chăm sóc da từ sữa

99 609 2
chăm sóc da từ sữa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chăm sóc da từ sữa

http://www.ebook.edu.vn 1 LỜI MỞ ĐẦU [  \ Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng chú ý đến hình thức và vẻ đẹp của mình. Việc sở hữu một làn da đẹp luôn là ước mơ của mỗi người phụ nữ. Trong thời đại công nghiệp phát triển như ngày nay thì nhu cầu ấy càng trở nên cần thiết. Nền công nghiệp phát triển, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, lượng khói, bụi gia tăng, ánh nắng mặt trời ngày càng gây gắt…là những nguyên nhân gây hư tổ n thậm chí hủy hoại làn da của con người, cho nên nhu cầu chăm sóc làn da của phụ nữ ngày càng cấp thiết. Đó là lí do hàng loạt các sản phẩm chăm sóc da liên tục ra đời, đã và đang đáp ứng được nhu cầu trên. Từ xa xưa, cách đây 4000 ngàn năm người Ai Cập cổ đã phát hiện ra sữa có tính năng nuôi dưỡng đồng thời tái tạo da rất hiệu quả. Chính vì lí do này họ đã sử dụng s ữa vào việc làm đẹp của mình. Mãi cho đến ngày nay, sữa luôn được xem như một thành phần không thể thiếu trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc cá nhân, đặc biệt là trong các sản phẩm dưỡng da vì trong sữa chứa rất nhiều tố chất quan trọng, phù hợp, góp phần cải thiện, phục hồi làn da hư tổn; chăm sóc và duy trì một làn da đẹp. Đề tài “Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da” có thể cung cấ p thêm hai loại sản phẩm chăm sóc dasữa tắm và sữa dưỡng thể phù hợp với mọi làn da và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Mục tiêu của đề tài là có thể tạo ra được các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoạt chất sữa nhằm góp phần tăng thêm vẻ tươi trẻ của làn da khỏe mạnh, mịn màng giúp người phụ nữ trở nên tự tin hơn trong giao tiế p và trong mọi lĩnh vực của đời sống. http://www.ebook.edu.vn 2 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Việc làm đẹp đã được chú ý đến cách đây 10000 năm trước công nguyên. Đã có những cuộc khảo cổ chứng minh về việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân ở thời đại đồ đá và những sản phẩm làm đẹp đó cũng được cải tiến theo sự phát triển văn minh của nhân loại. Người Babylon đã tìm ra sơn môi, sau đó là việc sử dụng phấ n trang điểm của người Hy Lạp cổ. Tất cả chúng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và hầu như được sử dụng dưới dạng dịch chiết được trích trực tiếp từ các loại thảo dược đó. Sữa lần đầu tiên được người Ai Cập cổ sử dụng đến như là một loại dầu tắm có tác dụng dưỡng da, làm cho việc tắm r ửa dễ dàng, giúp nước dịu hơn. Đồng thời đối tượng sử dụng cũng có được cảm giác về một sản phẩm béo, trơn tru sau khi tắm bồn. Vào thời đại đó, người Ai Cập sử dụng trực tiếp sữa lừa dành cho việc tắm rửa. Kể từ đó, họ đã tìm ra phương pháp và phát triển các sản phẩm làm đẹp từ sữa, điển hình là kem bôi tr ơn. Ngày nay các sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại. Sữa hay các thành phần được chiết xuất từ sữa có mặt hầu như trong tất cả các sản phẩm làm đẹp, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến da như sữa tắm, sữa dưỡng thể, sữa làm trắng da, lotion dưỡng da, kem làm trắng da, phai mờ vết thâm, ngăn ngừa mụn…. Nhiệm vụ thứ nhất củ a đề tài sẽ khảo sát tất cả tính chất, thành phần của sữa cũng như tính năng của sữa trong việc làm đẹp da. Ở đây, đề tài chỉ chủ yếu quan tâm đến sữa bò vì đây là loại sữa phổ biến nhất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ thứ hai là tiến hành ứng dụng thành phần sữa vào sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng th ể trong phòng thí nghiệm. http://www.ebook.edu.vn 3 Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ MỸ PHẨM CHĂM SÓC DA 1.1. Giới thiệu chung Mỹ phẩm chăm sóc da là một loạt các sản phẩm rất quan trọng góp phần làm đẹp cho con người. Có đầy đủ các dạng sản phẩm chăm sóc da như dạng lotion, dạng sữa, dạng kem mềm, kem cứng, được sử dụng cho tất cả các loại da từ da khô, da nhờn, da trưởng thành đến da nhạy cảm. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà nhà sản xuất tạo ra từng loại sản phẩm khác nhau. Mỹ phẩm chăm sóc da là hệ nhũ tương tướng dầu và tướng nước có tác dụng giữ ẩm, chăm sóc da, phục hồi và cải tạo làn da tổn thương. Chúng giữ vai trò tạo màng mỏng trên da, tác dụng làm mềm, ngăn ngừa sự khô da và duy trì lượng nước cho da, có tác dụng lấy bẩn, loại thải tế bào chết trên da một cách nhẹ nhàng, tạo sự tươi mát, sạch sẽ trên da. 1.2. Thành phần cơ bản trong mỹ phẩm chăm sóc da [5] 1.2.1. Chất dầu Sản phẩm mỹ phẩm dạng nhũ nói chung là một hệ nhũ gồm có một pha dầu, một pha nước được kết hợp với nhau nhờ một chất nhũ hóa. Vì vậy, chất dầu là một thành phần cơ bản trong sản xuất mỹ phẩ m. Tùy theo yêu cầu và công dụng sản phẩm mà chất dầu có thể là dầu, mỡ hay sáp. Ngày nay, các chất dầu sử dụng trong mỹ phẩm có nguồn gốc rất rộng, có thể phân ra các nhóm chính sau đây: - Dầu và mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật. - Các dẫn xuất từ dầu mỏ. - Các rượu và acid béo. - Dầu, mỡ, sáp tổng hợp. Vai trò của chất dầu trong mỹ phẩm cũng r ất đa dạng, có thể là tác nhân trợ nhũ, chất làm mềm, tạo độ bóng hoặc giữ vai trò tạo màng chống thấm nhờ tính kị nước. http://www.ebook.edu.vn 4 1.2.2. Chất giữ ẩm Trong suốt qúa trình lão hóa da, số lượng mucopolysaccarit ở lớp biểu bì dưới da giảm dẫn đến sự giảm lượng nước của da. Những biến đổi vật lí và hóa học của lớp biểu bì cũng dẫn đến sự khô da. Qúa trình lão hóa này sẽ tăng nhanh dưới bức xạ tia UV. Khi da khô lớp sừng của da bị bong vẩy. Và khi da bị khô sẽ trở nên cứng và không đàn hồi như tr ước nữa. Da cũng có thể bị rạn nứt. Với lí do trên mà thành phần chủ yếu trong sản phẩm chăm sóc da là chất giữ ẩm có tác dụng lôi cuốn và giữ nước, kết quả là tích trữ được lượng nước cho làn da. Trong công thức pha chế sản phẩm luôn có các loại dầu hỗ trợ quá trình lưu trữ nước. Vì sự có mặt của các giọt dầu nhỏ sẽ làm giảm tốc độ mấ t nước trên bề mặt da. Chất giữ ẩm có khả năng giữ ẩm cho da bằng cách hấp phụ hơi ẩm có trong thành phần của lotion và bảo vệ da không bị khô. Lượng nước thu được trong da lúc này bao hàm lượng nước trong thành phần của lotion và lượng nước vốn có của da. Chất giữ ẩm là các vật liệu hút ẩm có tính chất hút hơi nước từ không khí ẩm cho đến khi đạt được cân bằng. Chất giữ ẩm được thêm vào các kem mỹ phẩm, đặc biệt là loại mỹ phẩm dầu trong nước như lotion dưỡng da để tránh các kem bị khô khi tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên chất giữ ẩm chắc chắn không loại trừ được hoàn toàn sự khô sản phẩm. Nó chỉ có thể làm giảm tốc độ mất nước vào không khí, do đó bao bì đóng gói có một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự khô sản phẩm. Các loại chất gi ữ ẩm: - Chất giữ ẩm vô cơ: CaCl 2 là điển hình. - Chất giữ ẩm cơ kim (kim loại – hữu cơ): chất chính là natri lactat, hút ẩm cao hơn glycerine, nhưng không tương hợp với một số vật liệu thô, thường được dùng trong kem da vì không độc và không gây viêm da. - Chất giữ ẩm hữu cơ: được sử dụng rộng rãi nhất là các rượu đa chức, các ester và ete của chúng như ethylenglycol, glycerine, sorbitol. http://www.ebook.edu.vn 5 Các hợp chất thường được sử dụng nhất cho mục đích hút ẩm trong sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da là: glycerine, ethylen glycol, propylen glycol, glycerol, sorbitol, polyethylene glycol. 