1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

CỬA SỔ TÂM HỒN pptx

29 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 259,5 KB

Nội dung

CỬA SỔ TÂM HỒN Không vì cái lợi trước mắt Kế thừa shop quần áo nổi tiếng lâu năm do bố mẹ để lại nên việc kinh doanh của tôi vô cùng suôn sẻ, thuận lợi. Điều đó bảo đảm cho tôi đời sống vật chất sung túc mà nhiều người khát thèm. Tuy nhiên, không phải nếm trải sự vất vả, cơ cực trong bước đầu tạo dựng uy tín, thương hiệu nên mặt trái của nó là tôi ảo tưởng về năng lực, thiếu ngọn lửa đam mê kinh doanh và chưa biết quí trọng đúng mức công việc của mình Hôm đó, một người khách lạ ăn mặc sang trọng, dáng vẻ quí phái, xuống xe hơi bước vào cửa hàng xem quần áo. Bà tỏ ra rất tinh tế, có mắt thẩm mỹ khi chọn một bộ quần áo không chỉ vừa vặn mà còn tôn thêm vẻ đẹp cơ thể. Thấy bà có vẻ tâm đắc, tôi đã phát giá cao hơn so với qui định 100.000 đồng. Trong thâm tâm tôi nghĩ bà từ xa đến chẳng mấy khi quay lại mua hàng nên dại gì bỏ qua cơ hội kiếm tiền. Chắc đã nghe giới thiệu shop của tôi bán đúng giá, miễn mặc cả nên bà khách hàng rất vui vẻ trả tiền Bất chợ mẹ tôi từ nhà trong đi ra, tươi cười lại gần người khách và nhẹ nhàng cất tiếng: "Xin lỗi chị! Cháu nó mới bán hàng thay em nên chưa thạo giá. Thật ra bộ quần áo này chưa tới giá đó đâu". Mẹ tôi hồi lại cho bà khách 100.000 đồng và niềm nở tiễn khách ra tận xe, đồng thời không quên mời chào: "Lần sau có dịp qua đây, chị nhớ ghé mua hàng cho em nhé!". Bà khách tỏ ra rất hài lòng trước sự nhiệt tình của mẹ tôi Tối hôm đó, mẹ tôi gọi lại rất dịu dàng nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc căn dặn: "Nghệ thuật của sự thành công trong kinh doanh đó là phải nghĩ đến tương lai lâu dài chứ không vì lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ uy tín, thương hiệu. Tâm niệm "khách hàng là thượng đế" phải luôn ngự trị trong đầu và không vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại nó. Cổ nhân có câu: Con đê dài ngàn dặm vẫn bị phá hủy bởi tổ kiến nhỏ. Con phải nghiền ngẫm lời dạy đó và mẹ hi vọng con không bao giờ lặp lại sai phạm này". Mẹ bảo sở dĩ mối quan hệ giữa mẹ và khách hàng bao nhiêu năm qua vẫn tốt đẹp là bởi bà luôn lịch sự, niềm nở đón tiếp họ và nghiêm túc thực hiện nguyên tắc trung thực với chính bản thân. Khách hàng sơ ý trả tiền thừa hoặc để quên vật gì - dù giá trị đến đâu - mẹ cũng không tham lam 1 1 Lời dạy ân cần của mẹ đã giúp tôi nhận ra sự hồ đồ, nông nổi của bản thân. Tôi đã chắt lọc cho bản thân kinh nghiệm quí báu. QUÁCH THỊ MƠ Đội 5, xã Đông Huy, huyện Đông Hưng, Thái Bình 000 Mắc cỡ Do sơ suất, xe ba gác chở vật liệu xây dựng làm rớt viên gạch thẻ xuống đường cách cổng nhà tôi chừng chục mét. Chẳng biết người qua lại có thấy viên gạch không, tuy không có mắt nhưng tôi đồ rằng viên gạch đang chăm chú quan sát mọi người và ráng ánh lên sắc hồng tươi thắm. Như một thói quen cố hữu, mỗi lần ra cổng thấy cục gạch, tôi băn khoăn tự hỏi: ai vô ý đánh rớt cục gạch? Sao không thấy họ nhặt cục gạch đi? Chẳng may xe người ta đụng phải, té, chắc chết? Những câu hỏi trong đầu tôi vụt đến rồi lặng lẽ trôi đi. Từ sáng đến chiều cục gạch vẫn nằm đó, chăm chăm nhìn mọi người qua lại. Dưới ánh hoàng hôn, dường như cục gạch ráng hồng tươi thêm để mọi ngơời biết mà tránh. Nhìn cục gạch, tôi giật mình nhận thấy những câu hỏi tôi đặt ra sao mờ hồ, đại khái và trống rỗng đến vô tâm! Chúng đều ở ngôi thứ hai, thứ ba mà sao không ở ngôi thứ nhất? Tôi tự thấy mình thụ động và ích kỷ quá! Tôi bỗng mắc cỡ với cục gạch. Cục gạch ấy còn biết tự hồng lên. Còn tôi, việc