Để ngôi nhà luôn mới Ngôi nhà là tài sản lớn của mỗi người. Việc bảo dưỡng nhà không chỉ để gìn giữ một tài sản mà còn là việc chăm chút cho tổ ấm, tạo dựng một không gian sống luôn đẹp đẽ. Các yếu tố nguy hại cần phòng tránh Trong quá trình sử dụng, có rất nhiều điều khiến bạn phải quan tâm, tránh cho ngôi nhà không bị xuống cấp. Một yếu tố quan trọng là giữ gìn vệ sinh môi trường. Có rất nhiều tác nhân nguy hại cần phải loại bỏ hoặc phòng tránh là: - Rác bẩn tích tụ trong các góc cạnh, nhất là những vị trí khuất. Mạng nhện, côn trùng cũng là những tác nhân gây ô nhiễm. - Người đi ra ngoài khi trở vào nhà, mang theo lượng bụi bẩn qua giày dép, quần áo. Bụi bay trong không khí đọng lại trong nhà. - Các đồ dùng bằng len, thảm, chiếu lâu ngày không phơi giặt là hang ổ tích tụ vi trùng. - Những đồ dùng đóng bằng các loại nhựa tổng hợp tự bốc hơi, các hoạt chất độc hại. - Những lớp sơn hào nhoáng, các chất tẩy rửa cũng thoát ra nguồn hơi độc. Cuộc sống ngày càng văn minh, càng nhiều trang thiết bị tiện nghi thì tính chất vật lý của không khí càng bị biến đổi nhiều. Không khí trong phòng bị ô nhiễm do các sản phẩm cháy không hết khí và các nhiên liệu rắn. Các mùi khó chịu bốc ra từ các vật liệu chất dẻo của đạc nội thất do công nghệ sản xuất ra chúng không được kiểm soát chặt chẽ, hoặc do sự phân hủy bụi hữu cơ có thể gây những phản ứng bất lợi cho cơ thể con người. Sau đây đề cập đến một số công tác bảo trì cơ bản cho từng bộ phận nhà: Bảo dưỡng nền lát đá Các loại bụi bẩn có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ từ các chất thải công nghiệp hoặc đời sống tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá là môi trường để cho vi khuẩn phát triển và phá hoại đá bằng chính axit của chúng tiết ra. Nước đọng trên bề mặt nền lát đá có thể gây ra những vết ố hoặc gỉ sét. Vì không có đường thoát nên nước ngấm vào đá. Trong trường hợp đá có chứa muối sắt sẽ phản ứng và tạo thành sắt ba. Đá lúc đó bị ố thành màu nâu. Do đó cần hết sức tránh nước đọng lâu trên sàn đá. Sàn cần có độ dốc phù hợp để thoát nước mặt tự nhiên tốt, đồng thời cũng cần có biện pháp lau rửa ngay khi đánh đổ nước ra sàn. Mạch vữa cần kín và phẳng nhẵn, không để lọt nước. Không sử dụng đá lát nền ở những nơi tụ nước nhiều như hàng hiên, phòng vệ sinh. Bảo trì sàn gỗ Sàn gỗ phải được bảo dưỡng bằng cách đánh bóng. Dùng máy đánh bóng sàn trước hết bằng ráp thô, sau đánh lại lần nữa bằng hạt mịn. Hạn chế lát sàn ở khu vực hay tiếp xúac với nước và các khu đi lại nhiều. Bảo trì bình nước nóng Lấy lớp vôi đóng trên điện trở cứ 2 năm/ lần bằng dung môi axit thích hợp đồng thời thay thế luôn dương cực ma-nhê. Nếu bình đun của bạn quá lâu so với thông thường, cũng nên thay thế dù chưa đến kỳ bảo dưỡng. Trường hợp máy hoạt động tốt, có nước nóng mà không thấy đèn đỏ thì có thể chỉ cháy riêng đèn. Bảo trì máy lạnh Khi sử dụng máy lạnh, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để tiết kiệm nguồn điện năng và kéo dài tuổi thọ khi sử dụng máy: - Không nên đặt nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời, ngoài nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe, còn làm tiêu hao điện năng cao và hại máy. Nhiệt độ này chỉ nên chênh lệch ở mức 3 - 5o. Nếu mức chênh này quá lớn thì máy nén phải làm việc lâu hơn. - Chọn tốc độ gió cao sẽ làm tỏa nhiệt nhanh hơn, và tiết kiệm điện. Hạn chế việc mở cửa khi máy điều hòa đang làm việc. - Máy đang sử dụng thường xuyên, không nên rút phích cắm ra ngoài, mà sử dụng công tắc hoặc nút ấn đóng cắt nguồn điện. Đường gió ra vào của các khối trong nhà và ngoài trời không được để các vật cản, như phơi quần áo trực tiếp lên máy. Làm sạch với lọc bụi của máy bằng cách rửa nước xà phòng. - Khi lau rửa, không để nước lọt vào máy làm hỏng phần cách điện. Vệ sinh máy bằng vải mềm, nước ấm. Nếu đang sử dụng bị mất điện, hãy tắt máy, đợi 3 phút rồi mới bật máy trở lại. Bảo trì thảm Thảm muốn sử dụng bền nên hút bụi hằng ngày, 3 tháng giặt khô 1 lần, 6 tháng giặt ướt 1 lần. Quy trình giặt thảm: - Lấy bụi từ các khe góc. - Dùng máy cao tốc chà xuống thảm, giũ bụi ra khỏi các xớ thảm. - Xịt hóa chất xuống thảm để đẩy các vết dơ lên bề mặt, và máy hút sạch. Dùng các loại hóa chất chuyên dụng cho các vết bẩn khác nhau như: rượu, cà phê, trà. Xử lý với nồng độ pha, thời gian và cách thực hiện theo chỉ dẫn. Đối với các vết ố nhẹ có thể dùng hóa chất phun trực tiếp vào nơi bị ố, sau 5 phút nhúng nước lau. Dùng xăng thơm để lau vết kẹo cao su bằng cách phun trực tiếp vào chỗ dính và dùng khăn lau sạch. Lau chùi cửa kính Dụng cụ: - Cây lau kính bằng cau su cán nhựa; - Nước rửa kính. Cách làm: - Đổ nước vào thùng pha loãng; - Nhúng cây lau kính vào, thoa đều lên mặt kính; - Đẩy thanh đi lại trên mặt kính cho sạch vết bẩn. Sau đó dùng thanh cao su miết mạnh cho sạch nước. Để khô tự nhiên, không cần lau lại bằng nước sạch. Bảo trì toilet Các chất thải rắn khi lưu thông thường để lại bàn cầu những vệt ố vàng. Các vết ố vàng gây nên bởi đường ống bị gỉ sét, chất sắt có trong nước hoặc do nước phèn. Dùng dung dịch tẩy rửa nhà tắm và toilet xịt vào chỗ có chất bẩn, sau đó dùng bàn chải chà bàn cầu và dội nước lại. Bảo trì bể phốt Bể phốt cần phải tránh không cho nước thải sinh hoạt có nhiều xà phòng, chất tẩy rửa chẩy vào. Các hóa chất có tính kiềm sẽ tiêu diệt các vi sinh vật lên men trong bể, khiến cho chất thải không bị phân hủy, gây tắc nghẽn bể. Khi thấy nhà vệ sinh có mùi hôi hoặc khi bệ xí có hiện tượng thoát chậm, có thể do bể phốt đã đầy chất thải chưa tiêu được. Cần dùng men bể phốt để tăng cường khả năng của các vi sinh vật yếm khí, có tác dụng phân hủy chất thải thành nước và cặn lắng. Thời gian lưu tồn vi sinh vật trong bể từ khoảng 5, 6 tháng. Nên đổ men bể phốt định kỳ để phát triển vi sinh vật thường xuyên, không gây tắc nghẽn. Bảo trì mái tôn Mái tôn lợp là nơi trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên. Dưới tác động của sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là muối có trong gió, các lắng sunphur và các chất gây ô nhiễm khác, mái tôn sẽ bị giảm tuổi thọ. Nước mưa tự nhiên không rửa sạch hết các chất này, đặc biệt là bụi bẩn có trong nước mưa. Do đó cần xối nước mạnh để rửa sạch, tối thiểu là 1 lần./ năm vào giữa mùa khô. Có thể pha thêm bột giặt vào nước để dễ dàng tẩy sạch. . Để ngôi nhà luôn mới Ngôi nhà là tài sản lớn của mỗi người. Việc bảo dưỡng nhà không chỉ để gìn giữ một tài sản mà còn là việc chăm chút cho tổ ấm, tạo dựng một không gian sống luôn đẹp. các khối trong nhà và ngoài trời không được để các vật cản, như phơi quần áo trực tiếp lên máy. Làm sạch với lọc bụi của máy bằng cách rửa nước xà phòng. - Khi lau rửa, không để nước lọt vào. nhân gây ô nhiễm. - Người đi ra ngoài khi trở vào nhà, mang theo lượng bụi bẩn qua giày dép, quần áo. Bụi bay trong không khí đọng lại trong nhà. - Các đồ dùng bằng len, thảm, chiếu lâu ngày