1. Pha H 2 O ngoài cùng đảm bảo hàm lượng ẩm cho da. 2. Pha Dầu gồm những giọt dầu nhỏ tạo thành lớp trên da. 3. Pha H 2 O duy trì độ ẩm cho làn da. 4. Lớp biểu bì. Hình 1.1: Cơ chế giữ ẩm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9] 1.2.3. Chất làm mềm Chất làm mềm da là sản phẩm được công nhận có tính năng làm da trở nên nhẵn bóng và căng mịn. Chúng có thể là chất ưa nước như glyxerine, sorbitol… hoặc những chất kị nước như dầu paraffin, mỡ hải ly, triglyxerit, vaselin vàng, dầu khoáng, dầu thực vât, mỡ cừu, silicon lỏng … Trong đó dầu khoáng trắng được dùng phổ biến nhất. Dầu khoáng trắng là phần sản phẩm lấy từ dầu mỏ, được sử dụng trong mỹ phẩm nên còn gọi là dầu mỹ phẩm, có tỷ trọng từ 0.84-0.88 ở 60 o F, phạm vi nhiệt độ sôi từ 310 o -410 o F. Dầu khoáng trắng là một hỗn hợp phức tạp của các loại hydocacbon khác nhau, chúng là các hợp chất polymethylen đa vòng hay các vòng no với công thức chung (CH 2 ) n . Ngoài ra, dầu khoáng trắng có chứa một lượng nhỏ parafin mạch dài, các napthten, hệ đa vòng chứa nhân thơm. Trong hệ vòng naphten gắn với nhánh parafin, nhóm – CH là nơi dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với không khí, đặc biệt khi có ánh sáng mặt trời, có thể làm biến đổi màu hay gây mùi khó chịu. http://www.ebook.edu.vn 6 1. Cung cấp lớp dầu nhằm ngăn cản sự mất nước của da 2. Xuyên qua lớp trên làn da nhằm hồi phục làn da hư tổn Hình 1.2: Cơ chế làm mềm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9] 1.2.4. Chất làm đặc Chất làm đặc sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc da có tác dụng như: - Làm đặc dung dịch - Tạo độ nhớt cho sản phẩm - Chống sự tái bám bẩ n trở lại - Chuyển cấu trúc sản phẩm về dạng gel - Tạo cảm quan tốt cho sản phẩm Thường sử dụng chất làm đặc polymer như Poly vinyl alcolhol (PVA), Carboxy metyl cellulose (CMC), Hydroxy ethyl cellulose (HEC), Carbomer…Trong đó người ta dùng phổ biến nhất là Carbomer 940 do nó có tính năng làm đặc tốt, cho độ nhớt cao, hút nước và ngậm nước tốt, chống tái bám bẩn cao. 1.2.5. Chất hoạt động bề mặt Hiện tượng cơ bản của ch ất hoạt động bề mặt là hấp phụ, nó có thể dẫn đến hai hiệu ứng hoàn toàn khác nhau: - Làm giảm một hay nhiều sức căng bề mặt ở các mặt phân chia giới trong hệ thống. http://www.ebook.edu.vn 7 - Bền hóa một hay nhiều mặt phân giới bằng sự tạo thành các lớp bị hấp phụ. Tác nhân hoạt động bề mặt có tính chất làm thay đổi năng lượng bề mặt mà nó tiếp xúc. Sự giảm năng lượng bề mặt có thể dễ quan sát thấy trong sự tạo bọt, sự lan rộng một chất lỏng trên một chất rắn, sự phân tán các hạt rắn trong môi trường lỏ ng và tạo sự huyền phù. Chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm có 5 lĩnh vực tùy thuộc vào tính chất của chúng: - Tẩy rửa. - Làm ướt khi cần có sự tiếp xúc tốt giữa dung dịch và đối tượng. - Tạo bọt. - Nhũ hóa trong các sản phẩm. - Làm tan khi cần đưa vào sản phẩm cấu tử không tan. Chất hoạt động bề mặt gồm 2 phần: một phần t ử kị nước và một phần ưa nước. Phần kị nước