1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình thủy công Tập 1 - Chương 1 docx

10 869 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 409,68 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN LÊ VĂN HỢI – NGUYỄN VĂN HƯỚNG THỦY CÔNG TẬP I ĐÀ NẴNG 2005 1 Chơng 1 Khái niệm chung về công trình Thuỷ lợi ò1.Vai trò của Thuỷ lợi trong nền kinh tế Quốc dân Đặt vấn đề: - Nớc là yếu tố không thể thiếu đợc đối với mọi sự sống trên Trái đất và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nớc. Ví dụ: Sử dụng năng lợng nớc để phát điện, dùng nớc tới ruộng, nuôi cá, lợi dụng nớc để vận tải giao thông thuỷ và dùng nớc để phục vụ cho mọi sinh hoạt khác của con ngời. - Trữ lợng nớc trên trái đất rất lớn, khoảng 1,5 tỷ km 3 trong đó hơn 90% là nớc ở các đại dơng và biển, còn lại là nớc ở trong lục địa. Song nớc đợc phân bố rất không đều theo không gian và phân phối không đều theo thời gian. Mặt khác nớc cũng có thể gây nhiều tác hại rất to lớn cho nền kinh tế Quốc dân và con ngời nh: nạn lũ lụt, ngập úng hay xói lỡ các bờ sông. - Vì vậy muốn lợi dụng tài nguyên dòng nớc phục vụ cho nền kinh tế Quốc dân và đời sống con ngời, phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp công trình lợi dụng ích lợi của dòng nớc và chống lại các tác hại của nó. Chính từ đây ngành khoa học Thuỷ lợi đợc ra đời theo yêu cầu của con ngời trong việc sử dụng nguồn nớc và cùng với sự phát triển của các khoa học khác nh toán, vật lý, hoá học, thuỷ văn, địa chất, thuỷ lực, kết cấu, vật liệu xây dựng Những công trình xây dựng nhằm sử dụng tài nguyên nớc và chống lại tác hại của nó gọi là công trình thuỷ lợi. Căn cứ vào mục đích chủ yếu trên, ta xây dựng các công trình Thuỷ lợi bao gồm các lĩnh vực sau đây : 1. Thuỷ điện : lợi dụng năng lợng của nớc sông biển để phát điện 2. Thuỷ nông : dùng biện pháp thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp (nh tới, tiêu, chống xói mòn, chống chua mặn, và chống bạc màu) 3. Giao thông thuỷ : cải thiện và lợi dụng sông, hồ , biển để phát triển giao thông thuỷ. 4. Cấp thoát nớc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và vùng dân c 5. Trị thuỷ: chỉnh trị các dòng sông- chống lụt, chống xói lỡ và bồi lắng trên các hệ thống sông 6. Nuôi trồng thuỷ sản: làm hồ nuôi cá, cấp nớc cho nuôi trồng thuỷ sản, đờng cá đi Ngoài ra thuỷ lợi còn có nhiệm vụ khác nh cải tạo môi trờng môi sinh, tạo nên các khu an dỡng, khu nghỉ mát ò2. Đặc điểm của công trình Thuỷ lợi và vấn đề lợi dụng tổng hợp Đặc điểm của công trình thuỷ lợi là làm việc trong nớc nên chịu mọi tác dụng của nớc nh tác dụng cơ học, hoá lý, thấm, tác dụng của vi sinh vật và dân sinh kinh tế. A. Đặc điểm của công trình thuỷ lợi 1. Tác dụng của nớc đối với công trình thuỷ lợi: 2 a. Tác dụng cơ học của nớc Công trình thuỷ lợi chịu tác dụng của áp lực thuỷ tĩnh và động. Ngoài ra cần phải kể đến áp lực sóng khi xuất hiện sóng và tác động của nớc khi có động đất. Dòng chảy qua công trình tháo (đập tràn, cống tháo nớc) mang xuống hạ lu một năng lợng lớn, có thể làm xói lở mãnh liệt bờ và đáy sông bằng đất hay đá. Vì vậy hạ lu công trình cần có biện pháp