GIÀU NGHÈO Nguyễn Bửu Đồng Ngày kia, người cha một gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi viếng một vùng quê với ý định cho con thấy tận mắt cuộc sống nghèo khó của người dân quê như thế nào. Hai cha con lưu lại nông trại của một gia đình nông dân được xem là rất nghèo trong vùng, trọn hai ngày, hai đêm. Trên đường về, người cha hỏi con trai mình: - Con thấy chuyến đi như thế nào? - Thích thú lắm cha ạ! - Con có thấy cảnh nghèo khó mà những người nông dân phải sống không? - Có, con có thấy. - Vậy con nghĩ sao? Con học được điều gì trong chuyến đi? - Thưa cha, con thấy chúng ta chỉ có một con chó trong lúc họ có đến bốn con. Chúng ta có một hồ bơi chiếm gần nửa khoảnh vườn, còn họ có cả một dòng suối dài vô tận. Chúng ta phải mua đèn lồng để thắp sáng khu vườn về đêm, còn họ có cả một bầu trời đầy trăng sao. Chúng ta có một gác vòm (patio) tới sân trước trong khi họ có cả chân trời rộng mở. Chúng ta sống trên một mảnh đất nhỏ, còn họ có những cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Chúng ta có những người giúp việc để phục dịch, còn họ thì phục vụ người khác. Chúng ta mua thức ăn, còn họ thì trồng lấy. Chúng ta có tường cao vây bọc bảo vệ, còn họ thì được bạn bè chở che. Người cha lắng nghe, im lặng, chẳng thốt được lời nào - Đứa con nói tiếp: Cám ơn cha đã cho con cơ hội thấy được trước nay gia đình mình sống khó nghèo hơn các gia đình nông dân đó. (Theo Alice Gray) Hạnh phúc của người đói lạnh là được ấm no. Hạnh phúc của người no lành là được ăn ngon, mặc đẹp. Người có thừa tiền thì muốn thêm danh vọng, địa vị xã hội, được chào hỏi nơi công cộng Ước muốn, dục vọng của con người ít khi ở trạng thái bảo hòa. Bởi đó ít người bằng lòng với hiện tại, với cái mình có trong tay. Các hãng xưởng làm ra hàng hóa, các công ty quảng cáo đã biết khai thác và vận dụng cái tâm lý này để gây tạo một nền kinh tế tiêu thụ, càng mua sắm nhiều càng tốt, càng chứng tỏ mình “better off” hơn mọi người. Và không ít người hãnh diện cho đó là động lực thúc đẩy, làm cho xã hội tiến bộ! Quan điểm tùy thuộc vào thế đứng, cách nhìn. Quan niệm về hạnh phúc có tính toán của người trưởng thành khác với quan niệm về hạnh phúc hồn nhiên của trẻ thơ. Đối với người lớn thì “có thực mới vực được đạo” nên hầu như đa số chúng ta chỉ làm việc bác ái khi có dư thừa, chỉ cho khi muốn tống khứ những gì mình không muốn giữ, làm chật cửa chật nhà. Bác ái có điều kiện, có tính toán thiệt hơn. Chúng ta không cho với tấm lòng mà “bố thí” ban ơn để danh ta cả sáng, nhưng làm người nhận mất phẩm giá. Trẻ thơ, trái lại, hồn nhiên, trong trắng, thật thà và sống phó thác, để mặc cho cha mẹ lo liệu. Trong thời gian bị giam tù ở Rạch Giá, hàng tuần vào ngày thăm nuôi tôi chứng kiến cảnh một đứa bé khác khoảng 5, 6 tuổi phát chia quà bánh thăm nuôi nhận được cho những đứa trẻ khác, cùng tuổi hay lớn hơn, nhưng không có thân nhân gởi quà; nhiều khi nó chẳng còn gì, phải đi xin lại của những đứa trẻ khác có thăm nuôi. Nó vui chia sẻ nhưng cha mẹ nó thường “nóng ruột.” Trẻ thơ đến với Chúa không có thái độ khép nép, sợ sệt, trịnh trọng bề ngoài. Và Đức Kitô muốn chúng ta đến với Ngài trong tâm tình hồn nhiên, ngay thẳng đó: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cản chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt. 19:14). Nhiều người đã và đang sống bằng cái “hạnh phúc” do cha mẹ hay người khác đặt để, nghĩ ra cho mình: phải ăn thức ăn này mới sang, phải mặc áo quần kiểu này mới hợp thời trang, mới thuộc thành phần “high class.” Nhiều thanh niên đã phải thực hiện ước mơ cùa cha mẹ trong ngành học, việc làm để mẹ cha nở mặt nở mài, hãnh diện với bạn bè, làng nước; cả đời chưa dám quyết định điều gì cho rriêng mình Đứa bé trong câu chuyện trên nghĩ mình trước nay đã sống nghèo. Nó không biết cái “giá trị thật sự” (bằng tiền bạc!) tài sản cha mẹ đang có. Ôi “cái khó nghèo đó” và bao nhiêu “cái khó nghèo khác” trong đời sống thế gian hiện nay là mơ ước của hơn ba phần tư nhân loại trên trái đất này! Họ không mơ, không ước, không hứa, không khấn cầu cái nghèo khó họ đang trải qua, có nhiều người ngay khi vừa mở mắt chào đời; họ chỉ phải sống vì không có sự lựa chọn nào khác. Họ mong có được “cái khó nghèo” của nhiều người. Nếu phải “hy sinh” để được hưởng một phần rất nhỏ “cái khó nghèo đó,” họ cũng vui mừng, hạnh phúc, và tạ ơn trời, đâu dám than van, kể lể. Giàu sang hay nghèo khó, hạnh phúc hay bất hạnh thường tùy nơi cái nhìn của mỗi người trong cuộc sống. Thường khi chúng ta chỉ quan tâm đến những gì mình không có mà quên đi những gì đang có và có thừa. Một vật không có giá trị gì mấy đối với người này nhưng có thể là một tài sản đáng kể đối với người khác. Tất cả đều do cái nhìn. Hãy tạ ơn Thượng Đế. Hãy cám ơn đời đã cho chúng ta quá đủ, quá nhiều thay vì muốn được thêm để tích lũy. Hãy quý trọng và vui hưởng từng thứ, từng vật mình đang có trong tay, nhất là những gì mà tiền bạc không thể mua được như tình bạn chân thành, một mái ấm gia đình “Xin Thượng Đế cho mỗi người chúng ta biết nhìn thấy đủ những gì đã được trao ban ” . GIÀU NGHÈO Nguyễn Bửu Đồng Ngày kia, người cha một gia đình giàu có dẫn đứa con trai đi viếng một vùng quê với ý định cho con thấy tận mắt cuộc sống nghèo khó của người. trên nghĩ mình trước nay đã sống nghèo. Nó không biết cái “giá trị thật sự” (bằng tiền bạc!) tài sản cha mẹ đang có. Ôi “cái khó nghèo đó” và bao nhiêu “cái khó nghèo khác” trong đời sống thế gian. “hy sinh” để được hưởng một phần rất nhỏ “cái khó nghèo đó,” họ cũng vui mừng, hạnh phúc, và tạ ơn trời, đâu dám than van, kể lể. Giàu sang hay nghèo khó, hạnh phúc hay bất hạnh thường tùy nơi