thường là các mạch hay vòng hydrocacbon hay hỗn hợp của cả hai, phần ưa nước thường là các nhóm phân cực như các nhóm carbocylic, sulfate, sulfonate, hay trong các CHĐBM không ion, nó là một số nhóm hydroxyl hay ether. Chất hoạt động bề mặt được chia 4 loại: - Anion: là các chất mà phân tử của chúng trong nước có ion hoạt động bề mặt tích điện âm như: alkyl sulfate, alkyl sulfonate, alkyl aryl sulfonate… - Cation: hoạt động bề mặt trong dung d ịch tích điện dương như: muối alkyl trimethyl amonium, muối dialkyl dimetyl amonium, muối alkyl benzyl dimethyl amonium… - Không ion: phần ưa nước thường cấu tạo từ vô số các nhóm phân cực - Lưỡng tính: có khả năng tạo các ion họat động bề mặt tích điện dương lẫn âm. 1.2.6. Chất bảo quản Chất bảo quản được thêm vào sản phẩm với 2 lý do: - Ngăn ngừa hư hỏng sản phẩm. - Bảo v ệ người tiêu dùng. http://www.ebook.edu.vn 8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các chất bảo quản: - pH của môi trường - Nồng độ của chất bảo quản - Hệ số phân bố - Sự tương tác giữa các cấu tử và chất bảo quản - Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt 1.3. Cơ chế tẩy rửa và nuôi dưỡng da [3,5] 1.3.1. Sữa tắm M ục đích của sản phẩm sữa tắm là loại bỏ những chất không cần thiết ra khỏi bề mặt da như chất nhờn, bụi bẩn… Những chất này có thể ở dạng lớp film mỏng hay hạt rắn. Cách tẩy rửa cổ điển là sử dụng nước với xà phòng và cho đến ngày nay là các sản phẩm tẩy rửa dạng kem, lotion hay dạng sữa. Đối vớ i nước, qúa trình tẩy rửa đơn giản là qúa trình hòa tan các chất bẩn có thể tan trong nước và như vậy chúng sẽ được loại ra khỏi bề mặt. Đối với vết dầu hay chất rắn không tan trong nước thì vẫn còn nằm trên bề mặt nên quá trình tẩy rửa bằng nước không cho hiệu quả cao nhất. Cảm giác sau khi rửa mặt hay tắm rửa bằng nước là da sẽ bị nhờn hay khô và không thật sạch. Để đạt hiệu qủa tẩy rửa tốt, người ta sử dụng xà phòng và nước. Có thể hình dung qúa trình tẩy rửa bằng xà phòng giống như qúa trình giặt quần áo, các chất hoạt động bề mặt có trong xà phòng sẽ giúp loại bỏ cả chất bẩn dạng dầu trên bề mặt da. Đó là nhờ các phần ưa dầu của chất hoạt động bề mặt tấn công vào chất bẩn trong khi đầu ư a nước sẽ kết hợp với nước và kết quả là sẽ bị nước kéo ra khỏi bề mặt da. Tuy quá trình tẩy rửa bằng xà phòng cho hiệu quả tẩy rửa tốt vì loại được cả chất bẩn tan trong nước và dầu nhưng sau khi tẩy rửa lại làm cho bề mặt da khô và ráp. Vì vậy, ngày nay sản phẩm tẩy rửa dạng nhũ rất được ưa thích. Gọi là sản phẩm s ữa tắm. Sử dụng sản phẩm sữa tắm có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp cổ điển ở trên. Một mặt, các sản phẩm sữa tắm có thể dễ dàng loại bỏ chất bẩn một cách hiệu quả mà không gây khô ráp da. Mặt khác, bằng cách thay đổi các thành phần trong công thức nền, người ta có thể phối chế ra một http://www.ebook.edu.vn 9 sản phẩm tẩy rửa đa chức năng, vừa có tính năng tấy sạch làn da vừa có tính năng dưỡng da. Cơ chế tẩy rửa của sữa tắm cũng tương tự như xà phòng là nhờ vào chất hoạt động bề mặt. Thêm vào đó, vì sữa tắm ở dạng nhũ hay lỏng sẽ giúp các chất dễ dàng phân tán và thấm vào da. Vì vậy, quá trình tẩy rửa sẽ diễn ra dễ dàng h ơn. Sau khi lấy đi vết bẩn, một lớp film mỏng sẽ được giữ trên bề mặt da giúp da có cảm giác mềm mại và duy trì được độ ẩm. Một số sản phẩm còn có các hoạt chất như sũa tươi, chiết suất thiên nhiên từ dưa leo, aloe vera, mật ong…đóng vai trò thực hiện một chức năng nào đó trên da như làm sáng da, trắng da, nuôi dưỡng da… Một số sản phẩm sữa tắ m có chứa hoạt chất sữa trên thị trường: Hình 1.3: Một số hình ảnh sữa tắm 1.3.2. Sữa dưỡng thể Các sản phẩm dưỡng da có nhiều loại với nhiều tác dụng khác nhau. Nhìn chung, các tác dụng thường gặp của sản phẩm dưỡng thể là làm ẩm, làm se lỗ chân lông, làm sáng và trắng da, chống lão hóa da, làm phai mờ nếp nhăn… Trong đó, cơ chế làm ẩm là tác dụng chính của các sản phẩm sữa dưỡng thể. Làn da khỏe mạnh bình thường có khả n ăng duy trì một độ ẩm nhất định. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà da có thể bị mất nước và bị khô. Các tác động bên ngoài như nắng, gió… thường là nguyên nhân gây khô da. Cũng có trường hợp da thuộc loại khô do tuyến nhờn hoạt động không tốt. Nhưng dù do nguyên nhân gì thì da khô cũng gây nhiều bất lợi, vì vậy để duy trì độ ẩm cần thiết cho da, người ta thường sử dụng các sản phẩm làm ẩm. http://www.ebook.edu.vn 10 Lotion dưỡng thể thường được sử dụng sau sữa tắm, khi mà da đã được làm sạch. Khi sử dụng, các sản phẩm này sẽ tạo một lớp dầu thật mỏng trên bề mặt da, giúp hạn chế sự thoát hơi nước từ bề mặt da và như thế giúp da duy trì độ ẩm. Chính vì vậy, các sản phẩm dưỡng thể thường có dạng lotion hay dạng sữa vì hai dạng này dễ dàng phân tán và tan đều trên b ề mặt da. Cũng tương tự như sữa tắm, sản phẩm dưỡng thể cũng thường được kết hợp một số hoạt chất để tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm và tăng hiệu quả làm đẹp cho làn da. Một số sản phẩm sữa dưỡng thể có hoạt chất sữa trên thị trường: Hình 1.4: Một số hình ảnh sữa dưỡng thể 1.3.3. Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế tẩy rửa và cơ chế dưỡng da Qua phân tích về cơ chế tẩy rửa và cơ chế dưỡng da như trên, sự khác nhau giữa hai loại sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể thể hiện rất rõ: - Sản phẩm sữa tắm chủ yếu có tác dụng làm sạch là chính, tác dụ ng dưỡng da chỉ có ở một vài sản phẩm đa năng nhưng cũng với tác dụng tạo sự hấp dẫn cho người tiêu dùng. - Sản phẩm sữa dưỡng thể có tác dụng chính là làm ẩm, đưa các hoạt chất vào da để nuôi dưỡng da. Hiện nay, trong cả hai loại sản phẩm đều được sử dụng các hoạt chất thiên nhiên để gây hấp lực cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hoạt chất thực sự có tác dụng thì cần một thời gian lưu nhất định trên da. Vì thế, hoạt chất được dùng trong sản phẩm dưỡng da mới thể hiện hết tác dụng của nó [...]... Cấu tạo da http://www.ebook.edu.vn 22 4.2 Phân loại da [13] Trước khi chọn mua một sản phẩm mỹ phẩm hay chọn lựa một phương pháp chăm sóc da, cần thiết phải kiểm tra da thuộc loại nào để có lựa chọn phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất Loại da có thể sẽ thay đổi theo thời gian nên cần thường xuyên kiểm tra để có thể có cách chăm sóc da tốt nhất 4.2.1 Da thường Da thường là loại da mềm, mịn và hồng Da thường... THUYẾT VỀ SỮA 3.1 Một số tính chất vật lý của sữa bò [2] Sữa bò là một chất lỏng đục Độ đục của sữa là do các chất béo, protein và một số chất khoáng trong sữa tạo nên Màu sắc của sữa phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng β-caroten có trong chất béo của sữa Sữa bò thường có màu trắng đến vàng nhạt Sữa bò có mùi rất đặc trưng và vị ngọt nhẹ Giá trị pH của sữa trung bình là 6.6 Sữa no, tức phần sữa đầu tiên... không quá khô Da thường là loại da khỏe mạnh Vì vậy, để duy trì thì nên sử dụng các sản phẩm làm sạch và giữ ẩm có chiết xuất thiên nhiên để cho da luôn sạch và khỏe mạnh Loại da thường dễ trở nên khô theo độ tuổi nên rất cần phải kiểm tra và chăm sóc 4.2.2 Da nhạy cảm Da nhạy cảm có thể thuộc loại da thường, da nhờn nhưng hầu hết là loại da khô và thường dễ bị bong, bị ngứa hay vỡ mao mạch Da nhạy cảm... được chiết xuất từ sữa như lotion dưỡng da, sữa dưỡng thể, kem chống nắng… 5.3 Lactose [2] Là loại đường có nguồn gốc duy nhất từ sữa động vật Được sử dụng như là chất dưỡng da, có tác dụng duy trì độ mềm mại, lán mượt, độ đàn hồi cho da Có thể sử dụng trực tiếp lactose từ sữa để tắm http://www.ebook.edu.vn 27 5.4 Protein hòa tan [2] Có tác dụng làm mềm, giữ ẩm, đồng thời phục hồi các vùng da khô, tổn... Loại da này cũng thường phản ứng lại với các hóa chất có trong sản phẩm mỹ phẩm như cồn, thành phần tổng hợp, hương, màu… 4.2.3 Da hỗn hợp Loại da hỗn hợp thường kết hợp nhiều loại: da nhờn ở vùng “chữ T” gồm vùng trán, mũi và cằm trong khi các vùng khác là da khô hay da thường Đối với loại da này, tùy theo loại da kết hợp mà các sản phẩm và phương pháp được chọn lựa sao cho phù hợp 4.2.4 Da khô Da khô... hàm lượng chất béo có trong sữa (% khối lượng) SNF: hàm lượng các chất khô không béo trong sữa (% khối lượng) W: hàm lượng nước trong sữa (% khối lượng) W = 100 − F − SNF (%) Điểm đông đặc của sữa dao động trong sữa khoảng từ −0.54-0.59oC 3.2 Thành phần hóa học của sữa bò [2] Sữa là một hỗn hợp với các thành phần chính bao gồm: nước, lactose, protein và các chất béo Ngoài ra sữa còn có một số hợp chất... tổng trong sữa, người ta sử dụng phương pháp Kjedahl, từ đó ta sẽ suy ra được nitơ phi protein trong sữa 3.2.3 Enzym Năm 1881, lần đầu tiên Arnold phát hiện sự có mặt của enzym trong sữa bò Enzym lần đầu tiên được tìm thấy trong sữa là lactoperoxydase Đến nay hàng trăm nghiên cứu công bố hơn 60 enzym khác nhau đã tìm thấy trong sữa Chúng do tuyến vú tiết ra hoặc do các vi sinh vật trong sữa tổng hợp... acid béo không bão hòa trong sữa được xác định bởi chỉ số iod của chất béo Chỉ số khúc xạ của sữa thay đổi phụ thuộc vào thành phần định tính và định lượng các acid béo trong sữa Đối với bò, chỉ số dao động từ 40-60 Nếu sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy ở nhiệt độ cao thì lipid sữa có “cấu trúc cứng”; ngược lại, sữa chứa nhiều acid béo nóng chảy ở nhiệt độ thấp thì lipid sữa sẽ có “cấu trúc mềm” hơn... các thành phần chính trong mỹ phẩm chăm sóc da Sản phẩm sữa tắm và sữa dưỡng thể là hệ nhũ tương Và để điều chế được sản phẩm như mong muốn thì hàm lượng các thành phần nên chiếm tỉ lệ như sau: - Sữa tươi là hoạt chất dưỡng da chính trong mỗi sản phẩm nên chiếm tỉ lệ 10-20% khối lượng - Chất hoạt động bề mặt chiếm 0.5-1% khối lượng đối với sữa dưỡng thể, 3-20% đối với sữa tắm - Carbomer 940 và HEC là... của sữa o SH o o o 1 2.5 2.25 o 0.4 1 0.9 o 4/9 10/9 1 SH Th D http://www.ebook.edu.vn Th D 14 Tỉ trọng sữa: tỉ trọng sữa là do hàm lượng các chất khô trong sữa quyết định Các chất béo có tỷ trọng nhỏ hơn 1 g/cm3, hàm lượng chất béo trong sữa càng cao thì tỉ trọng sữa càng thấp Khi biết được thành phần khối lượng các chất béo và các chất không béo có trong sữa, ta có thể tính được tỉ trọng của sữa . làn da hư tổn; chăm sóc và duy trì một làn da đẹp. Đề tài “Ứng dụng sữa vào các sản phẩm chăm sóc da có thể cung cấ p thêm hai loại sản phẩm chăm sóc. hủy hoại làn da của con người, cho nên nhu cầu chăm sóc làn da của phụ nữ ngày càng cấp thiết. Đó là lí do hàng loạt các sản phẩm chăm sóc da liên tục