tiêu năng để bảo vệ hạ lu công trình và lòng sông (hình 1-1). b. Tác dụng của thấm Khi công trình tạo ra độ chênh lệch cột nớc thợng hạ lu thì sẽ xuất hiện dòng thấm qua nền và bờ. Dòng thấm qua nền sẽ gây nên áp lực thấm, mất nớc, xói ngầm hoá học, xói ngầm cơ học, đẩy trồi đất. Để tránh các tác hại trên ta áp dụng biện pháp kéo dài đờng viền thấm nh làm sân phủ phía thợng lu (sân trớc), cừ chống thấm, hoặc màng chống thấm (hình 1-1). c. Tác dụng hoá lý của nớc Nớc có thể tác dụng lên vật liệu làm công trình và đất nền làm cho bề mặt bị bào mòn. Sự ăn mòn của nớc đối với kim loại, bê tông, đá, gỗ xảy ra khi nớc có tính xâm thực. Dòng chảy có lu tốc lớn sẽ sinh ra vùng có chân không và dẫn đến hiện tợng khí thực. Hiện tợng xói ngầm cơ học và hoá học có thể xảy ra trong nền công trình do dòng thấm. d. Tác dụng của sinh vật Một số sinh vật sống ở trong nớc gây tác dụng không tốt đối với công trình nh hà ăn làm mục nát gỗ. Ngoài ra còn có một số vi khuẩn xâm nhập vào vật liệu, có loại côn trùng gặm đá và bê tông của công trình 2. Điều kiện thiết kế và xây dựng thi công Hình 1-1: Biện pháp giảm thấm và tiêu năng hạ lu công trình trên nền đất 1-Thân đập; 2-Cửa van; 3-Sân trớc; 4-Sân tiêu năng; 5-Sân sau; 6, 7, 8-Cừ - Điều kiện thiết kế: Các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn) và dân sinh kinh tế có tác dụng quyết định đến việc chọn hình thức, kết cấu, kích thớc và bố trí các công trình trong hệ thống. Do đó điều kiện thiết kế ảnh hởng đến giá thành cho nên ngời thiết kế phải thận trọng phân tích các điều kiện một cách kỷ lởng. Hơn nữa điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn và dân sinh kinh tế ở các vùng xây dựng hết sức khác nhau vì vậy việc thiết kế công trình thuỷ lợi không thể theo một mẩu mực định sẵn nào. - Điều kiện thi công: Thi công công trình thuỷ lợi vô cùng phức tạp vì diện thi công rộng, địa hình phức tạp, nớc xuyên bị nớc uy hiếp, phải dẫn dòng thi công để làm công tác hố 3 móng- xây dựng công trình. Mặt khác việc thi công công trình thuỷ lợi phải đảm bảo liên tục, đúng tiến độ vì vậy đòi hỏi phơng án xữ lý thi công phức tạp và tốn kém. Khối lợng công trình thuỷ lợi rất lớn nên vốn đầu t lớn và thời gian thi công rất dài vì vậy ngời thi công phải có phơng án chuẩn bị nguyên vật liệu một cách đầy đủ, chính xác cho mọi thời kỳ. 3. ảnh hởng của công trình thuỷ lợi đối với khu vực lân cận Có thể nói không có loại công trình nào khi xây dựng xong lại làm thay đổi lớn điều kiện kinh tế và thiên nhiên của khu vực nh công trình thuỷ lợi. - Khi có công trình thuỷ lợi sẽ hình thành những khu vực công nghiệp, thành phố, đờng giao thông và khu dân c mới - Các công trình dâng nớc tạo hồ chứa làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn ở thợng lu và làm thay đổi khí hậu ở trong vùng. Mực nớc ngầm cùng đợc dâng lên ảnh hởng đến sinh trởng cây trồng trong vùng tạo điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn 4. Những hậu quả to lớn do công trình thuỷ lợi bị h hỏng Các công trình thuỷ lợi nhất là với đập dâng nớc giữ một khối lợng nớc rất lớn với cột nớc rất cao khi bị h hỏng khối lợng nớc khổng lồ đó đỗ về hạ lu với lu tốc cực kỳ lớn làm thiệt hại đến tính mạng tài sản nhân dân, làm tê liệt và h hỏng các khu công nghiệp, nông nghiệp trên một phạm vi lớn, và làm đình trệ giao thông vận tải thuỷ Ví dụ: - Đập trọng lực Francis ở Mỹ hỏng năm 1928 làm cho hơn 450 ngòi chết - Đập vòm Manpasset ở Pháp hỏng năm 1959 đã phá huỷ cả Thành phố Frêjus và hơn 500 ngời chết. - Gần đây đập vòm Vaiong ở ý hỏng năm1963 làm 3000 ngời chết - ở Việt Nam cũng đã có sự cố vỡ đập Suối Trầu (Khánh Hoà) tháng 11/1977 và tháng 11/1978, đập Suối Hành tháng 12/1986, đập Am Chúa tháng 10/1992 cũng tại Khánh Hoà. ở đập Dầu Tiến (Tây Ninh) sự cố tháng 1/1986 xảy ra ở cửa tràn xả sâu, khi hồ tích nớc cha đầy nhng do thiết kế cha đúng tổ hợp lực nên khi làm việc, liên kết giữa tai trụ đỡ càng van và khung thép néo dã bị phá vỡ làm cắt đứt trụ pin, phá hỏng cửa tràn, gây ra lũ nhân tạo trong mùa khô ở hạ du sông Sài Gòn, thiệt hại về tài sản rất lớn. Vậy ta thấy tổn thất do công trình thuỷ lợi h hỏng thờng lớn hơn nhiều so với vốn đầu t xây dựng nó. Cho nên ngời kỹ s thuỷ lợi cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công trình cũng nh hậu quả của sự cố để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác khảo sát, thiết kế xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi. B. Vấn đề lợi dụng tổng hợp khi thiết kế xây dựng công trình thuỷ lợi Nớc trong thiên nhiên có thể đồng thời sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, vì vậy việc lợi dụng tổng hợp là nguyên tắc căn bản nhất khi khai thác nguỗn nớc. Khi khai thác nguồn nớc cần chú ý các đặc điểm sau: - Khi dự kiến khai thác nguồn nớc cho một mục đích nào đó cần đồng thời nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khác. Ví dụ: khi xây dựng trạm Thuỷ điện cần kết hợp tới ruộng, vận tải, phòng lũ và nuôi cá - Trong biện pháp khai thác hiện tại cần tính đến khả năng khai thác triệt để lâu dài để đáp ứng đợc sự mở rộng sản xuất trong tơng lai. - Cần phải nghiên cứu lợi dụng những công trình sẵn có và tránh làm gián đoạn các công trình đang đựợc khai thác. 4 - Việc khai thác triệt để nguồn nớc theo nguyên tắc lợi dụng tổng hợp vô cùng phức tạp vì cùng một lúc không thể thoả mản đợc nhu cầu dùng nớc của nhiều ngành [ vídụ: khi tới thì mất nớc, không đảm bảo phát điện bình thờng hoặc không đủ nớc để đảm bảo vấn đề giao thông ] khi đó phải dựa vào nguyên tắc u tiên cho ngành trọng điểm và chú ý thích đáng đến các ngành khác. - Việc lợi dụng tổng hợp còn phụ thuộc vào chế độ xã hội và mức độ phát triển kinh tế của từng nớc. [ vì việc khai thác nguồn nớc đụng chạm đến rất nhiếu ngành kinh tế khác nhau của một nớc] ò 3 Phân loại và các giai đoạn thiết kế công trình thuỷ I. Phân loại Để phục vụ những mục đích khác nhau và tuỳ theo điều kiện tự nhiên ở các vùng xây dựng khác nhau, thực tế có rất nhiều loại công trình thuỷ công và kết cấu của chúng cũng rất khác nhau. Để tiện cho việc nghiên cứu ta cần phân loại các công trình thuỷ lợi theo một số đặc tính: 1. Theo các ngành phục vụ gồm có + Công trình thuỷ nông + Công trình thuỷ điện + Công trình vận tải thuỷ + Công trình cấp thoát nớc + Công trình phục vụ thuỷ sản 2 Theo chức năng cụ thể của công trình + Công trình dâng nớc: Ngăn dòng chảy- dâng nớc ( ví dụ: đập ngăn sông, cống điều tiết nớc, cống ngăn triều, đê biển, đê sông) + Công trình lấy nớc: lấy nớc từ sông, hồ phục vụ cho ngành dùng nớc (các cống lấy nớc, trạm bơm ) + Công trình tháo nớc: dùng để tháo nớc từ hồ chứa, từ đồng ra sông ( ví dụ: các đờng tràn lũ, cống tháo nớc, cống tiêu) + Công trình dẫn nớc: Dùng để dẫn nớc từ nơi này đến nới khác (kênh, xi phông, cầu máng, đờng hầm v.v ) + Công trình chỉnh trị sông: là các loại đê, kè chắn sóng để điều chỉnh biến hình dòng sông theo hớng có lợi. 3. Theo thời gian sử dụng + Công trình dâu dài: là loại công trình sử dụng thờng xuyên hoặc định kỳ trong suốt quá trình khai thác. Tuỳ thuộc vào chức năng, công trình lâu dài đợc chia thành công trình chủ yếu và công trình thứ yếu : - Công trình chủ yếu : là công trình mà sự h hỏng của chúng sẽ ảnh hởng trực tiếp đến sự là việc bình thờng của công trình đầu mối và hệ thống, làm cho chúng không đảm nhận đợc nhiệm vụ nh thiết kế đặt ra (đê, đập, công trình nhận nớc, kênh dẫn, tháp điều áp) 5 - Công trình thứ yếu : là công trình mà sự h hỏng của chúng không ảnh hởng đến sự làm việc bình thờng của công trình đầu mối và hệ thống, có thể phục hồi đợc trong thời gian ngắn (tờng phân cách, công trình xả dự phòng, công trình gia cố bờ nằm ngoài cụm đầu mối) + Công trình tạm thời: Là loại công trình chỉ sử dụng trong thời kỳ xây dựng hoặc chỉ dùng để sửa chữa công trình lâu dài trong quá trình khai thác(ví dụ : đê quai, kênh dẫn dòng, xả lu lợng thi công, cầu tạm ) 4. Theo vị trí xây dựng + Cụm đầu mối công trình thuỷ lợi : là tổ hợp các hạng mục công trình thuỷ tập trung ở vị trí khởi đầu của hệ thống dẫn, thoát nớc; làm chức năng cấp hoặc thoát nớc, điều tiết, khống chế, phân phối nớc. + Hệ thống dẫn, thoát nớc : là tổ hợp mạng lới đờng dẫn và công trình liên quan có mặt trong dự án. 5. Theo kết cấu và vật liệu xây dựng + Công trình đất + Công trình đá + Công trình bê tông + Công trình gỗ + Công trình dùng vật liệu tổng hợp 6. Theo năng lực phục vụ hoặc theo đặc tính kỹ thuật của các hạng mục công trình Đây là cách phân loại quan trọng nhất, công trình thuỷ lợi đợc phân thành năm cấp tuỳ theo quy mô, địa điểm xây dựng công trình, mức độ ảnh hởng của chúng đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòngcũng nh tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trờng, tổn thất về ngời và tài sản do sự rủi ro có thể gây ra. Sự khác nhau của mỗi cấp thiết kế đợc thể hiện bằng hệ số an toàn chung của công trình và qui định về khảo sát thiết kế. + Phân cấp theo đặc tính kỹ thuật của các hạng mục công trình (TCXD VN285 : 2002) Cấp thiết kế Loại công trình Loại đất nền I II III IV V 1. Đập vật liệu đất, đất - đá có chiều cao lớn nhất, m A B C >100 >75 >50 >70ữ100 >35ữ75 >25ữ50 >25ữ70 >15ữ35 >15ữ25 >10ữ25 >8ữ15 >8ữ15 10 8 8 2. Đâp bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thuỷ chịu áp khác có chiều cao, m A B C >100 >50 >25 >60ữ100 >25ữ50 >20ữ25 >25ữ60 >10ữ25 >10ữ20 >10ữ25 >5ữ10 >5ữ10 10 5 5 3. Tờng chắn