đơn giản: nhặt cục gạch bỏ vào lề đường, vậy mà tôi chưa làm được, cứ loay hoay với những câu hỏi vô bổ. Nghĩ cũng may tôi còn biết mắc cỡ! PHẠM VĂN THÚY (Cần Thơ) 000 "Nợ tình nợ nghĩa" Cuối năm, một chị khách hàng cũ mang đến biếu tôi món quà tết là một chai rượu ngoại nhỏ. Với một số người thì rất bình thường nhưng với tôi đó là một món quà vô giá, món quà tình nghĩa của những người quí trọng nhau thật sự. 2 2 Chuyện bắt đầu cách nay gần năm năm, khi tôi còn là trưởng phòng tín dụng - bảo lãnh chi nhánh ngân hàng NT. Chị đại diện cho một công ty xây dựng tư nhân vừa trúng thầu xây dựng nhà xưởng tại Khu công nghiệp - chế xuất LT 3. Dự án vay khá đơn giản, an toàn và hiệu quả. Chị khách hàng thế chấp tài sản cá nhân để bảo lãnh cho công ty bên B của chị vay vốn. Theo thói quen bao giờ tôi cũng báo trước cho khách hàng là tôi không thích chuyện bao thư bồi dưỡng để sau này khỏi mất thời gian! Trước khi ký đề xuất nên cho vay hay không lên cấp trên, tôi có lên công trình bên B đang thi công; trò chuyện với một nhóm công nhân đang ăn trưa tôi mới biết cả tháng nay chưa có lương. Hôm sau hợp đồng ký giữa hai bên hoàn tất. Tôi mời chị lên nhận tiền vay và nói nửa đùa nửa thật: "Rút tiền về trả lương sớm cho anh em công nhân nha chị!". Chị bật khóc: Công trình chậm tiến độ là bị bên A phạt, chủ vật tư đòi tiền hàng hóa, chưa trả được lương công nhân Tiền vay được rất quí nhưng giờ chị hiểu thêm được một điều là tiền vay không quí bằng cách cho vay! Công ty chị sau đó ăn nên làm ra, trúng nhiều hợp đồng khác. Tôi thì chuyển sang phụ trách một phòng giao dịch cách đó gần 8km, không dính dáng gì đến chuyện cho vay. Nhưng trung thu năm nào chị cũng cầm một hộp bánh và tết chị cũng xách một chai rượu nhỏ thôi, giá trị chẳng bao nhiêu gửi tặng. Chị bảo nợ tiền nợ bạc dễ trả nhưng nợ tình nợ nghĩa trả hoài không hết. Mỗi lần mệt mỏi muốn bỏ việc vì chán ngán chuyện thế thái nhân tình, tôi lại nhớ đến chị, ngẫm lại những gì đã qua để tiếp tục sống tốt, làm tốt. ĐỖ THỊ HUỲNH HOA (Vietcombank Thủ Đức) 000 Ghi và xóa Nhà tôi có một quán tạp hóa ở giữa làng, trước ủy ban xã, gần trường học, địa điểm thuận lợi nên khá đông khách. Quán tạp hóa của má tôi bán đủ thứ từ gạo cám, mắm muối đến sợi chỉ cây kim, thậm chí có cả những thứ thuốc thông thường như đau bụng, nhức đầu, và dầu khuynh diệp. Làng quê tôi thuở ấy nghèo lắm, đa số làm nghề nông nhưng đất đai khô cằn, mỗi năm chỉ trồng lúa, trồng đậu phộng được vào mùa mưa. Mùa nắng cây cỏ vàng cháy quắt queo, đồng không hoang hóa. Còn những người không có được thẻo đất cắm dùi thì làm mướn quanh năm, tay làm hàm nhai, không có việc làm một ngày là không có tiền đong gạo. Quán rất đắt khách, lẽ ra nhà tôi phải ngày càng giàu hơn mới phải, vậy mà có những hôm má tôi không đủ tiền đi chợ lấy hàng. Những lúc ấy má tôi hay nhìn lên vách ván thở dài. Trên tấm vách ván ngăn căn nhà thành hai nửa, phía trong để ở, phía ngoài bán hàng dày đăc những hàng chữ ghi nợ. Thím hai 1 lít gạo, bà Tư xị nước tương, ba cái hột vịt , bác Năm 2 gói thuốc cảm 3 3 Tôi thuở ấy mới bảy tám tuổi đầu hay quẩn quanh bên má, mỗi lần thấy ai mua thiếu liền hăng hái lấy phấn viết lên vách ván, khi có ai đến trả tiền lại tích cực xóa đi. Nhưng thường những lần mua chịu nhiều hơn lần trả, những dòng chữ trên vách ngày một nhiều hơn. Có những dòng chữ mau mắn được xóa đi, nhưng có những dòng chữ cứ nằm hoài trên vách từ ngày này sang tháng khác. Có lần hụt tiền đi chợ, má đứng nhìn lên vách ván hồi lâu rồi không hiểu sao lại lấy giẻ lau đi vài dòng chữ. Tôi ngạc nhiên: "Ủa má ơi, mấy người này chưa trả tiền mà sao má xóa đi?". Má từ tốn: "Bác Hai (hay cô Ba, bà Năm gì đó…) nghèo lắm, mình ghi nợ hoài bác cũng không có tiền trả đâu, má xóa đi, quên là người ta đang nợ thì mình sẽ thấy vui hơn con à". NGUYỄN THỊ CẨM 000 Chiếc xe đạp nghĩa tình Mới vào điều chỉnh cái hóa đơn một chút, trở ra thì chiếc xe đạp đã biến mất. Tôi xanh mặt. Bầu trời như sụp đổ! Chiếc xe đạp là phương tiện duy nhất để đi công tác và chở các con đi học, giờ làm sao đây? Những ngày đầu giải phóng, lương tôi chỉ có 30.000đ/tháng, nuôi ba đứa con thì làm sao mua lại chiếc khác? Tôi ôm mặt khóc. Chợt một bàn tay đặt lên vai tôi. Chị Chín Ngân nhìn tôi thông cảm: - Thôi, chị đừng buồn nữa, để rồi sẽ tính. À, được rồi. Tôi sẽ mượn tiền của ban thiếu nhi mua lại cho chị chiếc khác. Bắt đầu từ tháng sau, sẽ trừ lương của tôi vào tiền mua xe cho chị. Tôi xúc động muốn bật khóc. Trời, lương của một trưởng ban thiếu nhi Thành đoàn đâu có nhiều? Chị còn phải nuôi đứa con đầu và chuẩn bị cho đứa thứ hai sắp chào đời. Tôi thấy chị phải làm việc nhiều mà ăn uống đạm bạc quá, nỡ nào tôi còn xén bớt tiền lương của chị? Tôi lắc đầu, nước mắt ràn rụa: - Tôi không thể nhận chị Chín ạ. - Chị đừng ngại gì cả, có xe mới công tác tốt được. Chị Chín ôm vai tôi thân tình. Tính quyết đoán của đồng chí trưởng ban không cho tôi nói thêm gì nữa. Ngay chiều hôm đó, chiếc xe đạp mới toanh đã đến với tôi. Tôi lại ôm chiếc xe mà khóc! Sau này, khi chị làm tổng giám đốc siêu thị Coop-Mart, biết tôi còn nhiều khó khăn vì phải nuôi hai đứa con bị bệnh tâm thần, nhiều lần gặp tôi chị lại dúi cho tôi tờ 500.000đ. Tôi biết ơn chị nhưng cũng ái ngại biết chừng nào! Trường Nguyễn Sơn Hà, P.3, Q.3 vận động học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Xúc động trước sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Sơn Hà - một cán bộ Thành đoàn mà trường được vinh dự mang tên - chị sẵn sàng đề xuất đơn vị ủng hộ 5 triệu đồng, riêng cá nhân chị ủng hộ 1 triệu đồng cho học bổng Nguyễn Sơn Hà. 4 4 Được biết chị Nguyễn Thị Nghĩa (bí danh Chín Ngân) được phong danh hiệu Anh hùng lao động, tôi mừng quá, ôm chị chúc mừng. Thành tích, tài năng, sự sáng tạo của chị được mọi người tôn vinh. Riêng tôi, tôi xin bổ sung thêm về lòng nhân ái cao cả của chị. Tấm lòng của chị đẹp biết chừng nào - như một bông hoa tỏa ngát hương thơm. THẢO LAM Chiếc xe đạp nghĩa tình Mới vào điều chỉnh cái hóa đơn một chút, trở ra thì chiếc xe đạp đã biến mất. Tôi xanh mặt. Bầu trời như sụp đổ! Chiếc xe đạp là phương tiện duy nhất để đi công tác và chở các con đi học, giờ làm sao đây? Những ngày đầu giải phóng, lương tôi chỉ có 30.000đ/tháng, nuôi ba đứa con thì làm sao mua lại chiếc khác? Tôi ôm mặt khóc. Chợt một bàn tay đặt lên vai tôi. Chị Chín Ngân nhìn tôi thông cảm: - Thôi, chị đừng buồn nữa, để rồi sẽ tính. À, được rồi. Tôi sẽ mượn tiền của ban thiếu nhi mua lại cho chị chiếc khác. Bắt đầu từ tháng sau, sẽ trừ lương của tôi vào tiền mua xe cho chị. Tôi xúc động muốn bật khóc. Trời, lương của một trưởng ban thiếu nhi Thành đoàn đâu có nhiều? Chị còn phải nuôi đứa con đầu và chuẩn bị cho đứa thứ hai sắp chào đời. Tôi thấy chị phải làm việc nhiều mà ăn uống đạm bạc quá, nỡ nào tôi còn xén bớt tiền lương của chị? Tôi lắc đầu, nước mắt ràn rụa: - Tôi không thể nhận chị Chín ạ. - Chị đừng ngại gì cả, có xe mới công tác tốt được. Chị Chín ôm vai tôi thân tình. Tính quyết đoán của đồng chí trưởng ban không cho tôi nói thêm gì nữa. Ngay chiều hôm đó, chiếc xe đạp mới toanh đã đến với tôi. Tôi lại ôm chiếc xe mà khóc! Sau này, khi chị làm tổng giám đốc siêu thị Coop-Mart, biết tôi còn nhiều khó khăn vì phải nuôi hai đứa con bị bệnh tâm thần, nhiều lần gặp tôi chị lại dúi cho tôi tờ 500.000đ. Tôi biết ơn chị nhưng cũng ái ngại biết chừng nào! Trường Nguyễn Sơn Hà, P.3, Q.3 vận động học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Xúc động trước sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Sơn Hà - một cán bộ Thành đoàn mà trường được vinh dự mang tên - chị sẵn sàng đề xuất đơn vị ủng hộ 5 triệu đồng, riêng cá nhân chị ủng hộ 1 triệu đồng cho học bổng Nguyễn Sơn Hà. Được biết chị Nguyễn Thị Nghĩa (bí danh Chín Ngân) được phong danh hiệu Anh hùng lao động, tôi mừng quá, ôm chị chúc mừng. Thành tích, tài năng, sự sáng tạo của chị được mọi người tôn vinh. Riêng tôi, tôi xin bổ sung thêm về lòng nhân ái cao cả của chị. Tấm lòng của chị đẹp biết chừng nào - như một bông hoa tỏa ngát hương thơm. 5 5 THẢO LAM 000 Tôi có bốn đứa con Chú ấy hơi nhỏ người và ít nói. Một buổi chiều cơ quan cúp điện, chú ngồi cạnh tôi uống trà. Tôi nhìn người đồng nghiệp trung niên, tự hỏi người này đã trải qua những sóng gió gì trong cuộc đời, và trong một buổi chiều ảm đạm như thế này, người ấy nghĩ gì? Tôi quyết định hỏi chuyện chú, bắt đầu bằng những câu xã giao thông thường: Nhà chú ở đâu? Vợ chú làm gì? Tôi mới vào cơ quan, những người trong cơ quan vẫn còn là những ẩn số. Chú lần lượt trả lời các câu hỏi của tôi, theo kiểu muốn giết thời gian hơn là những lời tâm sự. Nhưng khi tôi hỏi chú có bao nhiêu đứa con, chú nhìn vào mắt tôi một thoáng, như thể đánh giá điều gì đó, rồi chậm rãi trả lời: “Tôi có bốn đứa con”. Tôi không thấy có gì bất thường. Ở tuổi chú bốn đứa con không phải quá nhiều. Với vẻ thận trọng, tôi hỏi thăm về đứa lớn nhất. “Nó chỉ sống được hơn một năm. Bệnh tim bẩm sinh, nếu không bây giờ đã mười bảy tuổi”. Thì ra đó là lý do của sự ngập ngừng. Lòng áy náy, tôi hỏi về những đứa tiếp theo, hi vọng sẽ tốt đẹp hơn. “Hai đứa sau, một trai, một gái. Một đứa mười một tuổi, một đứa chín tuổi. Sức khỏe cũng bình thường". Chú đã kể thiếu một đứa. Chắc đó phải là một đứa bé đặc biệt, học rất giỏi hoặc thể lực rất tốt. Một đứa bé được nhắc riêng. “Vậy còn đứa thứ tư? Trai hay gái hả chú? Nó học lớp mấy rồi?”. Im lặng. Tôi có cảm giác mình đã phá vỡ một điều gì. Chú khẽ hỏi tôi có biết vụ cháy xưởng X cách đây hơn chục năm không? Tôi trả lời có mà giọng khản đặc: “Con chú đã ở trong xưởng lúc xảy ra vụ cháy? Nhưng nó làm gì trong xưởng vào lúc ấy? Nó không thể đi làm vào thời điểm đó được". “Vợ tôi làm trong xưởng. Cô ấy đang mang thai đứa thứ hai. Xưởng cháy, cô ấy thoát ra ngoài được, nhưng mất đứa bé. Nếu còn sống, năm nay nó được mười ba tuổi”, rồi chú quay sang nhìn tôi, cười rất nhẹ: “Nó đi vội quá, tôi không biết nó là con trai hay con gái nữa". Trong tình huống bối rối ấy, tôi cảm nhận có cái gì đó nghiệt ngã nhưng thật ấm áp. Thỉnh thoảng cơ quan tôi vẫn cúp điện, chú vẫn ngồi cạnh tôi uống trà, nhưng tôi không lần nào hỏi thăm thêm về gia đình chú. 6 6 Một người sống qua mấy mươi năm chắc chắn đã từng trải nhiều sóng gió, nhiều hi vọng và mất mát. Tôi còn trẻ, đôi lần nản lòng trước cuộc sống bon chen đầy rẫy tổn thương và sự quên lãng. Nhưng câu chuyện của người đồng nghiệp đã cho tôi cảm xúc mạnh mẽ, cho tôi niềm tin vào những giá trị có thật trong cuộc đời. Còn bạn, bạn nghĩ gì về câu chuyện một người cha đã liên tiếp mất hai đứa con nhưng vẫn tính đếm và dõi theo bước trưởng thành của từng đứa con một, không bỏ sót ai, kể cả những đứa đã chết hay thậm chí còn chưa kịp đủ hình hài? BÙI THỊ MỸ NGÂN 000 Những đồng xu Sạp báo nằm nơi vỉa hè đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn vắng vẻ, lại càng thêm hiu hắt khi bị chìm khuất trong một dãy ôtô đỗ dài đến 200 m. Tuy lèo tèo hơn chục đầu báo và tạp chí, nhưng sạp có tới ba thành viên của một hộ gia đình thay phiên nhau đứng sạp. Người bố chừng 40 tuổi hàng ngày dậy từ 4g sáng để đi lấy báo, về treo ngay ngắn lên giá và xếp gọn gàng lên sạp. 6g, cậu con trai đang học lớp 6 đến tiếp quản để bố đi chạy xe ôm. Đến 9g30, cậu bé kết thúc công việc buổi sáng của mình để về nhà học bài chuẩn bị cho buổi học chiều khi bà nội ra tiếp quản sạp báo. Gã thích đi trên những con đường vắng vẻ, rợp bóng cây nên sáng sáng, thay vì chạy thẳng ra hòa vào dòng người đầy ắp trên đường Đinh Tiên Hoàng, gã rẽ vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm để có được những phút chạy xe thảnh thơi trên con đường xa nhà cửa và vắng bóng người qua lại. Và trong một lần dừng lại bên lề đường để nghe điện thoại, gã phát hiện ra sạp báo nằm khuất nẻo giữa khoảng cách của hai chiếc ôtô đang im ắng đỗ. Ấn tượng bởi cái vẻ ngoài phục phịch và kiểu giao tiếp ngộ nghĩnh, hài hước của cậu chủ, gã quyết định trở thành khách ruột của sạp báo đơn sơ ấy. Quan sát và cóp nhặt thông tin bên lề những buổi sáng mua báo, chừng nửa tháng sau thì gã hiểu được gia cảnh của chủ nhân sạp báo. Phần vì ngại để những đồng xu leng keng và chen chúc làm phồng chiếc ví, phần vì muốn đóng góp được phần nào hay phần ấy vào khoản thu từ sạp báo vốn đã quá ít ỏi của gia đình ấy nên mỗi lần mua báo, gã đều có nhã ý tặng lại những đồng bạc lẻ cho chủ sạp. Nhưng lạ thay, lần nào gã bảo: “Thôi cứ để đấy em (anh, bà) ạ!” cũng bị từ chối thẳng thừng. Cho đến một hôm, hết tiền lẻ nên dù chỉ mất có 4.500 đồng mua báo nhưng gã đành phải đưa tờ 100.000 đồng cho cậu bé chủ sạp. “Con không có tiền thối, chú để hôm sau trả đi!”. Nghe câu ấy, đột nhiên gã nghĩ ra một kế… Sáng hôm sau, gã đi mua báo thật muộn để tránh ca của cậu bé. Lúc trả tiền báo cho bà cụ, gã nhỏ nhẹ và bình thản: “Hôm trước con còn thiếu em 4.500 đồng. Bà cầm luôn giúp con”. Chuyện bình thường ấy diễn ra không một vết gợn. 7 7 Hôm sau, gã lại đi mua báo sáng và vẫn trả 4.500 đồng cho cậu bé như không hề có chuyện gì xảy ra. Mỗi ngày bán cho cả chục khách, làm sao bà cụ nhớ được một người gửi tiền trả nợ cho cháu. Kể từ hôm ấy, mỗi ngày gã có cớ để gửi lại cái khay của sạp báo những đồng xu. Chỉ bằng một câu "thần chú": “Hôm trước anh (em, cháu) mua thiếu của em (anh, bà)”. Sau đó, ly cà phê mà gã nhâm nhi trong quán vắng nơi hẻm cây xoài dường như thơm và đậm đà hơn bởi được phụ họa bởi những niềm vui nho nhỏ mà những đồng xu mang lại… THẢO LƯ 000 Bài học về hạnh phúc Sau khi cưới nhau, chúng tôi được cha mẹ chồng mua cho căn nhà cấp bốn ở một xóm nhỏ thuộc ngoại ô thị xã. Từ ngày về sống dưới căn nhà ấy, chúng tôi hầu như không qua lại, giao du với ai. Do công việc của hai vợ chồng đều quá bận rộn nên ngôi nhà chỉ là nơi để chúng tôi ăn chóng vánh hai bữa cơm, có khi chỉ một bữa cơm chiều và tranh thủ ngả lưng… Rồi con gái của chúng tôi chào đời. Bé kháu khỉnh, dễ thương nhưng ngặt nỗi biếng ăn, biếng bú. Càng lớn, vào những cử ăn, cử bú bé càng quấy và khóc nhiều. Trong khi chúng tôi gần như bế tắc trước căn bệnh biếng ăn của con thì một hôm, bà hàng xóm độ khoảng 60 tuổi lân la sang nhà chơi. Bà nựng nịu, vỗ về bé và hướng dẫn chúng tôi cách “dụ” cho bé ăn, bé bú. Bà cũng khuyên chúng tôi không nên nóng nảy và ép uổng bé quá mức. “Nuôi con nít cần phải kiên nhẫn. Hãy để nó thong thả, vui vẻ thì nó sẽ dễ ăn hơn. Cháu tôi ngày xưa cũng vậy… Nếu khó quá thì thử đưa em (Cách gọi thân mật của bà Sáu dành cho con tôi) sang nhà tôi xem sao”. Bà nói khi miệng đang mỏm mẻm nhai trầu. Dù trong bụng cũng mừng thầm vì những lời chỉ dẫn của bà, nhưng chúng tôi không khỏi e ngại khi để con mình tiếp xúc với bà vì thậm chí tôi chưa biết rõ tên bà, nhà bà… Nhưng qua nhiều lần qua lại, trò chuyện, tôi mạnh dạn để người giúp việc ẵm con mình sang nhà bà vào mỗi lần bé ăn hay uống sữa, vì nhà bà có khoảng sân khá rộng, dưới sân luôn rợp bóng mát của những cây mận, cây mít. Thật bất ngờ, mỗi lần sang nhà bà là bé lại say sưa đùa giỡn với những chú mèo con dưới sân vườn và ăn uống thoải mái, ngon lành. Cũng qua những lần cùng người giúp việc đưa con sang đây, tôi học được nhiều điều quí giá từ cuộc sống của gia đình bà… Lúc đầu, khi thấy ông bà vẫn còn xài bếp củi, nấu cơm bằng nồi đất, giặt đồ bằng tay…, tôi không giấu được suy nghĩ tội nghiệp xen lẫn khinh khi. Nhưng, tôi đâu ngờ rằng đằng sau cuộc sống đơn sơ, giản dị ấy; đằng sau vẻ khắc khổ, lam lũ của một gia đình làm nông; đằng sau những bữa cơm dường như chỉ có rau… lại luôn đầy ắp tình yêu thương và tiếng cười. 8 8 Hạnh phúc của ông bà chỉ đơn giản là mỗi khi chiều đến, bà lại tự tay nhóm bếp, thổi lửa nấu cơm. Còn ông thì tranh thủ đi làm đồng về rồi vội vã chạy ngay đến trường làng đón cháu…. Tối đến, cả nhà ông bà lại quây quần bên mâm cơm. Vợ chồng, con cháu lại tranh thủ kể cho nhau nghe những chuyện trong ngày. Nhìn vẻ mặt mãn nguyện và rạng ngời niềm vui của các thành viên trong gia đình ông bà, tôi hiểu ra rằng: hạnh phúc với họ, thế là đã đủ Nhìn cuộc sống của ông bà, tôi giật mình và thấy hổ thẹn với chính mình. Thì ra, lâu nay, vì mải mê công việc, chúng tôi vẫn thường “khoán trắng” con cho người giúp việc, thường bỏ qua bữa cơm gia đình, thường thờ ơ với những người xung quanh, thậm chí với cả những người thân trong gia đình mình… Chúng tôi tự đặt ra những mục tiêu phấn đấu cho mình, đó là phải có nhà riêng, xe hơi sau 10 năm cưới nhau; phải đạt được vị thế vững chắc trong sự nghiệp… và quyết tâm theo đuổi mục tiêu đó, mà quên một điều rằng: hạnh phúc đôi khi không cần đến những thứ đó. Hạnh phúc thật đơn giản và ở rất gần bên ta nhưng cũng mong manh, nhọc nhằn và xa vời biết bao nếu ta cứ mãi mê chạy theo danh vọng, địa vị… Cảm ơn ông bà Sáu – những người hàng xóm tốt bụng đã cho chúng tôi bài học quí giá về hạnh phúc. Giờ thì chúng tôi đã nghiệm ra rằng: chỉ có tình cảm gia đình và sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn mới là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng tôi cũng biết trân trọng những người thân xung quanh mình hơn, biết dành nhiều thời gian hơn để chăm chút cho mái ấm của mình… QUỲNH NHƯ 000 Nhân cách Năm 1966, tôi học lớp nhất trường làng (lớp năm ngày nay). Khác với nhiều thầy cô, thầy tôi không dùng roi hoặc những lời chửi mắng để phạt học trò, mà chỉ dùng những lời phê bình nhẹ nhàng, nhân hậu trong từng trường hợp cụ thể để dạy dỗ, cảm hóa và định hướng nhân cách cho học trò của mình. Hồi đó, tôi học môn tập làm văn rất dở. Một lần, thầy cho đề bài đại ý là hãy tả lại cảm xúc khi được ba mẹ mua cho một chiếc xe đạp mới. Nhà nghèo không có tiền mua xe đạp, tôi lúng túng không thể diễn tả cảm xúc của mình khi có được chiếc xe đạp mới. Bất ngờ, tôi tìm được một cuốn sách văn mẩu của anh tôi học trước, chép nguyên xi và đem nộp cho thầy. Một chút ngượng ngùng và xấu hổ xâm chiếm tâm hồn tôi do sợ bị phát hiện, nhưng chỉ thoáng qua. Giờ trả bài tập làm văn cho lớp, thầy khen bài văn của tôi trước các bạn và đọc luôn cho cả lớp cùng nghe. Ai nấy đều đổ dồn mắt về phía tôi tỏ vẻ thán phục. Riêng chỉ có mình tôi bối rối, sượng sùng, đỏ bừng cả mặt như kẻ trộm mà chẳng ai biết. Khi nhận lại bài của mình, tôi thấy con số 8 đỏ chói ở cột điểm. Hồi đó, môn tập làm văn được điểm 8 là con số cao nhất, không bao giờ thầy cho điểm 9, điểm 10. Ở cột lời phê, thầy ghi: Bài làm rất hay. Nếu bài này do tự em làm lấy thì thật đáng khen! 9 9 Từ đó về sau, trong tôi là một cuộc phấn đấu không ngừng để chuộc lỗi và sự giúp đỡ âm thầm của thầy trong các bài tập làm văn tiếp theo. Khi thì bài làm của tôi chỉ đạt 2 điểm, 3 điểm; rồi 4 điểm…, cứ mỗi lần trả lại bài, đọc lời phê của thầy làm tôi tiến bộ hẳn lên. Lúc thầy phê bài có nội dung và cốt truyện nhưng diễn đạt chỗ này, chỗ kia chưa được, phải bổ sung. Khi thì cần tả thêm chi tiết này, bỏ đoạn kia…, và một lần sắp kết thúc năm học, thầy phá bỏ thông lệ trước đây, cho một bài làm văn của tôi 8, 5 điểm với lời phê: Bài làm rất tốt! Thật đáng khen! Bây giờ tôi đã là một người làm báo, viết văn và là lãnh đạo tờ báo văn học nghệ thuật một tỉnh. Tôi có nhiều bài báo, tác phẩm văn chương được phổ biến và có tác phẩm đạt giải thưởng. Hình ảnh của thầy lúc nào cũng thường trực trong tôi với bài học: Nhân cách và lòng trung thực sẽ khơi nguồn cảm xúc, trả về cho con người nguyên thuỷ khả năng bẩm sinh cùng với khát vọng và ước mơ vốn có trong mỗi cá nhân. Bài tập làm văn xưa tuy đã bị năm tháng làm hư hao, nhưng hình ảnh cùng nhân cách sống vì học trò của thầy theo tôi suốt từ ngày đó đến tận bây giờ! NGUYỄN HUỲNH HIẾU 000 Vị thần may mắn Vài năm trước tôi là một chàng trai tuổi đôi mươi vừa mới tập tễnh vào đời. Lúc đó, tôi nghĩ rằng con người ta tài năng chỉ một phần, phần nhiều còn lại là nhờ sự may mắn mà số mệnh dành cho. Một lần, tôi và một người bạn ngồi quán trao đổi đủ chuyện về cuộc sống, văn chương thì có một ông già bán vé số bước vào. Ông ta đứng đợi thật lâu đến khi chúng tôi uống trà đá tráng miệng mới bước đến mời: - Hai chú mua vé số đi, mỗi tờ vé số là một niềm may mắn! Thú thật tôi ít mua vé số nhưng nghe ông ta nói đến chữ may mắn, tôi mua cho tôi một tờ và tặng bạn một tờ. Khi ông ta lấy tiền tôi mới nhận ra ông ta chỉ có một cánh tay. Một sự bốc đồng ngông nghênh của tuổi trẻ bùng lên trong tôi bật thành câu hỏi: - Đi bán may mắn cho thiên hạ, vậy bác có chừa lại sự may mắn cho mình không? Ông ta nhìn tôi chăm chú một lúc rồi chìa bàn tay còn lại: - Còn bàn tay này là còn may mắn cháu ạ! Cả tuần tôi chỉ nghĩ về câu nói của ông. Tôi vẫn vui mỗi khi gặp điều may mắn trong cuộc sống, nhưng tôi không chỉ biết ngồi trông chờ vị thần ấy nữa. Tôi nhớ về người đàn ông cụt tay tự tạo nên may mắn từ cánh tay còn lại của mình NGUYỄN VĂN TUẤN 10 10 [...]... thiên thần đây, ông ngoại cháu nói rằng chỉ những người có tấm lòng nhân ái thật sự, người đó mới nhìn thấy được đôi cánh thiên thần Vũng Tàu, tháng 3-2008 THU NGA (Vũng Tàu) - 000 - Trích “CỬA SỔ TÂM HỔN,” NHỊP SỐNG TRẺ, BÁO TUỔI TRẺ , online 29 ... bố mẹ khỏi nghi ngờ, tôi luôn có nhiều lý do chính đáng: trực lớp, phụ cô làm sổ sách, đưa bạn về nhà… Một tháng sau thấy mọi chuyện êm xuôi, không có gì xảy ra tôi nghĩ rằng bà bán ốc đã quên nên thử đi về bằng cổng chính Ngay lúc vừa thấy tôi bà Ba đã tóm lấy tay và la làng bắt tôi phải đưa về nhà gặp cha mẹ Tôi hoảng hồn năn nỉ bà Ba tha cho nhưng bà ta không chịu Cứ thế bà Ba lôi tôi đi, vừa đi... nghiêm nghị nói nhỏ: ”Đây là lần đầu và cũng là lần 12 13 cuối, bố không muốn thấy con hư như vậy lần nữa Hiểu không?” Tôi mếu máo gật đầu Nghĩ lại, tôi thật sự rất biết ơn bố mẹ đã không đánh thêm vào tâm