Ngày đăng: 15/03/2013, 14:49

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Cơ chế giữ ẩm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9] 1.2.3. Chất làm mềm  - chăm sóc da từ sữa

Hình 1.1.

Cơ chế giữ ẩm da của mỹ phẩm chăm sóc da [9] 1.2.3. Chất làm mềm Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 1.4: Một số hình ảnh sữa dưỡng thể - chăm sóc da từ sữa

Hình 1.4.

Một số hình ảnh sữa dưỡng thể Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 2.1: Hình ảnh mô tả các pha trong nhũ tương [9] - chăm sóc da từ sữa

Hình 2.1.

Hình ảnh mô tả các pha trong nhũ tương [9] Xem tại trang 11 của tài liệu.
-N ếu cánh khuấy được đặt trong pha W thì nhũ O/W hình thành và ngược lại.  - chăm sóc da từ sữa

u.

cánh khuấy được đặt trong pha W thì nhũ O/W hình thành và ngược lại. Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3.3: Sự thay đổi hàm lượng các chất trong sữa bò (%kl) - chăm sóc da từ sữa

Bảng 3.3.

Sự thay đổi hàm lượng các chất trong sữa bò (%kl) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3.7: Hàm lượng một số vitamin trong sữa bò - chăm sóc da từ sữa

Bảng 3.7.

Hàm lượng một số vitamin trong sữa bò Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 4.1 Cấu tạo da - chăm sóc da từ sữa

Hình 4.1.

Cấu tạo da Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 7.1: Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa tắm - chăm sóc da từ sữa

Bảng 7.1.

Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa tắm Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 7.2: Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa dưỡng thể - chăm sóc da từ sữa

Bảng 7.2.

Một số chỉ tiêu cảm quan, hóa lí sữa dưỡng thể Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 8.1: Công thức nền sữa tắm - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.1.

Công thức nền sữa tắm Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 8.2: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của NaLS - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.2.

Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của NaLS Xem tại trang 60 của tài liệu.
Độ nhớt (cps) - chăm sóc da từ sữa

nh.

ớt (cps) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 8.5: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Glycerine - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.5.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Glycerine Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 8.7: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.7.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 8.6: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.6.

Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Propylen glycol Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 8.8: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.8.

Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 8.12: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.12.

Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 8.13: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate  - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.13.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sorbitan monostearate Xem tại trang 72 của tài liệu.
Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm - chăm sóc da từ sữa

u.

đối chứng Mẫu thí nghiệm Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 8.15: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Dầu khoáng - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.15.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Dầu khoáng Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 8.17: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Carbomer 940 - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.17.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Carbomer 940 Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 8.18: Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.18.

Chuẩn bị mẫu khảo sát ảnh hưởng của Sữa Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 8.19: Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sữa - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.19.

Kết quả thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Sữa Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 8.20: Công thức sữa dưỡng thể hoàn chỉnh - chăm sóc da từ sữa

Bảng 8.20.

Công thức sữa dưỡng thể hoàn chỉnh Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan