy con hãy chơi với ba và ông bà, con cũng rất yêu thương ba và ông bà đúng không? Con hãy cứ thương yêu và quấn quýt mẹ như trước đây nhưng cũng đừng quên là con cũng nên thương ba và ông bà như thế!” Khó khăn của bạn là làm cách nào giúp bé hiểu rằng bạn không phải là người tốt duy nhất. Chỉ ra cho trẻ thấy những điểm tốt của bố, của những người thân trong gia đình và xa hơn là những người xung quanh. Khen ngợi những đức tính, việc làm tốt của từng người. Tránh nhượng bô sự thiên vị của trẻ. Ví dụ: nếu trẻ không thích đi chơ với bạn thì đừng tìm cách thuyết phục hoặc thay đổi kế hoạch của mình mà nên đề nghị bé ở nhà chơi cờ, đọc truyện hoặc xem ti vi với bố. Cũng giống như tình cảm thời thơ ấu, giai đoạn của sự thiên vị tình cảm rồi cũng sẽ qua đi, rất có thể là nó sẽ biến mất nhanh như khi nó xuất hiện. Nhưng vì nếu không khéo xử sự thì nó có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình nên cần phải có hướng giải quyết ngay từ đầu. Chắc chắn là đưa bé sẽ vô cùng hạnh phúc nếu nó yêu thương cả cha mẹ và cũng được cha mẹ yêu thương. (Young Parents) Xem thêm về chăm sóc bé tại www.chamsocbe.com . Thương mẹ hơn (3-4 tuổi) Mình nên làm gì nên trong mắt của con mình là người tuyệt vời nhất? Có lẽ các bà mẹ không ngạc nhiên lắm khi những đứa trẻ chỉ biết đến mẹ mà thôi đeo cứng lấy mẹ sẽ bị bạn bè nghĩ rằng “nó non nớt” hơn mình. Những lý do ẩn: Vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về lý do nào khiến cho một đứa trẻ yêu thương cha hoặc mẹ hơn. Một số. việc phải bớt thương bạn một ít. Nói chuyện nhẹ nhàng nhưng phải thật chi tiết và dễ hiểu, Mẹ rất hiểu con thương mẹ nhiều thế nào, nhưng con xem này, ba và ông bà cũng rất yêu thương con,