có chiều cao, m A B C >40 >30 >25 >25ữ40 >20ữ30 >18ữ25 >15ữ25 >12ữ20 >10ữ18 >8ữ15 >5ữ12 >4ữ8 8 5 4 4. Hồ chứa có dung tích, 10 6 m 3 >1000 >200ữ1000 >20ữ200 >1ữ20 1 6 Chú thích : 1. Đất nền chia thành ba nhóm điển hình : Nhóm A : Nền là đá Nhóm B : Nền là đất cát, đất hòn khô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng Nhóm C : Nền là đất sét bão hoà nớc ở trạng thái dẻo 2. Chiều cao công trình đợc tính nh sau : - Với đập vật liệu đất, đất-đá : Chiều cao tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập. - Với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác : Chiều cao tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình. + Phân cấp công trình theo năng lực phục vụ (TCXD VN285 : 2002) Cấp thiết kế Loại công trình thuỷ lợi I II III IV V 1. Hệ thống thuỷ nông có diện tích đợc tới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu,10 3 ha 2. Nhà máy thuỷ điện có công suất,10 3 KW 3. Công trình cấp nguồn nớc (cha xử lý) cho các ngành sản xuất khác có lu lợng, m 3 /s 50 300 20 <50ữ10 <300ữ50 <20ữ10 <10ữ2 <50ữ5 <10ữ2 <2ữ0,2 <5ữ0,2 <2 <0,2 <0,2 II. Các giai đoạn thiết kế Để xây dựng công trình thủy lợi (xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp) phải thực hiện theo các bớc sau : 1.Giai đoạn lập dự án đầu t thủy lợi Trong giai đoạn này có thể làm theo hai giai đoạn sau : 1.1 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) 1. BCNCTKT là một giai đoạn của bớc chuẩn bị đầu t đối với các dự án thuộc nhốm A, nhằm bớc đầu nghiên cứu các luận cứ về kinh tế-kỹ thuật-xã hội-môi trờng trong vùng có liên quan đến dự án để xem xét sơ bộ : - Sự cần thiết phải đầu t; - Quy mô, tổng mức đầu t; - Sơ bộ xác định tính khả thi của dự án; - Dự kiến hình thức đầu t và biện pháp huy động vốn đầu t. 2. BCNCTKT xem xét các vấn đề quan trọng và cần thiết nhất về Kinh tế-kỹ thuật-xã hội của dự án. BCNCTKT đợc thực hiện cần đảm bảo : - Đúng đờng lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nớc; - Phù hợp với : + Quy hoạch hoặc phơng hớng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của vùng và lãnh thổ có liên quan đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; 7 + Quy hoạch hoặc phơng hớng quy hoạch tổng thể phát triển ngành có liên quan đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các lĩnh vực liên quan sau Tài nguyên nớc của khu vực; Tài nguyên đất; Tài nguyên rừng; Nông nghiệp và nông thôn; Công nghiệp; Năng lợng; Giao thông vận tải; Nuôi trồng thủy sản; Các ngành liên quan khác. - Khai thác và sử dụng tổng hợp, bảo vệ bền vững tài nguyên nớc, phòng tránh có hiệu quả lũ lụt và tác hại do nớc gây ra; - Gắn thủy lợi với giao thông, với xây dựng nông thôn và đô thị; - Gắn tài nguyên nớc với tài nguyên rừng, tài nguyên đất khoáng sản, khí hậu, nhu cầu và khả năng phát triển cây trồng và vật nuôi; - Đáp ứng yêu cầu bền vững và mỹ quan; - Bảo vệ môi trờng sinh thái; - áp dụng công nghê, kỹ thuật tiên tiến; - Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật; - Sử dụng vốn đầu t có hiệu quả nhất. 1.2 Báo cáo nghiên cứ khả thi (BCNCKT) 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi : - Làm căn cứ cho việc ra quyết định tiến hành công tác chuẩn bị thực hiện đầu t; - Làm căn cứ pháp lý về kinh tế-kỹ thuật đối với việc lập Thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán hoặc Thiết kế kỹ thuật- thiết kế bản vẽ thi công; - Làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu và dự thầu công tác T vấn thiết kế; - Làm cơ sở để lập kế hoạch đấu thầu xây lắp. 2. Khi lập BCNCKT cần phải nghiên cứu các luận cứ về kinh tế-kỹ thuật-xã hội-môi trờng trong vùng có liên quan đến dự án, xem xét tính khả thi của dự án để làm cơ sở cho việc lựa chọn và quyết định chủ trơng đầu t, thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây : - Sự cần thiết phải đầu t; - Lựa chọn hình thức đầu t; - Lựa chọn địa điểm xây dựng; - Lựa chọn các phơng án kỹ thuật công nghệ; - Xác định nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu t, phơng án hoàn trả vốn đầu t nếu có; - Xác định tính khả thi về kinh tế-kỹ thuật-xã hội của dự án; - Xác định hiệu quả của dự án. 3. Nội dung NCNCKT cần xem xét các vấn đề quan trọng và cần thiết về kinh tế-kỹ thuật-xã hội cảu dự án trên cơ sở kế thừa và cụ thể hóa dự án quy hoạch hoặc BNNCTKT nếu có để đảm bảo dự án khả thi phù hợp và thống nhất với : 8 - Quy hoạch hoặc phơng hớng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng và lãnh thổ đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Quy hoạch tổng thể hoặc phơng hớng quy hoạch tổng thể phát triển ngành có liên quan đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thông qua; - Quy hoạch tài nguyên nớc của khu vực; - Tài nguyên đất; - Tài nguyên rừng; - Nông nghiệp và nông thôn; - Công nghiệp; - Năng lợng; - Giao thông vận tải; - Nuôi trồng thủy sản; - Các ngành liên quan khác. 4. BCNCKT cần tuân thủ : - Luật tài nguyên nớc, các Luật có liên quan; Các Pháp lệnh có liên quan; - Các chủ trơng, đờng lối, chính sách, Nghị quyết có liên quan của Đảng và Nhà nớc; - Các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm có liên quan. 2.Giai đoạn lập thiết kế công trình thủy lợi Trong giai đoạn này có thể làm theo hai giai đoạn sau : 2.1 Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán - Trên cơ sở thiết kế sơ bộ đã đợc phê duyệt, cần bổ sung các tài liệu cơ bản, đề xuất và tính toán các phơng án để cụ thể và chi tiết hóa một bớc các giải pháp công trình nhằm đáp ứng các yêu cầu sau : chọn tuyến công trình và phơng án bố trí tổng thể tối u các hạng mục công trình chính tại đầu mối, trên tuyến dẫn và các công trình khác. + Chọn phơng án tối u về chủng loại, số lợng và bố trí thiết bị. + Chọn quy mô và các hình thức bố trí kết cấu công trình tối u cho các hạng mục công trình chính thuộc đầu mối, tuyến đờng dẫn, công trình phòng hộ và khu tái định c (nếu có). + Cụ thể hóa các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trờng nhằm khắc phục các hạn chế các tác động xấu, phát huy hiệu quả các tác động tích cực. + Xác định chính xác chủng loại, số lợng, vị trí các hạng mục công trình đ ợc đầu t. Chi tiết hóa các kết cấu chịu lực chính đáp ứng yêu cầu đấu thầu xây lắp. + Chọn biện pháp và tiến độ hợp lý để xây dựng, khai