Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
158,99 KB
Nội dung
Cùng nhau dạy bé Dạy bảo con cái là trách nhiệm chung của cha mẹ. Nhưng đôi khi bạn phải đau đầu khi giữa hai vợ chồng bất đồng nhau về cách giáo dục con cái. Chưa hết, ông bà cũng muốn can thiệp vào việc bảo ban các cháu và dĩ nhiên là theo cách của ông bà. Mỗi người đều muốn hướng trẻ theo như ý của mình, vậy phải dạy trẻ theo cách nào mới đúng? Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chuyện bất đồng, "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" về cách giáo dục con cái dù ít hay nhiều đều tồn tại ở tất cả các gia đình. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vợ chồng và cả ông bà dẫu sao vẫn là những cá thể với cá tính khác nhau, sống ở hoàn cảnh và môi trường giáo dục không như nhau. Vấn đề là khi đã là một gia đình, cùng có mối quan tâm và chăm sóc chung - con cháu cưng của mình, thì dù có xảy ra mâu thuẫn họ cần biết lắng nghe, bàn bạc và thống nhất với nhau để giúp con cháu mình phát triển tốt hơn. Cha mẹ, mỗi người một cách Hai đứa con của vợ chồng anh Hoàng Long chị Khánh Mai, ở quận 1. TPHCM lâu nay vẫn chịu sự giáo dục "ngược chiều" của cha mẹ chúng. Vốn anh Long rất kỹ tính, nên mọi việc dạy bảo bọn trẻ đều phải răm rắp theo ý của anh. Đứa con gái lớn năm nay vừa đến tuổi cập kê, nên giờ giấc học hành tại trường rồi học thêm, học ngoại khóa đều được anh kiểm soát một cách chặt chẽ. Mỗi ngày, cứ theo thời khóa biểu của con gái được dán cạnh bàn làm việc của mình anh Long biết ngay con gái học môn gì, về nhà lúc mấy giờ. Nhiều lần, con bé được bạn bè mời dự sinh nhật hoặc họp mặt anh cũng quản lý luôn việc "Con mua quà gì?", "Hết bao nhiêu tiền?" "Đi chơi xa hay gần? Bạn quen nhiều hay ít mà mới đi chơi?" Dần dần con bé cảm thấy khó chịu khi cứ bị ba nó kè kè xem xét mọi thứ mất cả thoái, nên nó ít khi nhận lời đi đâu với chúng bạn. Đứa con trai đang học cuối cấp một của anh Long cũng không tránh khỏi sự quản thúc chặt chẽ của ba nó. Do phải hoc nhiều cho kỳ thi cuối cấp đang đến nên anh bắt buộc thằng bé phải báo cáo đều đặn hàng ngày bài vở ở trường. Việc học thêm của con cũng đích thân anh đưa đón, vì theo anh: "Nếu lơ là biết đâu nó trốn học đi chơi thì sao!?". Có lần thằng bé được cô giáo học thêm cho về sớm vì bận việc, thế là nó bị anh tra gặng mãi: "Vì sao cô giáo cho nghỉ? Con phải nói thật cho ba biết". Sau đó, thằng bé phải tìm cách thanh minh mãi anh mới chịu tin. Trong khi đó chị Mai lại không nghiêm khắc như chồng, chỉ cần các con thích là mẹ chiều tối đa!" nên bọn nhóc đứa nào cũng khoái mẹ hơn ba. Những lần không có anh ở nhà, hai đứa tha hồ vòi vĩnh mẹ đủ điều để rồi khi có ba ở nhà, mọi thứ lại đi vào quỹ đạo của nó như bấy lâu nay. Chị Tuyết Lan, nhà ở quận Tân Phú lai muốn dạy con sao cho giống như mẹ. Chồng chị, anh Minh Khánh do nhu cầu công việc nên thường công tác xa nhà. Mỗi tuần về nhà không khỏi bực mình vì cách dạy con của chị. Con gái mới tí tuổi đầu mà đã được mẹ nó tập tành sành điệu giống như người lớn vậy. Chị Lan là người thích chưng diện, mua sắm. Chị tỏ ra rất sành điệu từ cách ăn mặc cho đến chi xài, nên chị cũng muốn con gái phải là "bản sao" của mình. Đi đâu hoặc mua sắm gì, hai mẹ con đều giống nhau, bất kể những món hàng có giá trị lớn. Mỗi lần nhìn ai ăn mặc sơ sài, chị thường to nhỏ với con: "Người đâu mà ăn mặc quê mùa quá!" hoặc "Có cái áo mà chọn cũng chẳng nên hồn!". Con bé thấy thái độ của mẹ nó cũng bắt chước chê bai theo. Mới đây, tình cờ đi ngang cửa hàng thời trang thấy có hàng mới về. Chị lập tức đưa con gái đến thử mấy cái áo đầm với giá trị ngất ngưởng, để con không bị mang tiếng là quê mùa như người ta. Không chỉ sắm sửa cho con một căn phòng riêng đầy đủ tiện nghi vật chất, chị còn dạy cho con gái nên xài thứ gì hoặc không xài thứ gì để chứng tỏ mình là người hiện đại. Ngay cả những lần tổ chức sinh nhật cho con, khi nhận quà từ bạn bè chị cũng tỏ ý phê bình hoặc phê phán thứ này là hàng xịn còn thứ kia là đó dỏm. Lúc đầu, con bé còn tỏ ý e ngại vì sợ bạn bè biết sẽ giận, nhưng dần "nhiễm" tính của mẹ nên nó cứ thoải mái nói thẳng với các bạn của nó mà chẳng biết ngại ngùng là gì. Bức xúc trước việc làm của vợ nên không ít lần giữa hai vợ chồng đã xảy ra tranh cãi. Nói mãi mà vợ không chịu hiểu, anh Khánh cũng để mặc chị muốn làm gì thì làm. Anh thường cảnh báo với vợ: "Em dạy con kiểu này chắc anh đi luôn quá! Khi ông bà dạy cháu Anh Hữu Hùng, nhân viên một công ty giao nhận, là con trai duy nhất nên khi lập gia đình, anh đã được cha mẹ chỉ giáo: "Vợ chồng con cứ sinh nhiều cháu cho ba mẹ vui". Thế là hai đứa con trai song sinh của vợ chồng anh ra đời trong sự vui mừng của ông bà nội. Ông bà rất quý cháu nên tuần nào vợ chồng anh không đưa bọn trẻ sang chơi là hết gọi điện thoại năm lần bảy lượt, lại đứng ngồi không yên. Biết vậy nên dù bận rộn công việc mấy đi nữa anh chị phải thay phiên đưa cháu sang cho ông bà đỡ nhớ. Nhưng mỗi lần sang thăm ông bà về, hai đứa con của anh Hùng thường nghịch phá nhiều hơn khi ở nhà mình. Chúng táy máy lúc tung chiếc tủ đựng mấy thứ vặt vãnh mà mẹ nó vừa sắp xếp đâu ra đó hoặc đòi cho bằng được cái máy chụp hình kỹ thuật số của anh để bấm lia lịa làm anh phải quát lên mới chịu thôi. Chưa hết, vào bữa cơm, thằng anh nhất quyết đòi ăn món thịt hầm trong khi thằng em lại chỉ chịu ăn cá, mà tránh ăn thịt. Cơm ăn thì bỏ thừa, vừa ăn chúng vừa la hét chí chóe tranh giành nhau. Hỏi ra mới biết, những lần sang nhà ông bà rất thoải mái, muốn gì được nấy nên thành thói quen. Không thích món này, bà nấu cho món khác còn muốn chơi với cái máy cát - sét ông luôn sẵn lòng. Buổi trưa thích thì ngủ, không thì nằm nghe ông bà kể chuyện hoặc được dắt ra đầu ngõ chơi thú nhún, đi xe lửa điện Hóa ra ông bà vì quá thương mà chiều cháu vô điều kiện. Đến nước này, vợ chồng anh Hùng chỉ biết nhìn nhau mà thở dài. Dạy con theo cách nào? Thật ra, cha mẹ nào lại không thương con, ông bà nào lại không quý mến con cháu. Nhưng đôi khi, chỉ vì họ hiểu chưa đúng về cách thể hiện cũng như sự lo lắng dành cho bọn trẻ nên thường xảy ra những bất đồng không đáng có. Việc anh Long muốn dạy con theo mình, trong khi vợ của anh lại quá nhún nhường và yêu chiều các con dễ dẫn đến việc hình thành thái độ hoài nghi của trẻ đối với cha mẹ của chúng. Vì thế, dễ không lâm vào cảnh trái khoáy như trên cả hai cần ngồi lại để đề ra giải pháp như trên cả hai cần ngồi lại để đề ra giải pháp chung "vừa cương vừa nhu" nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc giáo dục con cái. Nhằm tạo cho con thói quen sinh hoạt có thể nề nếp, theo khuôn phép, trước tiên cha mẹ cần làm gương cho trẻ noi theo hoặc bảo ban trẻ dần dần, thay vì một mực áp đặt con cái phải làm theo ý mình. Sự thân mật, gần gũi giữa cha mẹ con cái trong một chừng mực nào đó cũng là câu nói để trẻ có thể tâm sự những ước muốn thầm kín của mình với cha mẹ. Nhưng nếu như cha mẹ tỏ ra quá dễ dãi với trẻ mọi lúc mọi nơi. Điều này có khuynh hướng làm cho trẻ có tâm lý đòi hỏi, mè nheo những thứ vượt qua khả năng của cha mẹ sau này. Một người mẹ muốn tập tành con cái của mình trở thành người sành điệu ngay từ khi còn nhỏ, điều này thật khó chấp nhận được. Vì khi đứa trẻ nhiễm thói tiêu xài xả láng sẽ vô tình tạo cho trẻ thói quen hoang phí. Dạy trẻ tỏ thái độ xem thường hoặc miệt thị người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn dạy cho trẻ xem thường chính bản thân trẻ. Trong chuyện này, giá như anh Khánh biệt dành chút thời gian cho gia đình để cùng bàn luận về cách dạy con chưa đúng của vợ mình, thay vì phớt lờ để cho mọi việc đi quá xa, hẳn mọi việc đã khác. Còn khi không chỉ giữa hai vợ chồng bạn, mà còn có người thứ ba như ông bà cũng muốn tham gia việc dạy bảo con cháu thì hơi khó đấy. Thấy ông bà quá nuông chiều cháu hẳn là cha mẹ sẽ không thích. Nhưng để giữ hòa khí cho đôi bên, bạn cần thận trọng trong cách cư xử sao cho khéo léo để không làm phật ý của ông bà hoặc để ông bà hiểu sai thiện ý của bạn. Đó là thiện ý muốn trẻ trở thành con ngoan trong gia đình, cháu ngoan của ông bà. Để làm tốt điều này, bạn nên chứng tỏ quyền hạn và vai trò của mình trong việc dạy dỗ con cái trước ông bà một cách thật tế nhị trong trường hợp của vợ chồng anh Hùng, vợ chồng anh có thể chứng tỏ quyền hạn của mình với con cái bằng những việc làm tuy nhỏ những đầy kiên quyết của mình. Chẳng hạn như nói với ông bà về những thói quen, nề nếp trong sinh hoạt khi bọn trẻ còn ở nhà để khi không có cha mẹ bên cạnh, ông bà sẽ là người thay thế đưa trẻ vào khuôn khổ như thường ngày. Hoặc có thể dặn dò bọn trẻ những điều nên và không nên làm khi không có cha mẹ ở bên cạnh. Nếu ông bà tỏ vẻ không đồng ý, bạn cần từ tốn phân tích để mong nhận được sự thông cảm của ông bà. Tuyệt đối không tỏ thái độ bức xúc, tức giận vì những điều chưa vừa ý về ông bà. Hãy hiểu rằng sự kính trọng và hiểu biết của bạn sẽ là bài học cho con cái noi theo. Điều này tuy khó, nhưng nếu bạn biết kiên nhẫn với trẻ sẽ không gây áp lực nào cho chính bạn cũng như làm ông bà cảm thấy thoải mái hơn, trước những yêu cầu chính đáng từ cha mẹ của trẻ. [...]... thống nhất với nhau trong cách giáo dục con, tránh xảy ra tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" Nó dễ tạo cho trẻ tâm lý hoang mang vì chẳng biết theo ai, bỏ ai để từ đó, có cái nhìn sai lệch về cha mẹ của chúng Còn với ông bà, bạn tránh nhắc đi nhắc lại trước mặt ông bà những câu nói mang tính chỉ trích như: "Bọn trẻ hư hỏng là do ông bà quá nuông chiều chúng!" hoặc "Khó có thể dạy dỗ gì bọn . Cùng nhau dạy bé Dạy bảo con cái là trách nhiệm chung của cha mẹ. Nhưng đôi khi bạn phải đau đầu khi giữa hai vợ chồng bất đồng nhau về cách giáo dục con cái dẫu sao vẫn là những cá thể với cá tính khác nhau, sống ở hoàn cảnh và môi trường giáo dục không như nhau. Vấn đề là khi đã là một gia đình, cùng có mối quan tâm và chăm sóc chung - con cháu. Có lần thằng bé được cô giáo học thêm cho về sớm vì bận việc, thế là nó bị anh tra gặng mãi: "Vì sao cô giáo cho nghỉ? Con phải nói thật cho ba biết". Sau đó, thằng bé phải tìm cách