Bệnh chiều con Yêu thương con là phải chiều con hết mức, muốn gì được nấy, Điều này đã trở thành hội chứng nuông con của rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay mà hậu quả để lại vô cùng trầm trọng, con vô tình trở thành "ông tướng", "bà tướng" quay trở lại sai bảo và ra lệnh cho bố mẹ. Con là "ông tướng" Vừa chạy theo con vừa thở một cách khó nhọc, anh Hòa như một con rối trong công viên nhỏ của khu phố Nam Đồng. Cậu con trai chừng 6 tuổi cầm thanh kiếm nhựa chạy vòng quanh hồ Đắc Di và hét "quân bay đâu, theo ta, xung phong" Ông bố hùng hục chạy theo sau lại còn đáp trả "tuân lệnh". Đây là trò chơi mà một tuần nay hầu như ngày nào bố con anh cũng chơi tại đây, anh chỉ biết "răm rắp" theo con mà không hay rằng ai thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Ba cô con gái đầu lòng khiến anh mất ăn mất ngủ, bực dọc với vợ con, chị Hòa đành ngậm đắng nuốt cay cố sinh thêm và ông trời thương đã cho anh chị thêm quý tử. Cũng chính vì là "hạt giống" duy nhất trong nhà mà anh Hòa chiều con quá mức, cậu con trai mới 6 tuổi nhưng chẳng khác nào ông tướng, được chiều quen cậu sinh ra tính ra lệnh, từ chị gái cho đến bố mẹ, cậu đòi gì được nấy mà không ai dám phàn nàn, kêu một câu là đã bị anh Hòa lừ mắt. Nếu mẹ muốn thế thì phải Đó là cách nói khá hài hước về những yêu cầu và đòi hỏi của các cậu ấm cô chiêu hiện nay. Cũng vì được cưng chiều thái quá mà các cô cậu nghĩ rằng chẳng gì trên đời này mình muốn mà không được và sẽ không ai dám từ chối những đề nghị của mình. Nhất là khi bố mẹ muốn cậu ấm làm gì đều phải thực hiện những điều kiện mà các cậu đưa ra. "Nếu mẹ không mua máy tính mới cho con, con sẽ không đi học!" và cậu con trai chị Uyên nghỉ học ngay sau lời tuyên bố ấy. Thế là chị tức tốc giục chồng mua máy hiện đại nhất mà "ông tướng" yêu cầu, chiếc máy tính màn hình tinh thể lỏng trọn bộ lên đến hơn chục triệu đồng, mà mục đích cũng là để cậu chơi điện tử. Đang học cấp 3, song ngay từ lớp 8, cậu đã mê mẩn trò điện tử vô bổ trên internet, ngày đó anh chị Uyên cũng sợ con ra ngoài lêu lổng đã trả tiền trước cả tháng để mỗi ngày cậu ấm chơi 4 tiếng tại một cửa hàng internet gần nhà. Suốt hai năm ròng như vậy, ngày nào gia đình chị cũng "đảo" qua quán vài lần để canh chừng cậu con trai. Khi sự ham mê đã lên đến đỉnh điểm, cậu ấm nằng nặc đòi mua máy phục vụ tại nhà và cho đến hiện tại thì chỉ trừ thời gian ở lớp, cậu đều ngồi lì bên chiếc máy. Một lần, chỉ vì lo cậu không học hành, chị đã cắt mạng, song máy chưa kịp nghỉ vài ngày, cậu nhịn ăn nhịn uống 3 ngày và còn đòi "nâng cấp" máy xịn hơn. Giáo dục con từ thuở còn thơ Còn hai cô con gái nhà chị Hải (khu đô thị Trung Hòa) thì cũng trở thành những cô chiêu thực thụ. Mặc dù con yêu sách, đòi hỏi đấy nhưng chị Hải vẫn coi đó là chuyện bình thường, không trách mắng, không bảo ban mà luôn thực thi những yêu cầu của các cô. Cô chị học lớp 10, mỗi tháng ngốn mất của nhà 5 triệu tiền học thêm, từ Toán, Lý, Hóa cho đến Văn, tiếng Anh rồi tiếng Nhật, tiếng Hàn mà kết quả học tập vẫn trung bình đều đều, đó là chưa kể mỗi sáng, anh Thông, chồng chị đánh ô tô cho con ăn sáng và đưa đến tận cửa lớp học, chiều cũng như vậy, bên cạnh đó là 20 nghìn tiền tiêu vặt mỗi ngày, rồi tiền son phấn, quần áo mốt mới nhất Có nhiều đêm hai anh chị phải thức đến 1, 2h để đợi mở cổng cho con từ sàn nhảy về, không một lời mắng Còn cô út, mới lớp 7 thôi đã đòi mua xe game, trưng diện, chát chít quên ăn quên học, nghe cái nick của cô thì ai cũng phải rùng mình: tieuthudanhda- chianmoipha95 "Chiều nó quanh năm suốt tháng nhưng chỉ nhờ trông nhà hai hôm đi có việc, nó đã gân cổ lên mặc cả: Mẹ phải cho con 500.000 đồng mua quần áo thì con mới trông nhà, không thì con sẽ mở cửa cả đêm lẫn ngày cho trộm vào khuân hết đồ đi " - chị Hải bực dọc kể, nhưng trước khi đi, chị vẫn móc ví cho con theo đúng yêu cầu. Càng chiều càng hư Các cuộc điều tra cho thấy ngày càng có nhiều những ông bố bà mẹ phải đón nhận sự bực giọng, tính hung hăng, khiêu khích hay gây gổ của những cô cậu "bạo chúa" trong nhà. Theo các nhà tâm lý học thì việc không bao giờ từ chối con cái của bố mẹ cũng làm cho chúng dễ làm vương làm tướng trong nhà. Mỗi lần chúng đòi hỏi điều gì đó mà không thấy bố mẹ phản đối, chúng lại được đà lấn tới trong những lần sau, chúng đòi hỏi những điều còn quá quắt hơn cả lần trước. Cứ như vậy, con trẻ rơi vào vòng xoáy của những đòi hỏi và yêu cầu. Thực tế cho thấy, những trẻ khi còn nhỏ làm vua trong nhà thì khi lớn lên ra ngoài xã hội thường ít thành đạt hơn. Luôn đặt cái tôi lên hàng đầu, sai khiến người khác làm theo ý mình, chúng sống ích kỷ và khép mình trong vỏ kén, bị cô lập ra khỏi tập thể. Nguy hiểm hơn nữa có những em còn bị lâm vào trạng thái trầm cảm rồi lao vào còn đường của tệ nạn xã hội như rượu chè, nghiện hút. Vì vậy, để cứu con mình, không còn cách nào khác là chính bạn cần phải thận trọng hơn trong cách nuôi dạy con cái ngay từ bây giờ càng sớm càng tốt. Theo EVA.VN . Bệnh chiều con Yêu thương con là phải chiều con hết mức, muốn gì được nấy, Điều này đã trở thành hội chứng nuông con của rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay. bố con anh cũng chơi tại đây, anh chỉ biết "răm rắp" theo con mà không hay rằng ai thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Ba cô con gái đầu lòng khiến anh mất ăn mất ngủ, bực dọc với vợ con, . là "hạt giống" duy nhất trong nhà mà anh Hòa chiều con quá mức, cậu con trai mới 6 tuổi nhưng chẳng khác nào ông tướng, được chiều quen cậu sinh ra tính ra lệnh, từ chị gái cho đến