thác và bảo trị một cách có hiệu quả công trình, hạn chế gây ra các tác động tiêu cực về mặt môi trờng. + Xác định chính xác khối lợng chính các loại vật liệu , vật t, thiết bị và tổng dự toán công trình theo các lô thầu đợc định hớng trong Quyết định đầu t. - Phải phù hợp với nội dung, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình trong BCNCKT đã đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Tổng dự toán phải đợc lập trên cơ sở định mức, đơn giá, chế độ, chính sách hiện hành liên quan đến chi phí đầu t xây dựng và không đợc vợt tổng mức đầu t đã ghi trong Quyết định đầu t. 2.2 Thiết kế bản vẽ thi công 9 - Thiết kế bản vẽ thi công cần phải nghiên cứu và tính oán để cụ thể và chi tiết các giải pháp các kỹ thuật và kết cấu công trình đã đợc phê duyệt trong giai đoạn Thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, lập dự toán chế tạo, lắp đặt và xây dựng công trình. - Hồ sơ bản vẽ thi công là căn cứ pháp lý để : + Làm thủ tục xây dựng chế tạo và lắp đặt. + Xây dựng, chế tạo và lắp đặt. + Giám sát kiểm tra chất lợng xây dựng, chế tạo và lắp đặt. + Nghiệm thu, thanh toán chi phí và bàn giao công trình. - Trong khuôn khổ các chủ trơng về kỹ thuật và tổng dự toán đã dợc phê duyệt trong Thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán, cần kiểm tra, khảo sát và thu thập bổ sung các tài liệu cần thiết và nghiên cứu tính toán nhằm đáp ứng yêu cầu sau : + Điều chỉnh (nếu cần thiết) tuyến, vị trí các hạng mục công trình; + Triển khai và chi tiết hóa các kết cấu công trình và các biện pháp sử lý nền; + Chi tiết hóa các kết cấu kim loại, các sơ đồ bố trí và lắp đặt thiết bị; + Chỉ dẫn kỹ thuật thi công các hạng mục công trình quan trọng; + Lập bảng tiên lợng các hạng mục công trình xây dựng, các hạng mục công trình phục vụ thi công, các công trình tạm + Xác định số lợng và quy cách các vật t thiết bị. - Thiết kế bản vẽ thi công cần tuân thủ nội dung Thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán đã đợc phê duyệt, nếu điều chỉnh thay đổi cần đợc sự cho phép của cơ quan duyệt Thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán. - Dự toán phải đợc lập trên cơ sở các bản tiên lợng, các bản kê số lợng, quy cách vật t, thiết bị, biện pháp xây dựng, phù hợp với định mức, đơn giá, chế độ, chính sách hiện hành. Lu ý : Đối với công trình đợc thiết kế một bớc thì gộp hai gai đoạn Thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán và Thiết kế bản vẽ thi công thành một giai đoạn là Thiết kê kỹ thuật-thi công. 10 . của công trình 2. Điều kiện thiết kế và xây dựng thi công Hình 1- 1: Biện pháp giảm thấm và tiêu năng hạ lu công trình trên nền đất 1- Thân đập; 2-Cửa van; 3-Sân trớc; 4-Sân tiêu năng; 5-Sân. các công trình thuỷ lợi theo một số đặc tính: 1. Theo các ngành phục vụ gồm có + Công trình thuỷ nông + Công trình thuỷ điện + Công trình vận tải thuỷ + Công trình cấp thoát nớc + Công trình. >20ữ30 > ;18 ữ25 > ;15 ữ25 > ;12 ữ20 > ;10 18 >8 15 >5 12 >4ữ8 8 5 4 4. Hồ chứa có dung tích, 10 6 m 3 > ;10 00 >200 10 00 >20ữ200 > ;1 20 1 6 Chú thích : 1. Đất nền

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN