1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Lungsui.PPT_Hoithaodat2012

25 153 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giao đất gắn với giao rừng theo thông tư 07/TTLT và dựa vào Luật tục và sự tham gia của người dân ở xã Lùng Sui, Huyện Simacai, tỉnh Lào Cai. Trần Văn Đằng Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai Tóm tắt nội dung I. Đặt vấn đề II. Những tồn tại trong công tác giao rừng III. Quá trình giao đất giao rừng tại Lùng Sui IV. Phát hiện từ thực hiện mô hình Giao đất gắn với giao rừng theo thông tư số 07 và dựa vào cộng đồng tại Lùng Sui. V. Một số kết luận và đề xuất ĐẶT VẤN ĐỀ  Đầu năm 2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 Hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.  Thực hiện được việc rà soát và giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng theo Thông tư số 07 nêu trên sẽ xác định chính xác chủ rừng, làm cơ sở tiền đề để xác định chủ rừng có rừng cung cấp dịch vụ môi trường và tính toán mức hưởng lợi theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. ĐẶT VẤN ĐỀ  Để có cơ sở lý luận, đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm việc giao đất gắn với giao rừng theo Thông tư số 07, Ban chỉ đạo giao đất giao rừng huyện Si Ma Cai, Chi cục lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, và Viện Nghiên cứu Sinh thái chính sách Xã hội (SPERI) đã ký Bản Thỏa thuận “Chương trình phối hợp thực hiện thí điểm giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng dân cư thôn/bản tại Si Ma Cai”. II. NHỮNG TỒN TẠI GĐGR  Theo số liệu thống kê của ngành Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 31/12/2009, toàn tỉnh đã tổ chức giao, cho thuê 347.745,7 ha đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 184.743,7 ha. Chưa giao và do UBND xã quản lý 70.186,6 ha.  Theo báo cáo đánh giá công tác GĐGR năm 2010 tỉnh Lào Cai có nêu: II. NHỮNG TỒN TẠI GĐGR - Chất lượng công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng trước đây còn hạn chế, chưa đánh giá được chất lượng, trữ lượng rừng do vậy không tính được giá trị hưởng lợi của chủ rừng khi rừng có sản phẩm cho thu hoạch. - Việc giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nhà nước và hộ gia đình, cá nhân ở một số nơi ranh giới trên thực địa chưa phân định rõ ràng dẫn đến tình trạng canh tác chồng chéo, xâm chiếm lẫn nhau. Giao đất còn sai lệch về vị trí giữa bản đồ và thực địa. II. NHỮNG TỒN TẠI GĐGR - Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng còn chậm và thiếu đồng bộ giữa cơ quan lâm nghiệp và cơ quan tài nguyên môi trường; mặt khác do không có kinh phí nên không có điều kiện để tổ chức đo đạc, đánh giá chất lượng rừng nên đến nay toàn tỉnh mới cấp GCNQSDĐ đạt 53,2 % diện tích đất lâm nghiệp đã giao và chưa cấp GCNQSD rừng. - Nhiều diện tích đất lâm nghiệp chưa được sử dụng đúng mục đích hoặc kém hiệu quả. Nguyên nhân - Công tác giao đất, giao rừng qua các thời kỳ do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện: + Trước năm 1997 do cơ quan Kiểm lâm + Từ năm 1997 đến nay do cơ quan Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm. - Sự phối kết hợp giữa 2 ngành chưa chặt chẽ; - Năng lực về tổ chức quản lý, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp của một số cán bộ làm công tác giao đất, giao rừng còn hạn chế, đặc biệt là cấp cơ sở. Nguyên nhân - Kinh phí đầu tư cho công tác giao đất, giao rừng còn thấp nên không có điều kiện điều tra đánh giá chất lượng, trữ lượng rừng và cắm mốc ranh giới khi giao; - Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở một số địa điểm chưa sát với thực tế, chậm điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ và chủ yếu quy hoạch trên bản đồ, không có mốc giới tại thực địa. - Công tác phổ biến, tuyên tuyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là chính sách về quyền hưởng lợi của người dân. Nguyên nhân - Một bộ phận người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nghèo, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương thực để đảm bảo cuộc sống. Một bộ phận do thiếu vốn để đầu tư vào phát triển rừng, do thiếu đất canh tác nên họ vẫn sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác nương rẫy . - Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sau khi giao của các ngành chức năng và chính quyền địa phương còn bị coi nhẹ. - Hệ thống phân loại đất, phân loại rừng giữa Tổng cục quản lý Đất đai và Cục Kiểm lâm chưa thống nhất:

Ngày đăng: 15/03/2013, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN