Khắc phục lỗi giao tiếp cho bé Không ít các bậc cha mẹ khó chịu vì bé nói quá nhiều hoặc ngược lại không chịu mở lời để giao tiếp. Muốn cải thiện và hướng dẫn bé giao tiếp hiệu quả, bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ BBC. Bé không chịu ‘mở lời’ Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng, bé không chịu chia sẻ cảm xúc hay những chuyện ở lớp mẫu giáo. Nếu bạn có cố gắng hỏi, bé chỉ đáp qua loa hoặc tỏ ra khó chịu. Hướng dẫn: Bạn nên chủ động kể những câu chuyện vui bạn gặp hàng ngày trước. Cách này sẽ tạo được hứng thú theo cách tự nhiên nhất cho bé. Các nhà tâm lý học cho rằng, ở bé cũng xuất hiện phản ứng phòng vệ giống như người lớn. Điều này có nghĩa là, bé cũng e ngại khi câu chuyện của mình không mang lại niềm vui cho bạn, hoặc sợ bạn nổi giận trách mắng. Khi bé đã chăm chú lắng nghe, bạn có thể hỏi lại với thái độ quan tâm: “Còn con thì sao? Hôm nay ở lớp con có những chuyện gì nào? Kể cho mẹ nghe với!”. Sau đó, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe bé diễn đạt cho hết ý. Tránh ngắt lời hay chê bai bé với những câu: “Chuyện của con dở thế?”, “Chuyện này con kể hôm qua rồi mà?”. Ảnh: GettyImages Bạn cũng nên hạn chế những câu hỏi đóng, nên đưa ra nhiều câu hỏi mở cho bé lựa chọn. Chẳng hạn: thay vì nói “Hôm nay con chơi vui không?”. bạn có thể hỏi: “Hôm nay con chơi những trò gì?”. Dạng câu hỏi này khiến bé phải tập trung khi giao tiếp và đưa ra những câu trả lời đầy đủ, sinh động ý nghĩa hơn. Lưu ý: Thời điểm trong giao tiếp với bé đóng vai trò quan trọng. Không nên nói chuyện vừa nói chuyện với bé vừa nấu ăn, hay vừa nghe điện thoại… Khung cảnh tốt nhất là hỏi chuyện khi cùng bé đi dạo, vui chơi hoặc ôm bé trong lòng khi xem hoạt hình. Bé bị ốm, đói, cơ thể mệt mỏi, vừa bị mẹ mắng… cũng thường có thái độ bất hợp tác với cha mẹ. Bé luôn miệng nói Ngược lại với thái độ trên, nhiều bà mẹ tỏ ra khá khó chịu vì sự “nhanh miệng”, “hay lý sự” của bé. Hướng dẫn: Bạn không nên tỏ ra bực bội với bé nói nhiều. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bé hay nói thường có vốn từ vựng, khả năng ngôn ngữ, tư duy hơn hẳn các bé trầm tính, ít nói. Giao tiếp cũng là cách thức để bé học hỏi và hòa nhập vào cuộc sống. Vì vậy, bạn nên hướng dẫn bé diễn đạt từng ý một. Tiếp đến, bạn cùng bé trao đổi về điều thắc mắc đó, trước khi bé bước sang câu hỏi thứ hai. Lưu ý: Để bé không mắc tật nói nhanh đến nỗi người nghe không kịp hiểu, cướp lời của bạn, nói liên tục, ý nọ tiếp ý kia…. Bạn nên kiên trì hướng dẫn bé phép lịch sự trong giao tiếp, chắc chắn bé sẽ tiến bộ dần dần. Bé không ngừng rên rỉ Bé muốn ăn kem, đi chơi công viên, mua siêu nhân… nhưng không được bạn đồng ý, những lúc như thế, bé không ngừng rên rỉ, vòi vĩnh, mè nheo… Hướng dẫn: Phớt lờ thái độ khó chịu này của bé. Bạn càng ngon ngọt dỗ dành, bé sẽ càng được thể làm nũng hơn. Nếu bé rên rỉ, bạn cứ tạm thời để mặc bé và tiếp tục làm công việc của mình. Một lát, không được bạn quan tâm, bé sẽ tự nguyện chấm dứt hành vi này. Đợi bé vui vẻ hơn, bạn nên nhắc nhở bé, chẳng hạn: “Mẹ đã nói không được là không được. Nếu lần sau con còn vòi vĩnh như thế, mẹ sẽ phạt con đấy”. Dấu hiệu phi ngôn ngữ Nhiều bé có thói quen gật, lắc đầu, xua tay chân… thay cho việc bày tỏ suy nghĩ bằng ngôn từ. Hướng dẫn: Nhắc bé “Con muốn gì thì nói cho mẹ biết. Làm như vậy mẹ không hiểu được đâu”. Tuy nhiên, không phải mọi dấu hiệu phi ngôn ngữ ở bé cũng là hành vi xấu, cần sửa đổi. Nếu bé chỉ thi thoảng, gật hay lắc đầu thay vì nói “con muốn” hay “không muốn”, bạn cũng không nên quá lo ngại. Khi bé sử dụng các động tác cơ thể nhiều hơn ngôn ngữ, bạn mới nên nhắc nhở và giúp bé sửa đổi. Lưu ý: Bạn nên kiên nhẫn thiết lập môi trường giao tiếp văn minh hàng ngày cho bé. Bé nói nhiều hay ít nói cũng phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm tính cách riêng. Bạn không nên so sánh bé này với bé khác hoặc khó chịu, ghen ghét vì bé ‘ù lỳ”, “chậm chạp”. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích và tạo cho bé nhiều cơ hội để giao tiếp và tìm hiểu cuộc sống xung quanh mình. Phương Thảo . Khắc phục lỗi giao tiếp cho bé Không ít các bậc cha mẹ khó chịu vì bé nói quá nhiều hoặc ngược lại không chịu mở lời để giao tiếp. Muốn cải thiện và hướng dẫn bé giao tiếp hiệu. nói. Giao tiếp cũng là cách thức để bé học hỏi và hòa nhập vào cuộc sống. Vì vậy, bạn nên hướng dẫn bé diễn đạt từng ý một. Tiếp đến, bạn cùng bé trao đổi về điều thắc mắc đó, trước khi bé bước. riêng. Bạn không nên so sánh bé này với bé khác hoặc khó chịu, ghen ghét vì bé ‘ù lỳ”, “chậm chạp”. Thay vào đó, bạn nên khuyến khích và tạo cho bé nhiều cơ hội để giao tiếp và tìm hiểu cuộc sống