hồn đang tổn thương của tôi dù lúc đó tôi đáng bị như thế Câu nói của bố không quát nạt, không chì chiết nhưng tôi vẫn biết được mình đã sai như thế nào Đến tận bây giờ mọi người vẫn không nhắc lại chuyện... nào có gì là hiếm lạ khiến mình phải để tâm đâu cơ chứ! Và sáng đó, khi má tôi gọi cụ lại trước hè để soạn bán mấy vỏ lon, chai không… tôi mới có dịp biết đến cụ Biết rồi lại áy náy: Phải như mình được biết cụ sớm hơn? Cụ đã 82 tuổi Cụ sinh nhiều nhưng dưỡng không được bao Chỉ còn lại hai con trai, rất tốt và thật tội: Người con đầu đã trên tuổi năm mươi nhưng bị tâm thần nhẹ nên lơ ngơ như con nít, chẳng... nắm bàn tay gầy gầy, xương xương của nội, tôi nghe lòng mình rất nhẹ Trên đường về, tôi biết rằng từ đây mình sẽ khác, cuộc sống sẽ thay đổi nhiều, tôi mỉm cười cầu trời cho hạnh phúc đến với nội VÕ HỒNG TÂM - 000 - Nói dối Lúc gia đình còn sinh sống ở thủ đô Phnom Penh, tôi được theo học ở một trường tiểu học tư thục Sáng hôm ấy, vừa bước vào lớp, bạn Quyên đến nói với tôi: - Tớ không thuộc... phải nói làm sao? Tôi quyết định từ chối nhỏ Quyên Trống trường báo hiệu đến giờ học Học sinh xếp hàng vào lớp Quyên đi cùng tôi, nhắc: "Cậu nhớ nhé, đừng quên!” Thầy giáo bắt đầu mở sổ điểm danh Quyên luống cuống ngóng ra cửa lớp trong khi tôi đang khó nghĩ vì bị ép buộc nói dối (dù nói dối để giúp bạn) Rồi đây Quyên sẽ kể chuyện này cho các bạn nghe và nếu chúng biết được những đồ dùng tôi mua nhờ vào... những thử thách của một quá trình ngắn ngủi, còn đối với con người ấy chính là những khó khăn, những mất mát suốt cả một đời Tôi thấy mình thật tầm thường Cuộc đời đã tặng cho tôi là cả một thân thể và tâm hồn khỏe mạnh nhưng tôi vẫn thờ ơ, cho đó không phải là một món quà quí báu mãi đến khi tôi nhìn thấy bức ảnh Cám ơn bố, người đã cho con biết những điều tốt đẹp mà con đang sở hữu, cảm ơn cuộc đời đã... lặng lẽ nghe theo mọi sự sắp đặt cũng như ý kiến của chồng Sự gia trưởng đôi khi vô lối của ông khiến tôi thấy khó chịu dù cũng giống mẹ, tôi thường làm theo những ý muốn của ông nhưng lòng tôi đầy bực bội Mẹ tôi: “Người phụ nữ phải biết giữ cho gia đình mình êm ấm” Tôi không hiểu mẹ khi bà luôn nhẫn nhịn và chẳng bao giờ đôi co hay tranh cãi với chồng Còn tôi, tôi không thích sự tẻ nhạt, buồn chán và... tôi Tình cảm của mẹ làm cho bạn bè ở cùng tôi rất xúc động Chúng nó cứ trách tôi đã không bao giờ nghĩ tốt cho mẹ Nghe chúng nó kể lại, mẹ tôi chỉ lặng lẽ khóc mãi không thôi Lúc này đây, khi mẹ đã yên tâm ra về, tôi ngồi một mình và đọc lại mẩu giấy mẹ viết để lại: “Con nhớ uống thuốc nhé, mẹ rất lo cho con!” Tôi cảm thấy mình thật là ích kỷ vì chỉ nghĩ đến cảm xúc của chính mình Mẹ đã hi sinh vì tôi,...11 Cho những người phụ nữ Bố tôi lạnh lùng, gia trưởng và khó gần Cho đến tận bây giờ, khi đã có gia đình riêng, tôi nhớ mình chưa từng tâm sự với bố điều gì Còn mẹ tôi, người đàn bà nhẫn nại và giàu đức hy sinh Chị em tôi lớn lên trong sự tần tảo, vất vả và tình yêu thương của mẹ Hơn 40 tuổi, bố tôi về hưu Có lẽ, cái tính cách nóng nảy, . CỬA SỔ TÂM HỒN Không vì cái lợi trước mắt Kế thừa shop quần áo nổi tiếng lâu năm do bố mẹ để lại nên. xuống xe hơi bước vào cửa hàng xem quần áo. Bà tỏ ra rất tinh tế, có mắt thẩm mỹ khi chọn một bộ quần áo không chỉ vừa vặn mà còn tôn thêm vẻ đẹp cơ thể. Thấy bà có vẻ tâm đắc, tôi đã phát giá. dường như cục gạch ráng hồng tươi thêm để mọi ngơời biết mà tránh. Nhìn cục gạch, tôi giật mình nhận thấy những câu hỏi tôi đặt ra sao mờ hồ, đại khái và trống rỗng đến vô tâm! Chúng đều ở ngôi

Ngày đăng: 24/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w