SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG part 3 ppsx

32 538 1
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG part 3 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

61 hết. Cuối cùng tới hành tuỷ khi gây ngừng thở Khi chất độc tác dụng vào não: có các kích thích gây mất ngủ hoặc co giật động kinh (picrotoxin, cafein). Tiểu não: rối loạn động tác và mất cân đối (rượu). Hành tuỷ: các chất kích thích hành tuỷ (CO 2 ) tác dụng chủ yếu vào tâm thở, làm co cứng các cơ thở. Các loại tê liệt hành tuỷ nguy hiểm hơn (thuốc mê, mocphin) gây ngừng thở. Tuỷ: tuỷ đóng vai trò chuyển các phản xạ. Trong ngộ độc strycnin, gây ra một sự kích thích quá mức các nơron tuỷ sống, tất cả các kích thích trung tâm và ngoại vi đều gây ra các co giật toàn thân. Hệ giao cảm: Hệ giao cảm gồm có hai hệ: giao cảm và phó giao cảm. Các chất như adrenalin, ephedrin tác dụng vào hệ giao cảm gây ra giãn đồng tử, tim đập mạnh, co mạch, giãn có phế quản. Các chất như aserin, acetycolin tác dụng vào hệ phó giao cảm gây co đồng tử, tim đập chậm, tăng bài tiết. Ảnh hưởng của chất độc tới hệ hô hấp Các chất độc bay hơi sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, do đó nó có thể gây các tổn thương tại chỗ hay toàn thân các chất độc có thể gây ho kèm theo chảy nước mũi, nước bọt. Ví dụ với các hơi độc, hơi ngạt. Tác dụng kích thích xảy ra ở trên biểu mô phổi do phù hoặc bỏng. Do hô hấp, chất độc theo không khí vào phổi (người ta hít chừng 11 - 12 m 3 không khí trong 24 giờ) ngấm vào máu và gây ngộ độc. Tác dụng tại chỗ thể hiện ngay trên nhịp thở gây nên trạng thái khó thở và ngạt. Một số chất tác dụng vào khả năng cung cấp ôxy của tế bào 62 vận chuyển ôxy cho cơ thể như CO, HCN có thể gây tình trạng chết vì ngạt thở. 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian tác động của chất độc tới cơ thể con người Liều lượng là đơn vị hoá chất sử dụng/trọng lượng cơ thể sống hoặc đơn vị hoá chất sử dụng/diện tích bề mặt cơ thể b ị tiếp xúc. Khi tiếp nhận một liều chất gây độc nhất định, cơ thể sống bị kích thích và có đáp ứng khác nhau. Sự đáp ứng đó cũng được biểu hiện như là một hiệu ứng. Liều dùng - đáp ứng là một biểu thức liên quan chặt chẽ, được biểu diễn bằng một đường cong tương ứng như hình 2. Theo hình 2 khi cơ thể tiếp nhận một lượng nhỏ chất nào đó chưa đủ tác động, cơ thể không gây đáp ứng gì, nếu tăng đến một ngưỡng nào đó cơ thể bắt đầu đáp ứng, liều dùng càng tăng, cơ thể càng đáp ứng. Đến ngưỡng mà đáp ứng cơ thể là cực đại thì đường đáp ứng sẽ không đổi, cơ thể bị liệt hoàn toàn hoặc chết. Tính độc của cơ chất chủ yếu phụ thuộc vào liều lượng, có nghĩa là khi cơ thể thu nhận nhiều lượng chất đó thì tính đáp ứng độc càng lớn. Khái niệm này được hiểu là liều lượng - đáp ứng. Nồng độ của hoá chất tại vị trí tác động tỉ lệ với liều lượng. Trong cùng một liều với hai hay nhiều loại hoá chất có thể làm cho nồng độ của chúng khác đi nhiều tại bộ phận bị tác động. Sự khác nhau này liên quan đến sự khác biệt của quá trình nhiễm độc. Tác động của bất cứ một chất độc nào cũng đều phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ của nó tại vị trí tác động. Nồng độ càng cao thì hiệu lực phá hoại càng lớn. Nồng độ của một chất độ c tại vị trí tác động là một hàm số của: 63 Mức độ tiếp xúc đối với chất độc, mức độ này cũng liên quan tới cách thức thí nghiệm đưa vào (tiếp xúc) và sự hấp thụ vào cơ thể. Sự phân bố của chất độc trong cơ thể. Sự trao đổi chất hoặc chuyển hoá sinh học của chất độc. Tiếp xúc với chất độc nồng độ cao trong thời gian ngắn dễ gây nhiễm độc cấp tính. Tiếp xúc với chất độc nồng độ thấp trong thời gian dài dễ gây nhiễm độc mãn tính. Có hai loại tác dụng chính Chất gây độc nồng độ: Mức độ gây độc của nhóm này là phụ thuộc vào lượng xâm nhập vào cơ thể ở dưới liều gây tử vong, 64 thuốc dần dần bị phân giải, bài tiết ra ngoài cơ thể. Thuộc nhóm này là các hợp chất pyrethoid, nhiều hợp chất lân hữu cơ, cacbamat, các hợp chất có nguồn gốc sinh vật Chất gây nhiễm độc tích luỹ: Là các hợp chất chỉ hữu cơ, các hợp chất chứa thuỷ ngân, asen và chì có khả năng tích luỹ lâu trong cơ thể và gây những biến đổi sinh lí có hại cho cơ thể sống. 3.3 Ảnh hưởng phối hợp của chất độc tới cơ thể con người Trong môi trường sản xuất, khi có nhiều chất độc cùng tồn tại thì tính độc sẽ thay đổi, có thể tác dụng tăng cường hoặc giảm đi ảnh hưởng của một hoá chất lên hoạt động của một hoá chất khác gọi là mối tương tác (tác dụng phối hợp). Phản ứng thu được có thể mang tính khuếch đại độ độc (tính cộng: chất A + chất B : độ độc tăng gấp 2 lần), thậm chí nhiều trường hợp khuếch đại độ độc lên gấp bội (chất A + chất B = độ độc tăng gấp 5 lần) và thường không thể dự báo được. Bên cạnh đó, phản ứng còn có thể mang tính tiêu độc (chất A + chất B < 1 lần độ độc hoặc cũng có thể có trường hợp tiêu độc hoàn toàn). Khi 2 hoặc 3 thuốc BVTV được sử dụng đồng thời, chúng có thể tương tác với nhau và trở thành hoặc là độc hơn (đồng dạng hoặc đồng khả năng ví dụ như lindane và heptachlro) hoặc ít độc hơn (đối lập nhau). Sự tương tác của nhất trong chế độ ăn hàng ngày với thuốc BVTV chứa nhóm quan thứ hai có thể tạo ra các nitrosamine có độc tính cao hơn, gây biến dị hoặc gây ung thư. Hoá chất hoặc bất kỳ một loại chất nào khi vào cơ thể đều qua quá trình hấp thụ, phân bố và đào thải. Trong quá trình hấp thụ, các loại hoá chất sẽ đi vào bề mặt cơ thể, rồi từ đó đi vào máu, từ máu các chất độc bị hấp thụ và chuyển động vào tế bào. Tại 65 đây, màng tế bào đóng vai trò quan trọng là sẽ ngăn hoặc sẽ cho phép các chất độc đi qua và khi đã xâm nhập chúng sẽ tấn công các vị trí đã định, gây các phản ứng sinh học của cơ thể. Những cơ quan chính của cơ thể có các tế bào xung yếu để các chất độc tấn công gây ngộ độc là: Gan và các tế bào chức năng gan Hệ thần kinh Hệ hô hấp-phổi Hệ bài tiết-thận Mắt Da Mỗi một loại hoá chất đều tìm được địa điểm tấn công của nó trong cơ quan nội tạng của cơ thể. Do sự tương tác hoá học, sinh học và môi trường trong các cơ quan nội tạng, các loại hoá chất gây ra hai hiệu ứng chính: Hiệu ứng tích cực, có lợi: Hiệu ứng này trợ giúp cho các tế bào hoạt động tốt hơn, giúp tái sinh và phục hồi nhanh chóng các tế bào bị tổn thương do bệnh tật, sản sinh ra tế bào mới. Đây chính là các loại dược liệu, thuốc Tây y và Đông y đã và đang được sử dụng. Hàng năm, các loại hoá chất này được sử dụng đến hàng triệu tấn. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu, phát minh, giải thưởng khoa học cho lĩnh vực này và thực sự nhờ các đặc tính này mà loài người đã được cứu sống và tồn tại như hiện nay. Thêm vào đó là các loại chất khác hoặc một số chất đọc khi liều lượng xâm nhập dưới ngưỡng. Hiệu ứng tiêu cực, có hại: Đây là mặt trái của việc sử dụng các loại dược phẩm. Khi sử dụng hợp lý theo quy định, nó có tác dụng tốt nhưng nếu lạm dụng nó hoặc sử dụng nhầm lẫn công 66 dụng, không theo chỉ dẫn sẽ gây tổn hại lớn đến sức khoẻ, đến môi trường sống. Nguồn chủ yếu gây nên các hiệu ứng tiêu cực, có hại là các chất độc. Chúng được phân loại theo tính độc và được xếp thành nhóm chất độc bảng A, bảng B và bảng C (theo tính độc giảm dần). Sự xâm nhập của thuốc BVTV chủ yếu qua da và mắt, do hít thở hoặc ăn uống. Trong một gi ới hạn nào đó, các thuốc BVTV tan trong mỡ, thuốc BVTV tan trong nước, hấp thụ vào cơ thể qua phần da tiếp xúc. Sự xâm nhập của thuốc BVTV qua đường tiêu hóa có thể xảy ra do ăn thực phẩm bị nhiễm hoặc sử dụng các đồ chứa thực phẩm bị nhiễm. Tay bị nhiễm thuốc BVTV cũng có thể dẫn đến sự xâm nhập của thuốc BVTV khi hút thuốc lá. Đối với các thuốc BVTV có độc tính cao nhưng lại dễ chuyển hoá hoặc loại trừ thì mối nguy hiểm chính liên quan tới tiếp xúc cấp tính trong một thời gian ngắn. Đối với các thuốc BVTV có độc tính thấp hơn nhưng có khả năng tích đọng lại trong cơ thể thì một nguy hiểm chính lại liên quan tới việc tiếp xúc trong một thời gian dài, thậm chí với cả những liều lượng tương đối nhỏ. Các thuốc BVTV có thể loại trừ nhanh nhưng lại gây ra các ảnh hưởng sinh học bền vững cũng có mối nguy hiểm liên quan tới việc tiếp xúc trong một thời gian dài và liều thấp. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện không chỉ do bản chất hoạt hoá và chất trộn mà còn do các dung môi, các chất mang, các chất chuyển thể sữa và các thành phần khác trong thành phẩm thuốc. Các ảnh hưởng độc cấp tính rất dễ nhận biết, trong khi đó, các ảnh hưởng do tiếp xúc trong một thời gian dài với liều thấp gây ra thường khó phân biệt. Đối với hầu hết các loại thuốc BVTV, mối quan hệ giữa liều - 67 đáp ứng đã được xác định và các ảnh hưởng của thuốc BVTV có thể phát hiện được nhờ phân tích các thay đổi nhỏ về sinh hoá trước khi xuất hiện các ảnh hưởng tới sức khoẻ trên lâm sàng. Cũng có thể có ngưỡng mà không thể quan sát thấy ảnh hưởng nào (mức ảnh hưởng không thể quan sát được). Tuy nhiên, đối với các loại thuốc BVTV nghi ngờ gây ung thư thì việc phát hiện sớm các ảnh hưở ng phụ và xây dựng mức ảnh hưởng không quan sát được có thể là không thích hợp. 3.4 Các loại ảnh hưởng độc hại của thuốc BVTV tới sức khoẻ con người Chỉ có một số ít nhóm hợp chất đã xác định được cơ chế gây độc trên động vật có vú. Ví dụ như, các cơ chế đã được xác định rõ đối với thuốc trừ sâu cơ photpho và cacbamat, cả hai nhóm đều ức chế men cholinesterase, còn nitrophenol va các phenol khử chỉ cao hơn ức chế quá trình phosphorin oxidase. Các thuốc diệt nấm thuỷ ngân hữu cơ cũng có cơ chế gây độc rõ ràng. Ngoài các ảnh hưởng được liệt kê trong các bảng 8, 9, 10 dưới đây thì tiếp xúc cục bộ cao có thể gây ra bỏng hoá chất và nặng nhất là bỏng mắt do hoá chất. Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã đánh giá khả năng gây ưng thư của nhiều thuốc BVTV. Theo khả năng gây ung thư cho người, hai loại thuốc BVTV ethylene dibromid và ethylene oxide là chất có khả năng gây ưng thư cho người. 14 loại thuốc BVTV điển hình đã được phân loại theo khả năng gây ung thư đó là: amitrole, aramite, clordecone, chlorophenol, thuốc diệt cỏ chlorophenoxy,. DDT, 1-3 - dichloro- propene, hexachlorobenzen, hexachlorocyclo - hexanes, mirex, nitrofen, sodium orthophenylphenate, sulfallate 68 và toxaphene (IARC, 1998). Bên cạnh các loại ảnh hưởng độc hại nêu trên còn có tác động tới sinh sản và các ảnh hưởng khác. Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng chất dibromochloropropan gây ra bệnh vô sinh cho nam giới, chlordecone, thiram và ziram. benomyl gây ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của nữ giới. Bảng 8 Các ảnh hưởng hoá sinh do một số thuốc BVTV gây ra Ảnh hưởng Cơ chế và các yếu tố nguyên nhân Giảm men Giảm men microsom (giúp quá trình oxy hoá khử) trong gan rất rõ ở các động vật thực nghiệm và ở những người được điều trị các thuốc nhất định hoặc tiếp xúc với thuốc BVTV cơ Clo Ức chế men Dithiocarbarmat ức chế khả năng oxi hoá khử của các microsom của gan (ví dụ oxi hoá khử aldehyde). Khả năng ức chế men cholinesterase trong máu của thuốc trừ sâu cơ phốt pho và carbamat không chỉ trong các trường hợp nhiễm độc mà còn ở các công nhân tiếp xúc với các hợp chất độc này. Nhiễm độc cấp tính trên lâm sàng có thể sẽ xuất hiện khi hoạt tính của men cholinesterase bị ức chế tới 50% hoặc nhiều hơn và mức ức chế tới 30% 69 được đề nghị là mức nguy hiểm (WHO). Sự ức chế men cholinesterase tích luỹ có thể xảy ra ngay sau khi ti ế p xúc với liều không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng trên lâm sàng. Liều ngưỡng giảm thấp hơn có th ể gây nhiễm độc lâm sàng. Các ảnh hưởng xấu khác đối với sức khoẻ con người do thuốc BVTV gây ra: Đục nhân mắt do tiếp xúc với diquat • Tăng sinh tế bào trong phổi do tiếp xúc với paraquat • Ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch do dicofol, các hợp chất hữu cơ và trichlorofom • Quá trình photpho hoá khử không đồng bộ do dinitrophenol, dinitrocresol Bảng 9 Các ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với da Ảnh hưởng Các yếu tố nguyên nhân Viêm da tiếp xúc Paraquat captafol. 2.4-D và mancozeb Phản ứng dị ứng và phát ban (da nhạy cảm) Barban, benomyl, DDT, lindane, zineb, malathion Phản ứng dị ứng nhạy cảm ánh sán g HCB. Benomyl, zineb Mụn trứng cá Thuốc BVTV cơ Clo như Hexachlorobenzene, pentachlorophenol, 2,4,5 - T, và có th ể do nhiễm dioxin hoặc dibenzofurans đã được khử clo 70 Tổn thương do n ố t ph ồ ng, sẹo sâu, rụng tóc vĩnh viễn và teo da Hexachlorobenzene Bảng 10 Các ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với thần kinh Ảnh hưởng Các yếu tố nguyên nhân Nhiễm độc thần kinh chậm Một số các hợp chất cơ photpho ví dụ như leptophos Thay đổi hành vi. Các thuốc trừ sâu cơ photpho. Tổn thương hệ th ố ng th ầ n kinh trung ương. Thuốc trừ sâu cơ photpho, cơ clo và các thuốc diệt nấm thỷ ngân hữu cơ Viêm dây thần kinh ngoại vi Thu ố c diệt cỏ Chlorophenoxy, thu ố c trừ sâu pyrethroids và cơ photpho. 3.5 Các hình thức thể hiện tính độc của độc chất đối với cơ thể con người Tính độc của các chất độc thể hiện dưới các hình thức: vật lý, hoá học, sinh lý, sinh hoá học và hình thức kết hợp những phương thức trên. Lý học Những chất độc như dung môi hoặc nhũ tương có thể gây khô da, viêm da, bong vẩy sau một thời gian tiếp xúc kéo dài. ảnh hưởng này do làm mất lớp mô ở da, cũng có thể do làm biến tính Keratin hoặc tổn thương lớp ngăn nước ở phía dưới da. Các axit hoặc kiềm ở dạng hơi khí và dạng lỏng gây kích thích mắt, miệng và họng. Khi chất độc xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá có thể gây [...]... 58% ở dạng rắn; 10% dạng phức với chất hữu cơ; còn lại ở dạng không tan, keo Chì phát thải ra môi trường gặp pH trung tính rất dễ kết tủa tạo Pb2O(OH)2, pb(OH)2 Hàm lượng Pb trong nước ngọt khoảng 0,06 - 120 µg/l, trong nước biển khoảng 0, 03 - 13 µg/l Công nghiệp sản xuất chì hàng năm thải vào môi trường 33 0.000 tấn Pb2+ Sự phát tán chì do con người gây ra trên 450.000 tấn/năm Chì được sử dụng để sản... thuỷ ngân là 5µg/kg thể trọng, trong đó methyl thuỷ ngân không được hơn 3, 3µg/kg thể trọng Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật có thể hấp thụ thuỷ ngân vào cơ thể, đặc biệt là cá và các loài động vật không xương sống Cá hấp thụ thuỷ ngân và chuyển hoá thành methyl thuỷ ngân(CH3Hg+) rất độc đối với cơ thể người Chất này hoà tan 83 trong mỡ, phần chất béo của các màng và trong não tuỷ Dù vào cơ thể qua... đau khớp, cao huyết áp Biểu hiện nhiễm độc Pb xuất hiện khi nồng độ trong máu là 0 .3 ppm Theo hướng dẫn của WHO (WHO/IPCS Tổ chức Y tế thế giới/chương trình Quốc tế về an toàn hoá chất), mức tiếp xúc chì tối đa là: Tổng mức: 25 µg/kg trọng lượng cơ thể/tuần Nước : 0,01 mg/l Không khí: 0,5-1 µg/m3 Nơi làm việc: 30 -60 µg/m3 Thuỷ ngân Nguồn gây ô nhiễm thuỷ ngân Thuỷ ngân (Hg) là một kim loại duy nhất ở... người ta nhận thấy một đường xanh đen do chì sunfua đọng lại Chứng viêm não tuy rất hiếm nhưng lại là biến chứng nghiêm trọng ở người lớn trong trường hợp nhiễm độc chì, trường hợp cũng thường hay gặp ở trẻ em Bệnh thiếu máu: Thiếu máu thường xảy ra trong trường hợp nhiễm độc chì vô cơ và thường xảy ra trong giai đoạn cuối nhưng ngay khi tiếp xúc với chì, người ta đã phát hiện ra rối loạn tổ hợp máu... liều lượng chịu đựng của cơ thể là 3, 5µg/kg cơ thể trong ngày với trẻ em theo Bondavev (1984) và Reili (1985) trong máu trẻ và hàm lượng Pb2+ không được lớn hơn 30 µg/100nl ở phụ nữ Nồng độ Pb2+ cho phép trong nước uống của các quốc gia là 10 - 40 µg/l Hệ thần kinh đang phát triển rất nhạy cảm khi bị nhiễm thì ở nồng độ thấp và hệ số thông minh (IQ) giảm xuống cả ở những trường hợp máu bị nhiễm chì thấp... và ô tô sử dụng loại xăng A- 83, A- 92 có chứa chì Tại một số điểm nút giao thông ở Hà Nội có nồng độ chì gấp từ 1,2 đến 1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (0,005 mg/m3) Nguồn phát thải chì từ khói bụi động cơ vào không khí là một trong những nguyên nhân làm tăng ô nhiễm tại các thuỷ vực gần đường giao thông Trong sông ngòi, chì chủ yếu tồn tại ở dạng rắn lơ lửng, chiếm > 83% , còn lại ở dạng trao đổi... rộng và nghiêm trọng Có những chất độc có biểu hiện lâm sàng khác nhau trong nhiễm độc cấp tính và mãn tính như photpho trong nhiễm độc mãn tính lại gây tổn thương xương hàm 3. 6 Ảnh hưởng của một số chất độc tới sức khoẻ con người 3. 6.1 Nhóm kim loại Chì Nguồn gây ô nhiễm chì Chì là kim loại có màu xám xanh, thường tồn tại ở dạng hoá trị +2 (Pb2+) Nguồn phát thải chì nhân tạo chủ yếu là do quá trình... bà mẹ bị nhiễm metyl thuỷ ngân chịu ảnh hưởng không thể hồi phục được (sự phân liệt thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và chứng co giật) Nhóm CH3 - liên kết với Co(III) trong coenzim chuyển vị trí enzim bởi metyl quan tới Hg2+ tạo thành CH3Hg2+ hoặc (CH3)2Hg theo phương trình trên - Các triệu chứng về mắt: Trong bệnh nhiễm độc thuỷ ngân mãn tính, phần trước thuỷ tinh thể có thể bị biến mầu từ xám... quả là 2.248 người mắc bệnh, trong đó 1004 người chết và 2.000 người đòi bồi thường Môi trường axit thúc đẩy sự chuyển hoá của dimetyl thuỷ ngân thành metyl thuỷ ngân có thể tan trong nước Chính metyl thuỷ ngân đã tham gia vào chuỗi thức ăn thông qua sinh vật trôi nổi và tập trung ở cá với nồng độ lớn gấp khoảng 1 03 lần hoặc hơn so với lúc đầu Tại Việt Nam, những người tiếp xúc nghề nghiệp với thuỷ... trong máu khoảng 0,3mg/1 Khi nồng độ chì trong máu lớn hơn 0,8mg/1 có thể gây nên hiện tượng thiếu máu do thiếu hemoglobin Nếu hàm lượng chì trong máu khoảng 0,5 - 0,8 màu sẽ gây rối loạn chức năng của thận và phá huỷ não JECFA đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng chì đưa vào cơ thể hàng tuần có thể chịu đựng được đối với trẻ sơ sinh và thiếu nhi là 25 µg/kg thể trọng (tương đương với 3, 5 µ g/kg thể . cơ thể và gây những biến đổi sinh lí có hại cho cơ thể sống. 3. 3 Ảnh hưởng phối hợp của chất độc tới cơ thể con người Trong môi trường sản xuất, khi có nhiều chất độc cùng tồn tại thì tính. Chì phát thải ra môi trường gặp pH trung tính rất dễ kết tủa tạo Pb 2 O(OH) 2 , pb(OH) 2 . Hàm lượng Pb trong nước ngọt khoảng 0,06 - 120 µg/l, trong nước biển khoảng 0, 03 - 13 µg/l. Công nghiệp. µg/l, trong nước biển khoảng 0, 03 - 13 µg/l. Công nghiệp sản xuất chì hàng năm thải vào môi trường 33 0.000 tấn Pb 2+ . Sự phát tán chì do con người gây ra trên 450.000 tấn/năm. Chì được sử

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan