Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
528,78 KB
Nội dung
177 Một điều phải nói là việc lai giống tuỳ tiện không có sự điều khiển ở nông thôn đã dẫn đến những hiệu quả tai hại, đó là làm xói mòn nguồn gen địa phương quý giá và có thể dẫn đến làm mất đi tài nguyên di truyền. Từ đó cho thấy cần phải tổ chức tốt chương trình giống đối với từng giống từng nhóm giống. Trong khi tiến hành công tác giống cần phải xem xét 3 vấn đề sau: - Chọn lọc trong các giống địa phương: Ta biết rõ là các giống đó thích nghi tốt với điều kiện nơi nuôi dưỡng và đang có thị trường. Thế nhưng sự cải tiến đến rất chậm. Nhập các giống bên ngoài để lai giống: có thể thu được tiến bộ nhanh, do lợi dụng được ưu thế lai (heterosis) nhưng phải đảm bảo được rằng con lai thích nghi được với môi trường địa phương và nó đứng vững được trước nguồn thức ăn nghèo nàn hơn. Trong chăn nuôi, việc du nhập các giống mới cao sản để nuôi thuần chủng mong tranh thủ các nguồn gen tốt cần hết sức thận trọng. Các giống mới có thể trụ được ở các trang trại có đầu tư tốt, quản lý tốt, nhưng dễ mang tai họa cho người chăn nuôi nhỏ. Tiếc thay, trong cơ chế thị trường hiện nay những chủ trương như vậy lại thường hay gặp, bởi quyết định nhiều khi lại từ trên xuống thông qua việc thực hiện các dự án. Nhiều khi việc nhập giống là từ các Công ty, mà mối quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất con gíông để bán kiếm lời. Những người làm công tác khoa học và khuyến nông nên giúp nông dân chọn được những con giống thích hợp với điều kiện của họ và biết phân biệt được cái đúng, cái sai của quảng cáo. 178 2. Sốt giống hệ quả tai hại của phương thức làm ăn theo “phong trào” Hiện tượng sốt giống trong sản xuất nông nghiệp thường xảy ra, đó là vì công việc sản xuất hạt giống, con giống không theo kịp đòi hỏi của người sản xuất, dẫn đến thiếu giống và tất nhiên là giá tiền mua giống bị đội lên, gây thiệt hại cho người nông dân. Ta đã có những trải nghiệm qua việc phát triển hươu ở Nghệ Tĩnh những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ nhà nhà đổ đi mua hươu về nuôi. Trước đấy giá hươu đực thường đắt hơn hươu cái, bởi vì chỉ hươu đực mới có sừng, mới cho lộc nhung, một sản phẩm quý, lúc nào cũng đắt giá. Thế nhưng lúc bấy giờ vì thiếu giống nên giá hươu cái lại đắt hơn hươu đực nhiều lần, bởi nó đẻ ra hươu con để bán được tiền. Giá một đôi hươu tơ lúc bất giờ phổ biến là 30 - 40 triệu đồng, có khi còn hơn. Nuôi hươu rất hợp với tâm lý của nông dân muốn giữ của bằng giữ vật nuôi sống có thể sinh sôi chứ không muốn giữ vàng, giữ tiền (sợ mất giá), ai cũng đua nhau đi mua hươu bằng mọi giá, ai cũng nuôi hươu vì mục đích sinh sản để bán giống, nên rất nhanh đã xẩy ra tình trạng tượng bão hoà con giống và giá hươu đã sụt thảm hại. Còn nhớ lúc thoái trào người ta phải giết hươu bán thịt và giá con hươu cái mổ thịt chỉ còn dăm trăm ngàn đồng. Hàng loạt nhà nuôi hươu điêu đứng, đàn hươu giảm sút nghiêm trọng, phải qua nhiều năm sau mới phục hồi được. Hiện tượng sốt giống cũng thất rõ ở ngành bò sữa những năm giần đây. Ai cũng biết nuôi bò lai giữa bò vàng cải tiến với bò đực Holstein Friz đời F1, F2 là phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế kỹ thuật của hầu hết các vùng và sẽ có lợi cho hộ nông dân nhỏ. Thế nhưng từ kế hoạch ban đầu phát triển bò sữa trên 16 tỉnh 179 thành, người ta đua nhau mở rộng diện ra trên 30 tỉnh thành và thế là chẳng tìm đâu ra cho đủ bò sữa để nuôi, các tỉnh đua nhau đi nhập bò sữa từ nước ngoài. Những ai được lợi từ việc nhập giống bò sữa từ nước ngòai thì không biết, nhưng các Công ty nhập và xuất ở hai đầu thì lãi to, còn thiệt hại thì đã có nông dân và nhà nước chịu, bởi giá giống bị đội lên, bởi nông dân nghèo, điều kiện chăm sóc kém, không nuôi nổi bò ngoại. Kiểu làm dự án theo phong trào này đã mang lai những hậu quả tai hại mà ai cũng thấy. Tình hình sốt giống đã làm sai lệch mục tiêu của việc chăn nuôi. Nuôi hươu là để lấy nhung, về lâu dài không thể trông mong vào việc bán hươu con giá đắt. Nuôi bò sữa chủ yếu là để được sữa, chứ không phải là để được con bê con. Nhưng giá giống cao làm người ta ngộ nhận rằng, chỉ cần bò đẻ vài con bê là kéo lại vốn, là hái ra tiền, thế nhưng cơn sốt nào mà chẳng có lúc hạ nhiệt và thế là lỗ chỏng gọng, nhất là những người chậm chân đến sau gặp lúc giống đã bão hoà. Mục tiêu sai thì đầu tư sai và kết cục là thất bại. Bên cạnh một số hộ, một số vùng được chuẩn bị tốt, công tác quản lý chăm sóc theo kịp thì kết quả còn khả quan, nhưng phải nói rằng ở hầu hết các vùng mới nuôi bò sữa, tình hình là đáng lo ngại, có nơi đã phá sản. Trong lúc một số người say sưa với bò sữa thì nông dân nhiều vùng lại chăm chút bò lai Sind nuôi thịt và thu được lợi lớn. Thế nhưng đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu không bình thường là, hình như ở một số nơi giá giống bò lai Sind là không thực tế, đã có chiều lên cơn sốt. Các cán bộ khuyến nông, những người quản lý nên giúp nông dân hiểu được tác hại của tình trạng này và rút lấy các bài học đắt giá của chuyện sốt giống trước đây, để chúng không lặp lại. Những cơn sốt giống gây hại lớn cho nông dân 180 nghèo - thành phần dễ tổn thương nhất trong xã hội, bởi họ ít có khả năng chuyển đổi mỗi khi gặp trắc trở trong sản xuất. 3. Các giống chuyển đổi gen (GMO) và phát triển bền vững Ở đây không bàn về chuyện có nên sử dụng hay không đối với các sản phẩm chuyển đổi gen, mà chỉ nói về mối liên quan giữa chúng với xóa đói giảm nghèo, chủ yếu là các sản phẩm trồng trọt. Phải thừa nhận rằng một số giống được tạo nên từ kỹ thuật chuyển đổi gen có thể tạo ra khả năng chống bệnh đối với một số bệnh nào đó hoặc tạo nên năng suất cao. Nhiều nước tiên tiến dù chưa công nhận việc sử dụng các sản phẩm GMO, nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu theo hướng này vì về lâu về dài, công nghệ này chắc sẽ có đóng góp quan trọng cho việc sản xuất thêm nhiều nông phẩm để đối phó với tình trạng tăng dân số trên tòan cầu. Trong những năm gần đây các Công ty đa quốc gia đã cổ động và đưa nhiều giống chuyển đổi gen vào các nước đang phát triển nhằm đẩy nhanh sản lượng góp phần xoá đói và tất nhiên cả mục đích thu lợi nhuận. Nhưng vấn đề xoá đói không chỉ là việc sản xuất đầy đủ lương thực mà còn là việc cung cấp vững chắc và hưởng thụ lương thực của một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương. Đó chính là bộ phận người nghèo những người sản xuất nhỏ ở nông thôn. Thật ra hiện nay thế giới đang có đủ lương thực cho nhân lọai, nhưng tại sao vẫn có hơn 800 triệu người nghèo đói, tại sao ở nhiều nơi nạn đói vẫn hòanh hành. Đó là vì nhóm người này chủ yếu là ở các nước đang phát triển không có khả năng tiếp cận lương thực, cũng có nghĩa là không mua nổi lương thực. Đó là sự bất bình đẳng đáng xấu hổ của thế giới văn minh này! 181 Các công ty đa quốc gia chính là người đang thông qua luật quyền sở hữu trí tuệ để sử dụng thế mạnh kỹ thuật, nhân lực và vốn để bảo đảm sự độc quyền. Các dòng (giống) được tạo ra theo “công nghệ tận cùng (terminal technology)” đó là các dòng vô sinh để đảm bảo rằng người nông dân không thể tiếp tục giữ giống được mà chỉ có một cách là mua giống của các công ty đa quốc gia mà thôi. Như vậy thì vấn đề nông sản phẩm GMO phải được phân tích không chỉ trên góc độ sản lượng lương thực mà còn ở khâu an toàn lương thực, tự cấp và bảo tồn các giống cây con bản địa. Việc sử dụng GMO có thể làm xáo trộn sự đa dạng cây trồng, đồng thời gây ra sự phức tạp về xã hội, luật pháp và cả chính trị nữa (C. Chatalakhana, 2002). Thật nực cười là trong khi nhiều nước đang phát triển có nông phẩm xuất khẩu đang mỏi mắt trông mong các nước giàu mở rộng cửa nhập khẩu chưa được, thì các công ty trên lại muốn họ hàng năm nhập giống của mình để tăng thêm sản lượng! Sử dụng các giống cao sản đồng nghĩa với tăng thêm dầu tư, không những cho con giống mà cho cả phân bón, tưới tiêu, quản lý v.v Ý đồ buôn bán độc quyền của các Công ty đa quốc gia là dễ nhận biết qua việc họ hối thúc việc sử dụng các sản phẩm GMO, mặc dù nó đi ngược lại lợi ích của các nước đang phát triển và ảnh hưởng xấu đến việc gìn giữ đa dạng sinh học. IV. PHÁT TRIỂN BÒ SỮA HỘ GIA ĐÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ Trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, một đối tượng đang được ưu tiên đầu tư, đó là ngành chăn nuôi bũ sữa. 182 Mấy năm gần đây Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh việc phát triển bò sữa trên toàn quốc nhằm đa dạng hoá ngành nghề nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Với nhiều địa phương đây là một ngành nghề mới mẻ. Nhiều bất cập đang phát sinh và cần được xem xét và giải quyết thấu đáo. 1. Những thuận lợi và trở ngại của ngành bò sữa a. Thuận lợi Thị trường nôị địa còn rộng mở, sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy sữa chỉ mới chiếm khoảng 10% còn 90% phải nhập khẩu chủ yếu là dạng sữa bột từ bên ngoài. Sản xuất protein từ sữa được coi là phương thức hiệu quả nhất (nhanh, rẻ nhất) so với sản xuất protein từ thịt. - Nuôi bò sữa là cách thức tận dụng thức ăn sẵn có địa phương, nhất là các sản phẩm phụ của cây trồng. - Nước ta đã có sẵn đàn bò lai F 1 , F 2 (Holsstein Friz - Lai Sind) thích hợp với khí hậu, trình độ người nuôi và cho một lượng sữa khá 10kg/ngày. - Nuôi bò sữa hiện nay vẫn có lãi, tuy có lúc phải lấy công làm lãi. - Nhà nước có chương trình và đang chú ý đầu tư cho ngành bò sữa trong những năm tới. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên ngành chăn nuôi bò sữa cũng đang đứng trước thách thức khó khăn: 183 - Trước hết là từ xa xưa dân ta không có thói quen ăn sữa và chăn nuôi bò sữa, một đối tượng mẫn cảm, cần kỹ thuật cao và chăm sóc tỉ mỉ. Có thể nói ngành nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao nhất của ngành chăn nuôi gia súc. - Thiếu vốn vì nông dân quá nghèo mà đối tượng nuôi lại to vốn, nhiều hộ nông dân không vươn tới được. - Thức ăn là một khâu trở ngại lớn nhất với người nuụi do. Thức ăn xanh, thành phần chủ lực của khẩu phầ cho lòai nhai lại luôn là vấn đề căng thẳng cả về số lượng và chất lượng do mùa khô kéo dài, thiếu nước tưới. Thức ăn tinh ở nước ta lại đắt hơn nhiều so với ở các nước trong vùng. So sánh giữa giá thức ăn tinh và giá sữa tươi bán ra là thấy ngay sự bất lợi: 1kg sữa tươi bán ra bình quân là trên 3000 đ chỉ mua được 1 kg thức ăn tinh có 16% protein thô, trong lúc ở Thái Lan tiền bán 1kg sữa tươi mua được 2kg thức ăn tinh. - Khí hậu nóng ẩm là những yếu tố trở ngại lớn cho sự thích nghi và tăng năng suất sản phẩm sữa. Nhiệt độ môi trường cao sẽ gây trở ngại cho sự thải nhiệt làm bò kém ăn, tiết sữa thấp. Độ ẩm cao là điều kiện tốt cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. - Kinh nghiệm của rất nhiều nước cho thấy không có hy vọng nuôi giống bò sữa cao sản ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới, ngoại trừ Israel với kỹ thuật rất hiện đại với khí hậu tuy nóng nhưng khô. - Tổ chức sản xuất yếu kém, các dịch vụ kỹ thuật và thú y chưa tốt mà nghề nuôi bò sữa luôn tiềm ẩn rủi ro, nông dân nghèo 184 không dễ tiếp nhận. Vì vậy người nghèo thường hay ví von nghề bò sữa là nghề “vốn to, rủi ro lớn”. Từ những bất lợi về khí hậu nóng ẩm và giá thức ăn tinh cao cho ta rút ra kết luận là không thể hy vọng nuôi bò thuần cao sản để có nhiều sữa và hạ giá thành như một số người lầm tưởng. Con đường phát triển bò sữa đúng đắn nhất ở hộ nông dân là dùng bò lai, tận dụng các loại thức ăn xanh và phụ phẩm nông nghiệp để có lãi. Con đường nhập bò cao sản để tăng năng suất hòng cạnh tranh với sữa bên ngòai, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi hơn ta lại được trợ giá xuất khẩu là cả một điều không tưởng! Có thể nói từ năm 1990 trở lại đây đàn bò sữa nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn năng suất. Đặc biệt là từ sau khi có chương trình phát triển bò sữa quốc gia ( 2000 ), số đầu bò sữa và sản lượng sữa đã phát triển rất nhanh. Trên cơ sở đàn bò đông đảo này, chúng ta đang chọn lọc để có đàn bò sữa đồng đều với chất lượng cao hơn. Bảng 25. Sự phát triển đàn và năng suất sữa Phát triển đàn (đ/v: 1000 con) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2001 2002 Đầu con 11.0 13.1 16.05 22.0 27.0 35.0 45.0 59.1 Năng suất sữa (đ/v:1000kg) Lai sind 2.1 2.2 2.3 2.5 2.8 3.1 3.3 3.4 Bò HF 2.8 3.2 3.3 3.4 3.6 3.7 3.85 4.2 Tài liệu của Cục KNKL (Bộ Nông nghiệp và PTNT) 185 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến (nuôi bò sữa) Có thể phân biệt ra các nhóm nhân tố: - Nhóm các nhân tố tự nhiên - Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội - Nhóm các nhân tố kỹ thuật và tổ chức sản xuất a/ Cỏc nhõn tố tự nhiờn * Khí hậu, thời tiết Bò sữa là động vật mẫn cảm với môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm. Các giống bò ôn đới như Holstein Friesian được phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18-20 0 C và độ ẩm thích hợp là 60-75%. Nhiệt độ <5 0 C hoặc >37 0 C được coi là nhiệt độ gây hại có thể dẫn đến ngừng tiết sữa hoặc chết. Các giống bò nhiệt đới như Red Sindhi, Sahiwal có năng suất sữa thấp thì lại dễ thích nghi với nhiệt độ từ 20-30 0 C. Bò lai giữa bò vàng cải tiến (có máu Red Sindhi) và bò đ ực HF biểu hiện sự thích nghi rất tốt với khí hậu nước ta. Các bò sữa HF thuần nhập nội thấy thích nghi được với với các cao nguyên mà rõ nhất là Mộc Châu. Khí hậu thời tiết ảnh hưởng trực tiếp lên con vật, mà còn có ảnh hưởng cả đến tình hình dịch bệnh và việc sản xuất thức ăn cho gia súc nói chung và bò sữa nói riêng. * Đất đai đồng cỏ, nguồn nước Đất đai có liên quan đến chuồng trại, sân chơi, đến đồng cỏ. Phải nói là ở nước ta khái niệm đồng cỏ là hết sức chật hẹp ngoài 186 các bãi cỏ tự nhiên. Nhưng đã nói đến việc trồng cỏ, trồng cây thức ăn xanh mà năng suất cây thức ăn xanh lại lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nước và phân bón. Những nơi muốn phát triển chăn nuôi bò sữa phải nghĩ đến đồng cỏ, đó là yếu tố hạn chế nhất. Ta biết bãi cỏ tự nhiên ở nước ta cằn cỗi do thiếu nước, thiếu màu mỡ nên sản lượng cỏ chỉ có khoảng 8 tấn/ha/năm. Để có sản lượng cỏ cao, cần phải thâm canh và do đó phải cần rất nhiều nước. Cỏ thâm canh thường được thu hoạch hàng tháng, lượng sinh khối như thế là rất lớn, cần được tưới hàng ngày vì vậy mà không lạ là trồng cỏ cần nhiều nước hơn trồng lúa. Các tỉnh miền núi, nguồn nước hạn chế cần phải tính toán kỹ về quy mô phát triển bò sữa vì nó liên quan đến trồng cỏ và thâm canh. b. Những yếu tố kinh tế xã hội *. Thị trường Cần khảo sát kỹ thị trường, không nên thấy thị trường sữa là vô hạn, bởi vì nó còn lệ thuộc rất lớn đến quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Sữa bột nhập khẩu là đối tượng cạnh tranh đáng sợ của sữa tươi, nhất là khi kinh tế đã hội nhập. *.Vốn Vốn là cái khó đầu tiên của nông dân. Nuôi bò sữa cần vốn lớn, để mua con giống, xây chuồng trại và trang thiết bị, đầu tư cho thức ăn, thuê lao động (nếu quy mô lớn) * Lao động 187 Ngành nuôi bò sữa tạo nên công ăn việc làm, nhưng lao động của ngành này đòi hỏi kỹ thuật, chăm sóc công phu, do đó mà công tác huấn luyện nông dân là rất quan trọng. * Giao thông Vấn đề giao thông liên quan đến vận chuyển chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bởi sữa là sản phẩm rất dễ hỏng nếu không được vận chuyển nhanh đến nơi bảo quản lạnh và sau đó để chế biến. * Các chính sách kinh tế xã hội Nhà nước đã có chính sách khuyến nông, trợ giá, tín dụng nhằm đẩy mạnh phát triển sữa ở nông hộ. Đây là thuận lợi lớn, nhưng nó chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể là yếu tố quyết định. Bởi sản xuất là công việc của người dân và nó sẽ phát triển khi đem lại lợi ích cho người nuôi. c/ Những nhân tố kỹ thuật và tổ chức sản xuất * Nhân tố kỹ thuật - Con giống: Giống bò sữa thích hợp là vấn đề nổi cộm hiện nay. Ta đã có các nhóm bò lai thích hợp, tuy lượng sữa không cao nhưng vừa tầm người nuôi và đem lại lợi nhuận cho nông dân. Do sự phát triển ồ ạt những năm gần đây (tính ra đã có 30 tỉnh thành đã nuôi bò sữa) nên đã đẩy giá giống lên mà ta gọi là cơn “sốt giống”. Sốt giống tức là đẩy giá cả vượt quá giá trị thực có. Người nuôi không tính nhiều đến mục tiêu khai thác sữa mà nhằm vào con bê giống đẻ ra để bán được nhiều tiền. Nhưng sản phẩm cuối cùng của bò sữa là sữa chứ không phải là bê. Sau một số năm, nhu cầu con giống chững lại thì sự đổ vỡ là không tránh khỏi. 188 Chính trong tình hình sốt giống (sốt giá) người ta đã nghĩ đến việc nhập bò sản xuất (bò tơ loại bình thường, chưa qua chọn lọc) từ nước ngoài. Dư luận đã nhiều, có điều là nên tính toán lợi ích lâu dài và không nên nhập đại trà cho nông dân nghèo nuôi. Giống nhập nội nói cho cùng thì kém thích nghi, càng khó đạt mức cao sản và chắc gì đã có lãi. Nước ta còn rất nghèo, tiền cần đầu tư trước hết cho những lợi thế kinh tế khác không thể đi nhập bò sữa thuần với mục đích khai thác sữa. Nên khuyến khích việc đầu tư mua một số bò giống từ vùng nhiệt đới có lý lịch rõ ràng dễ thích nghi để nuôi ở các Trung tâm hoặc trang trại lớn được trang bị tốt, sau đó tiến hành chọn lọc một cách hệ thống khắt khe để mong sao sau vài chục năm ta có được một đàn bò sữa hạt nhân tốt, có năng suất cao hơn và thích hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế nước ta. Kinh nghiệm của Đài Loan trong việc nhập bò sữa nước ngoài, sau chọn lọc loại thải chỉ còn giữ được 30%, nhưng đó là một đàn bò sữa rất quý. Ngay từ đầu Nhà nước ta vẫn chủ trương phát triển bò sữa gia đình nên chủ yếu là tạo bò lai lấy sữa, đó là hướng đi đúng và lâu dài. Đáng tiếc là sau đó nhiều địa phương đã đua nhau nhập ồ ạt đàn bò sản xuất mà việc chọn mua lai giao cho các công ty, rất ít hiểu biết về bò sữa và sau đó sự phân bố bò cũng không được hướng dẫn. Việc nhập ồ ạt bò sữa thương phẩm (không phải để làm giống) với giá khá cao những năm gần đây cho thấy là một sai lầm không chỉ về phương diện kinh tế mà còn ở góc độ thích nghi (thích nghi khí hậu lẫn kỹ thuật). Xem ra rất ít nơi nuôi bò nhập nội thành công và nếu nuôi được thì cái giá phải trả (cả vốn lẫn lãi suất) là khá cao. ( Hai tỉnh phía Bắc nhập hàng nghìn bò sữa nước ngoài 189 về nuôi là Tuyên Quang và Thanh Hoá đã thất bại vì nông dân yếu cả về tổ chức lẫn kỹ thuật, đã phải bán lại cơ sở cho Vinamilk một Công ty sữa lớn quản lý 2008 ) - Thức ăn: Thức ăn thô xanh có thể xem là khâu thành bại trong việc nuôi bò sữa ở nước ta. Bò là loại nhai lại chỉ có cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh cho nó thì các hoạt động sinh lý mới được tiến hành bình thường, tránh được các stress dẫn đến bệnh tật. Kinh nghiệm cho thấy việc cho quá nhiều thức ăn tinh vào khẩu phần sẽ dẫn tới rối loạn, các bệnh về chân và thậm chí ảnh hưởng đến sức sinh sản. Gần đây có Công ty đã cổ súy cho cái gọi là kỹ thuật trồng cỏ hỗn hợp của Úc (chỉ biết là các chuyên gia đồng cỏ hàng đầu của Úc lại hoàn toàn xa lạ với cái công nghệ ấy) người ta muốn ta dập khuôn công nghệ trồng cỏ đậu hỗn hợp với cỏ họ thảo (mỗi loại 3 giống cỏ) với thâm canh cao độ, với mức phân hóa học tối đa và nước tưới tiêu hoàn toàn chủ động. Đây là công thức nuôi không có cơ sở khoa học, bởi cỏ bộ đậu có thời gian sinh trưởng dài hơn không thể thu hoạch cùng lúc với cỏ hoà thảo. Thực tế cho thấy sau một vài lần cắt thì cỏ bộ đậu gần như biến mất. Đáng buồn là sau vài lần trình chiếu trên ti vi chẳng nông dân nào quan tâm đến cái công nghệ ấy vì họ biết nó hoàn toàn không bền vững, sức nông dân không theo được và nó phải chết yểu. - Chăm sóc nuôi dưỡng: chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ lúc sinh sản, lúc vắt sữa để nó sống và duy trì mức sản xuất được bền lâu. Phải cung cấp đủ dinh dưỡng theo yêu cầu duy trì và sản xuất, còn phải đảm bảo tỷ lệ thức ăn xanh thô và thức ăn tinh hợp lý đảm bảo quá trình tiêu hoá dạ cỏ được tiến hành bình thường. 190 - Công tác thú y: Nuôi bò sữa vùng nhiệt đới là một công việc phức tạp dễ xảy ra rủi ro phát sinh bệnh mà thường thấy là các bệnh viêm bầu vú, đường sinh sản, các bệnh ký sinh trùng. Mạng lưới thú y ở vùng nuôi bò sữa phải được củng cố, đặc biệt là ở các vùng vừa nhập bò sữa. Hình thức phổ biến nhất của ngành bò sữa Việt Nam là dựa trên hộ gia đình với từ dăm ba con đến hàng chục con. Hình thức trang trại vừa và lớn chắc chắn chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn. Hiện nay có tình trạng có nơi mua bò nhưng vẫn chưa có phương thức nuôi. Nói cho cùng thì hình thức gì cũng phải đảm bảo người nông dân là chủ thực sự và có lợi ích trong việc nuôi, không thể nuôi tốt bò nếu như vẫn coi nó là “ bò dự án”. Tất nhiên ở những nơi mới nuôi nông dân chưa có hiểu biết và kinh nghiệm thì đây là một khó khăn lớn, bởi vì người nông dân không dễ gì làm quen với kỹ thuật mới này. Phải thừa nhận rằng trong ngành chăn nuôi nói chung thì nuôi bò sữa là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao hơn cả. Đáng buồn là một số địa phương miền núi, người ta đã giao cả bò sữa cho những gia đình chỉ quen nuôi lợn thả rông. Vấn đề quy hoạch và nuôi bò sữa là quan trọng, cần có thêm nghiên cứu. Về lâu dài chăn nuôi bò sữa phải đẩy xa thành thị bởi các Trung tâm thành thị còn mở rộng và vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Người ta chở sữa về thành phố chứ không ai chở cỏ về thành phố. Các nước dạy ta bài học này. Tóm lại việc phát triển bò sữa hộ gia đình là chủ trương đúng và sẽ đem lại lợi ích cho người nông dân nếu có bước đi đúng và các biện pháp thích hợp. Hàng loạt các tỉnh mới nuôi bò sữa lần 191 đầu đang gặp rất nhiều khó khăn thậm chí phá sản. Đây là hậu quả của việc làm kinh tế theo kiểu phong trào, chỉ đạo từ trên xuống mà không thấy hết trở ngại của việc sản xuất cây thức ăn và trình độ yếu về quản lý kỹ thuật của nông dân ít được huấn luyện. Cũng cần nói thêm là ở nhiều nơi, nông dân không quan niệm được đây là chuyển dịch kinh tế gia đình chứ không phải là nuôi thêm mấy con bò sữa. Do qui mô nuôi quá ít vài ba con bò sữa nên người ta không bố trí lại sản xuất trồng trọt, không chịu dành đất cho cây thức ăn dẫn đến tình trạng bò sữa luôn bị thiếu thức ăn xanh. Khi họach định kế họach phát triển bò sữa dài hạn, cần xem xét kỹ yếu tố thị trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, qua đó xác định mức độ tự túc nguyên liệu sữa nội địa và xác định các địa bàn phát triển có lợi nhất. Rõ ràng là ngành bò sữa chỉ có thể phát triển tốt khi nó khai thác được nguồn thức ăn sẵn có, con giống sẵn có và mang lại thu nhập tốt cho người nông dân. Có thế sự phát triển mới bền vững, nhất là trong điều kiện sau hội nhập. Tất nhiên Nhà nước sẽ phải có các chính sách tín dụng và các chính sách khuyến khích khác đối với người nghèo. Sữa học đường có thể sẽ phải đặt ra nhất là đối với các vùng xa, khó tiêu thụ. V. ĐỂ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SỮA PHỤC VỤ LỢI ÍCH NGƯỜI NGHÈO Nghề nuôi bò sữa chắc chắn không phải là cho tầng lớp nghèo nhất của nông thôn Việt Nam, nhưng những gia đình có thể nuôi 5-7 con bò sữa với tín dụng ưu đãi của nhà nước thì cũng chưa thể được coi là hộ giàu. Thực ra, họ vẫn là những nông dân nghèo so với các nước ở trong vùng. Thành công của Ấn Độ, Thái Lan trong phát triển bò sữa gia đình là bài học tốt đối với Việt Nam. 192 Ngoài sự hỗ trợ tín dụng của nhà nước, thì sự giúp đỡ về huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật sẽ là đóng góp đáng kể cho nông dân. Cơ quan khuyến nông cần phải giúp nông dân lựa chọn các công nghệ thích hợp như chọn bò lai, tổ chức sản xuất thức ăn, phòng trị bệnh , giúp họ tránh bớt rủi ro và có thu nhập chắc chắn. Đây cũng là cách giúp nông dân tiếp cận dần với sản xuất hàng hóa. Vì thế phải hết sức tránh xu hướng giới thiệu các công nghệ cao, đầu tư lớn, quá khả năng và hiểu biết của người nông dân nhỏ. Những cái ấy có thể là thích hợp với các trang trại vừa và lớn, nhưng lại xa lạ với các hộ nhỏ. Có thể là trong tương lai gần, cần có một chính sách “ Sữa cho học đường” nhằm những mục tiêu: - Góp phần tạo nên những thế hệ con người cường tráng hơn cho tương lai. - Giúp giải quyết đầu ra cho những vùng mới phát triển sữa, lại xa nhà máy chế biến. - Góp phần giữ giá sữa tươi giúp người nuôi bò sữa trong điều kiện cạnh tranh với sữa bột nhập từ bên ngoài Khi tổng kết thành công của sự phát triển sữa 40 năm qua (từ 1960-2000) các bạn Thái Lan đã rút ra 4 yếu tố thành công: Về kỹ thuật: Đó là tạo giống lai bằng thụ tinh nhân tạo và tăng cường công tác quản lý Về xúc tiến phát triển: Đó là chương trình sữa Thái Lan, Đan Mạch và sau đó là sự tổ chức xúc tiến bò sữa Thái Lan DPOT (Dairy Promotion Organization of Thailand) 193 Về thị trường: Đó là nhà máy chế biến sữa tiệt trùng, đó là quy định chặt chẽ việc nhập sữa bột, cứ mua 20kg sữa tươi của nông dân thì được phép nhập 1kg sữa bột. Sự ủng hộ vô cùng quý giá của vua Thái, người là ngọn cờ và đã cổ động sáng lập hợp tác xã sữa trong toàn quốc. Thế nhưng chính nông dân Thái Lan cũng đang lo lắng trước toàn cầu hóa, khi quy định hạn chế nhập sữa bột sẽ chấm dứt vì hàng rào thuế quan bảo vệ ngành sữa của Thái Lan bị dỡ bỏ ngay từ tháng 1 năm 2005. Hiệp ước mậu dịch tự do giữa Thái và Úc có hiệu lực, và sắp tới Thái cũng sẽ ký hiệp ước tương tự với New Zealand là những cường quốc sản xuất và xuất khẩu sữa bò. Nông dân Thái Lan hiện đang đấu tranh với Nhà nước để có các đảm bảo cho sự phát triển tiếp tục của ngành sữa hộ gia đình. 194 Chương 9 SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHĂN NUÔI TRONG HỘI NHẬP VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ Sự phát triển nhanh chóng của dân số, của quá trình đô thị hoá, sự tăng thu nhập của cộng đồng thúc đẩy nhu cầu sản phẩm động vật tăng mạnh. Hội nhập kinh tế dẫn đến sự thay đổi to lớn trong cấu trúc chăn nuôi. Chăn nuôi sẽ phát triển nhanh theo hướng công nghiệp quy mô lớn, đầu tư sâu, quay vòng nhanh. Sự tập trung hoá theo vùng địa lý đem lại hiệu quả cao và sự liên kết dọc sẽ làm cho chuỗi sản xuất dài ra. Hệ quả là bên cạnh mặt được thì người sản xuất nhỏ sẽ khó có cơ hội tiếp cận thị trường. Nhận rõ các thay đổi ấy trong hội nhập kinh tế là điều quan trọng để có được các chính sách phù hợp, các thể chế cần thiết, điều chỉnh sự phát triển kịp thời theo hướng bền vững nhằm đảm bảo sinh kế cho người nghèo - thành phần dễ tổn thương nhất trong hội nhập kinh tế. I. SỨC TIÊU THỤ VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020 Theo dự tính của FAO thì nhu cầu sản phẩm chăn nuôi trong 15 năm tới sẽ tăng đáng kể, nhất là ở thế giới đang phát triển, những nơi mà cho đến nay mức tiêu thụ protein/ đầu người vẫn còn quá thấp. Hiện nay một nửa dân số của thế giới này vẫn ở mức nghèo (dưới 2 USD / đầu người / ngày) trong đó có 3 tỉ người ở châu Á. 195 Sự phát triển của đô thị hoá, GDP không ngừng tăng, kéo theo sự tăng thu nhập của dân chúng làm cho nhu cầu protein động vật tăng mạnh. Nếu trước đây do nghèo túng, người ta cần nhiều thức ăn giàu năng lượng thì càng ngày sự đòi hỏi về protein sẽ càng cao. Sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi được xúc tiến bởi những điều kiện thuận lợi như giá hạt nông phẩm (ngô, đậu tương) rẻ, năng lượng (dầu khí) có sẵn, các công nghệ hữu hiệu (di truyền và nuôi dưỡng). Ngoài ra sự tự do hoá thị trường cũng là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số tư liệu nói lên sức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và nhu cầu dự kiến cho đến 2020. Bảng 26: Tiêu thụ sữa và thịt/đầu người trong các vùng của thế giới Khu vực Thịt Sữa 1983 1997 1983 1997 (kg/người/năm) Trung Quốc 16 43 3 8 Các nươc Đông Nam Á 11 18 10 12 Ấn Độ 4 4 46 62 Các nước Nam Á khác 6 9 47 63 Châu Mỹ La Tinh 40 54 93 112 Tây Á - Bắc Phi 20 21 86 73 Tiểu vùng Sahara châu Phi 10 10 32 30 Mỹ 107 120 237 257 Các nước đang phát triển 14 25 35 43 Các nước đã phát triển 74 75 195 194 Thế giới 30 36 76 77 Nguồn: FAO (2000). Bảng 27: Chiều hướng tăng trưởng sử dụng thức ăn chăn nuôi 196 Các khu vực Tổng số ngũ cốc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi 1983 1993 1997 2020 (Triệu tấn) Trung quốc 40-49 78-84 91-111 226 Ấn Độ 2 3 2 4 Các nước Nam Á khác 3 7 8 12 Các nước Đông Nam Á 1 1 1 3 Châu Mỹ La tinh 6 12 15 28 Tây Á và Bắc Phi 40 55 58 101 Tiểu vùng Sahara châu Phi 24 29 36 61 Các nước phát triển 2 3 4 8 Các nước đã phát triển 128 442 425 611 Thế giới 592 636 660 954 Nguồn: FAO (2000). Bảng 28: Dự đoán tiêu thụ thịt và sữa trong giai đoạn 1997-2020 [...]... trại chăn nuôi (sản xuất) đến nhà máy giết mổ (chế biến) và đến tận siêu thị (tiêu thụ) Nếu trước đây chăn nuôi luôn đi cùng trồng trọt trong một hệ thống nông nghiệp kết hợp, thì nay do người ta dễ dàng tìm được thức ăn công nghiệp trên khắp thị trường thế giới, do đó mà chăn nuôi công nghiệp không còn phụ thuộc vào ruộng đất nữa (trừ đại gia súc) Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn, số trại chăn nuôi. .. 73 133 8 105 2 54 29 7 42 13 82 3.0 19 12 30 19 2.5 1 .9 46 85 70 130 Riêng Brazil 2.4 1.8 20 30 94 145 Các nước Tây Á - Bắc Phi 2.7 2.3 13 42 26 82 Tiểu vùng Sahara châu Phi 3.2 3.3 11 35 12 37 Các nước đang phát triển 3.0 2 .9 217 375 36 62 Các nước đã phát triển 0.8 0.6 117 286 86 210 Thế giới 2.1 1.7 334 660 45 * Chuyển từ các hoạt động định hướng cung sang định hướng cầu 16 89 * Chuyển từ tính đa... * Chuyển từ nông thôn, dựa trên ruộng đất sang thành thị, công nghiệp Vậy thì hệ quả của sự thay đổi cơ cấu chăn nuôi là gì ? - Trước hết đó là sự xúc tiến đầu tư sâu (thâm mục) mang tính công nghiệp, năng suất cao và quay vòng nhanh - Tăng quy mô chăn nuôi phù hợp với mức độ đầu tư và trang bị Nguồn: FAO (2000) Từ các số liệu trên có thể thấy mức tiêu thụ sản phẩm động vật của các nước đang phát triển. .. rất thấp và nhu cầu tăng tiêu thụ còn rất lớn trong các thập kỷ kế tiếp Với nhu cầu protein động vật tăng mạnh trên thị trường thì đòi hỏi về ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi tăng khá cao, gấp 1,5 lần trong vòng 20 năm Đây là thử thách nghiêm trọng đối với nông nghiệp nói chung II ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHĂN NUÔI TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ: 197 - Mật độ tập trung cao ở một số vùng địa lý... hướng tăng trưởng giai đoạn 199 7-2020 Thịt Sữa (%) Tổng tiêu thụ năm 2020 Tiêu thụ trên đầu người năm 2020 Thịt Thịt Sữa (Triệu tấn) Trung Quốc 3.1 3.8 107 24 Ấn Độ 3.5 3.5 10 Các nước Đông Á khác 3.2 2.5 5 Các nước Nam Á khác 3.5 3.1 Các nước Đông Nam Á 3.4 Các nước châu Mỹ La tinh Sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trên toàn cầu theo Steinfeld (2002) mang các đặc trưng: * Chuyển từ tính địa phương sang... đất nữa (trừ đại gia súc) Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn, số trại chăn nuôi theo đó cũng ít dần Các công ty lớn dần dần chiếm thế thượng phong Có thể nêu ra một số ví dụ ở một số nước đang phát triển: ở Philippine 198 . nước đang phát triển và ảnh hưởng xấu đến việc gìn giữ đa dạng sinh học. IV. PHÁT TRIỂN BÒ SỮA HỘ GIA ĐÌNH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ Trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, một. 195 194 Thế giới 30 36 76 77 Nguồn: FAO (2000). Bảng 27: Chiều hướng tăng trưởng sử dụng thức ăn chăn nuôi 196 Các khu vực Tổng số ngũ cốc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi 198 3 199 3 199 7. đảm bảo cho sự phát triển tiếp tục của ngành sữa hộ gia đình. 194 Chương 9 SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHĂN NUÔI TRONG HỘI NHẬP VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG HỘ Sự phát triển nhanh chóng