1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ pptx

10 652 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

TÌM HIỂU ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 407-CT ngày 18 tháng 12 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý Toạ độ địa lý: Từ 20 độ 55' đến 21 độ 07' vĩ bắc và 105 độ 18' đến 105 độ 30' kinh đông[1]. Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình với diện tích 11.372 ha[3][1], cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây. Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.226 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120 m. Động-thực vật Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Mô tả về Vườn Quốc Gia Ba Vì Vườn Quốc gia Ba Vì Ngày 16-01-1991, chính phủ có quyết định thành lập Rừng cấm Quốc gia Ba Vì (nay là Vườn Quốc gia Ba Vì). Tháng 5 năm 2003 Vườn được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình là 11.462 ha. Tổng diện tích được giao quản lý là 11.462 ha thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình gồm 3 huyện và 16 xã. Tổng diện tích vùng đệm trên 36000 ha. Vườn cách Thủ đô Hà Nội về phía Tây gần 60 km. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Vườn Quốc gia Ba Vì là: - Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. lịch sử cách mạng. - Bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng. - Nghiên cứu thực nghiệm khoa học về bảo tồn và phát triển vùng đệm. - Tổ chức các hoạt dộng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp. Theo tài liệu "Thực vật chí Đông dương" thời pháp thuộc và các tài liệu điều tra năm1999: Hệ thực vật bậc cao gồm có 812 loài thuộc 427 chi và 99 họ, trong đó có 13 loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu hùm, Phỉ ba mũi, Sam bông, Ba gạc, Sa nhân v.v…Có những thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lòi Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây dược liệu quý mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chửa bệnh. Đặc biệt ở sườn Tây núi Tản Viên còn lại hàng chục cây Bách xanh cổ thụ, đường kính từ 0.8 - l,2m với hàng nghìn năm tuổi. Hệ động vật rừng có 44 loài thú, 114 loài chim, 15 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, trong đó có 24 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu chồn bạc má, Gấu ngựa, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen v.v… Ba đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Ba Vì. Núi Ba Vì có khí hậu trong lành mát mẻ, Nhiệt độ trung bình hàng năm tại độ cao 400m là 220C, ở độ cao 1.100m là 180C về mùa hè. Sự biến đổi nhiệt kéo theo sự biến đổi tương ứng về môi trường đã tạo ra ở núi Ba Vì một hệ thực vật phong phú, đa dạng. Càng lên cao, nhiệt dộ càng giảm. Mùa đông (từ tháng 1 1 đến tháng 3) ở độ cao trên 1.100m có năm nhiệt độ xuống tới dưới 00C. Dân cư ở núi Ba Vì tập trung đông, gồm ba dân tộc Kinh, Mường, Dao cùng chung sống. Nghề sống chính vẫn phụ thuộc vào rừng với kinh tế trang trại, vườn rừng và làm thuốc chữa bệnh. Hơn 15 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Vườn Quốc gia Ba Vì đã trồng được trên 8.000 ha rừng. Trong đó đã giao khoán cho người dân trực tiếp bảo vệ trên 4.000 ha rừng. Về nghiên cứu khoa học, đã và đang nghiên cứu nhiều đề tài cấp Bộ như "Nghiên cứu tổ thành thực vật rừng núi cao Ba Vì"; "Phát triển và bảo tồn các loại cây đặc hữu quý hiếm, các loài cây thuốc, các loài côn trùng v.v ". Xây dựng ba vườn sưu tập lưu giữ gìn cho ba loài Tre trúc, Cau dừa, Xương rồng (bao gồm trên 10 loài họ Cau Dừa với trên 700 cá thể. 117 loài họ Tre trúc với 1.700 cá thể. 1.200 loài họ Xương rồng với trên 6.000 cá thể). Tham gia viết hàng chục bài và sách về môi trường. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Viết nhiều dự án, đề án khoa học có giá trị, đặc biệt Vườn Quốc gia Ba Vì là đơn vị đi đầu xây dựng thí điểm "Đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường" đã được Chính phủ phê duyệt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định tổ chức thực hiện. Vườn đã trực tiếp giới thiệu và hướng dẫn hàng ngàn học sinh, sinh viên đến thực tập, làm luận án khoa học, nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài. Tham gia nhiều chương trình dự án nông lâm để hỗ trợ người dân vùng đệm và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi. Vườn ươm thạch thảo và xương rồng trong Vườn quốc gia Ba Vì. Bằng nguồn vốn của nhà nước và tự có, Vườn đã thi công được trên 25 km đường ô tô nội bộ từ ngã ba đường 87 đến các khu du lịch, điểm du lịch, di tích văn hoa, di tích lịch sử cách mạng và nhiều đường đi bộ để tham quan học tập và du lịch. Xây dựng ba hồ chứa nước lớn, bể bơi, sân thể thao, nhà nghỉ, nhà hội thảo, khu nuôi chim thú bán hoang dã, khu sưu tập các loài cây lưu giữ, khu vườn Lan, khu vườn cây mẫu, vườn thực vật, vườn cây lưu niệm v.v và nhiều công trình phù trợ khác cho hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Cùng với Vườn Quốc gia Ba Vì, xung quanh núi Ba Vì còn có nhiều đơn vị du lịch đang khai thác có hiệu quả những danh lam thắng cảnh của núi Ba Vì như: Công ty du lịch Ao Vua, Công ty du lịch Thác Đa; Công ty du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên; Công ty du lịch Thiên Sơn - Thác Ngà; Công ty du lịch Tản Đà; Công ty du lịch Thanh Long; công ty du lịch Suối Mơ; Công ty du lịch Hồ Tiên Sa; Công ty du lịch Hồ Suối Hai; Công ty du lịch Đầm Long v.v Khỉ thả rông trong Vườn quốc gia Ba Vì. Đến với Vườn Quốc gia Ba Vì chúng ta không những được hưởng thụ bầu không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp mà còn thưởng thức nhiều phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ thú. Du khách được đốt lửa trại, leo núi, vui chơi thể thao, tổ chứ các cuộc hội nghị, hội thảo, cùng người Dao, người Mường múa hát, sinh hoạt văn hoá tâm linh, được xem nhiều lễ hội, tích trò của các địa phương xung quanh chân núi Ba Vì từ thuở hồng hoang thời các Vua Hùng dựng nước. Vườn Quốc gia Ba Vì hàng năm đã và đang đón tiếp hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương và địa phương về tham quan, nghỉ dưỡng, trồng cây lưu niệm, thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, Đền Thượng, khu di tích lịch sử cách mạng và nhiều các khu di tích khác. . bay, v.v. Mô tả về Vườn Quốc Gia Ba Vì Vườn Quốc gia Ba Vì Ngày 16-01-1991, chính phủ có quyết định thành lập Rừng cấm Quốc gia Ba Vì (nay là Vườn Quốc gia Ba Vì) . Tháng 5 năm 2003 Vườn. TÌM HIỂU ĐỊA LÝ VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập năm 1991 theo quyết định. Râu hùm, Phỉ ba mũi, Sam bông, Ba gạc, Sa nhân v.v…Có những thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lòi Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v Núi Ba Vì còn có hàng

Ngày đăng: 24/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w