Trợ giúp bé nhút nhát pdf

6 293 0
Trợ giúp bé nhút nhát pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trợ giúp bé nhút nhát Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, khoảng 1/5 bé số bé chào đời có 'gene nhát'. Nhưng không phải tất cả các bé đó đều nhút nhát khi lớn lên. Chưa đủ trưởng thành để hòa nhập xã hội, sợ bị cha mẹ bỏ rơi, cảm giác lo lắng với người lạ… là những yếu tố khiến bé tạm thời co mình trong 'vỏ ốc'. Quan trọng hơn cả, cha mẹ cần nhận biết khi nào sự e dè ở bé trở nên có vấn đề. Bám mẹ, lo sợ với người lạ là cảm xúc tự nhiên của bé trong 15 tháng đầu đời. Nó còn kéo dài đến khoảng 3 tuổi. Hành vi tương tự cũng có thể xảy đến với bé 5-7 tuổi hoặc lớn hơn. Bạn thử kiểm tra xem mức độ nhát ở bé thế nào? Những tình huống nào khiến bé căng thẳng? Bé có liên tục khóc lóc khi xa mẹ không? Bé có khả năng hòa nhập với một nhóm bạn cùng tuổi mà không cần cha mẹ? Bé có bám chặt lấy mẹ khi đi mua sắm hoặc khi tiếp xúc với người lạ? Những cử chỉ này ở bé không được cải thiện theo thời gian thì mức độ nhút nhát ở bé càng cao. Bình thường, nhiều bé dè dặt trong những hoàn cảnh nhất định: Bé chọn cách im lặng khi người lạ hỏi chuyện; Bé sợ hãi khi ở chỗ đông người… Sự nhạy cảm của phụ huynh đóng vai trò quyết định hỗ trợ bé. Những gợi ý để giúp bé đỡ nhát, từ Parenting: Tránh mỉa mai bé Trước hết, cần tôn trọng bản tính rụt rè ở bé. Không được so bì bé nhát với anh (chị) hoặc bạn chơi hướng ngoại của bé. Hiểu cảm giác của bé bằng việc động viên: “Mẹ biết con lo lắng khi đi dự tiệc sinh nhật”. Sau đó, gợi ý cho bé những việc bé nên làm để được thoải mái. Chia sẻ kinh nghiệm từ chính tuổi thơ của bạn cũng giúp ích nhiều cho con. Không che chở con quá mức Một người mẹ của cô con gái 10 tuổi chia sẻ: “Khi con tôi còn nhỏ, tôi luôn bảo bọc con, nhất là ở sân chơi. Tôi theo con từng bước, khi bé trèo lên cầu trượt, nói chuyện với những bạn chơi khác… Tôi luôn dạy con phải làm thế nọ, nói thế kia. Sự can thiệp quá mức của tôi chỉ củng cố cho tính nhút nhát ở bé. Sau này, tôi mới rút ra bài học. Cứ để bé tự do khám phá, kể cả trong những tình huống thử thách, căng thẳng. Bạn chỉ nên động viên tinh thần cho con. Những việc khác, cần để bé tự giải quyết”. Giúp bé kết bạn Bản thân bé nhát không hề ngại được tham gia chơi với bạn bè. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn cho bé khi bắt đầu với một nhóm nhỏ. Trước khi cho con chơi cùng một nhóm bạn ngoài sân chơi, có thể mời 1-2 bạn về nhà. Có 1-2 người bạn thân mang lại cho bé cảm giác an toàn. Nếu bé khó khăn khi làm quen, bạn có thể tổ chức trò chơi cho các bé. Nhưng nhớ là bạn chỉ sắp xếp chứ không ép buộc bé phải chơi. Cứ để bé được níu lấy mẹ nếu bé muốn nhưng tránh chăm chút hoặc nói chuyện với bé quá nhiều. Cần để bé có cơ hội vui vẻ để vượt qua cơn nhút nhát. Những bé nhát có xu hướng thoải mái hơn khi vui chơi với các em bé. Không có gì là xấu nếu bạn để con chơi cùng những bé ít tuổi hơn. Ngoài ra, những bé trai nhút nhát lại thích chơi với bé gái hơn. Nói chuyện với giáo viên của bé Không có sự tương quan nào giữa tính nhút nhát và trí thông minh của bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết, những bé e dè ít có khả năng tiến xa trong cuộc sống và có khuynh hướng ít chú tâm đến lời nói của giáo viên. Vì thế, nói chuyện với giáo viên của bé là điều cần thiết. Nếu là lần đầu bé đi mẫu giáo, cần hỏi giáo viên của bé để xem có hoạt động nào bé không thích tham gia. Tiếp đến là tìm hướng khắc phục; chẳng hạn, nếu một hoạt động mới có một người bạn thân của bé tham gia thì bé cũng bị lôi cuốn. Thực hành lòng dũng cảm Cách để bé nhát sôi nổi và quyết đoán hơn là thông qua thực hành. Cha mẹ có thể tự tạo vài cơ hội thách thức cho con. Cho bé vài nhiệm vụ, như gọi điện cho ông bà (người thân), gọi món khi ăn hàng hoặc nói trước những người bạn khác… Nhắc với bé rằng, bạn rất vui khi bé làm thế. Làm gương cho con Bằng cách quan sát cha mẹ và những người xung quanh, bé dần hoàn thiện kỹ năng xã hội, như cách chào hỏi, bắt chuyện hoặc bày tỏ cảm xúc. Nhưng với bé nhút nhát thì cha mẹ cần hỗ trợ nhiều hơn. Thử để bé có nhiều cơ hội được nhìn thấy cha mẹ giao tiếp với người xung quanh một cách thoải mái. Quan trọng hơn, khi bé nói chuyện với bạn, bạn cần lắng nghe và phản ứng lại với bất kỳ lời nói nào của con. Điều này khiến bé có cảm giác hứng thú; đồng thời, còn dạy bé cách lắng nghe người khác. Dạy bé luôn bình tĩnh Bình tĩnh là thứ mà bé nhút nhát cần. Khi thấy con lo lắng, bạn có thể hướng dẫn bé nhắm mắt lại, thở sâu và thư giãn. Tiếp theo, khi cơn sợ hãi đã lắng xuống, bạn cần nói rõ với bé về tình huống sợ hãi như đi tiêm, đi khám bệnh… . Trợ giúp bé nhút nhát Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, khoảng 1/5 bé số bé chào đời có 'gene nhát& apos;. Nhưng không phải tất cả các bé đó đều nhút nhát khi lớn lên qua cơn nhút nhát. Những bé nhát có xu hướng thoải mái hơn khi vui chơi với các em bé. Không có gì là xấu nếu bạn để con chơi cùng những bé ít tuổi hơn. Ngoài ra, những bé trai nhút nhát lại. nhất định: Bé chọn cách im lặng khi người lạ hỏi chuyện; Bé sợ hãi khi ở chỗ đông người… Sự nhạy cảm của phụ huynh đóng vai trò quyết định hỗ trợ bé. Những gợi ý để giúp bé đỡ nhát, từ Parenting:

Ngày đăng: 24/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan