Hoàn thiện xuất nhập khẩu và các vướng mắc của doanh nghiệp - 2 ppsx

10 194 0
Hoàn thiện xuất nhập khẩu và các vướng mắc của doanh nghiệp - 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các nhân tố chủ quan tự bản thân doanh nghiệp có thể điều chỉnh khắc phục được, nó thuộc bản thân doanh nghiệp. Các nhân tó này có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, hoạt động nhập khẩu điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn, nguồn nhân lực, về xây dựng thể chiế chính sách phát triển thị trường, về kết cấu hạn tầng thương mại, về hình thành kênh phân phối lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh và về tổ chức doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tự đánh giá đùng khả năng của mình để đề ra những mục tiêu phù hợp cần đạt tới và cách thức để mục tiêu đó. Một kế hoạch chiến lược được thiết lập và phát triển cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Cơ cấu tổ chức bộ máy là cơ sở đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ phận sẽ diễn ra nhịp nhàng thông suốt nếu bộ máy tổ chức có cơ cấu hợp lý. Trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ có trình độ có kỷ luật nghiệp vụ thành thạo, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều thiếu sót trong quá trình tiến hành thủ tục nhập khẩu, dự kiến trước được tình hình biến đổi trên thị trường xuất nhập khẩu để đề ra biên pháp, chính sách xuất nhập khẩu phù hợp. Một hệ thống kênh phân phối tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hàng hoá tiệu thụ nhanh và kịp thời đến khách hàng. điều này ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì khi hàng hoá tiêu thụ mạnh có nghĩa là sản xuất sẽ được mở rộng doanh nghiệp vì vậy mà nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng tốt hơn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Đối với bất kỳ doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều cần đến vốn. Nguồn vốn mà doanh nghiệp có được bằng nhiều cách: vốn tự có, vốn góp và vốn vay hoặc lợi nhuận tái đầu tư. Quy mô sản xuất kinh doanh ít nhiều phụ thuộc vào nguồn vốn mà doanh nghiệp có được nó là cơ sở để đảm bảo khả năng thanh toán đối với lượng hàng hoá nhập khẩu. Kết cấu hạ tầng thương mại đảm bảo cho hàng hoá giữ được phẩm chất. Nếu doanh nghiệp có kết cấu hạ tầng thương mại tố sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những thiệt hại, rủi ro sẽ diễn ra đối với hàng hoá như: đổ vỡ, sự tác động của môi trường tự nhiên… 4.2. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp điều này buộc doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi hoặc tuân thủ các nguyên tắc và quy luật. Các yếu tố khách quan cơ bản gồm có những yếu tố sau: * Yếu tố thuộc về môi trường chính trị như: Tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống các công cụ chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành của chính phủ. Một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các văn bản luật chỉ rõ doanh nghiệp được kinh doanh hàng hoá gì? Cấm kinh doanh hàng hoá gì? Chất lượng hàng hoá phải đảm bảo gì? Có bị kiểm soát hay không? Hệ thống công cụ chính sách của nhà nước tác động không nhỏ tới hoạt động XNK của doanh nghiệp. Công cụ chính sách rất nhiều bao gồm những công cụ chính Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sách chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sách đặc thù về từng lĩnh vực. Các chính sách điển hình có: chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách XNK, chính sách phát triển thị trường. Tất cả các chính sách đó đều liên quan đến khuyến khích hay hạn chế hoạt động XNK của doanh nghiệp do đó chúng buộc các doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định XNK. Cơ chế điều hành của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế điều hành của chính phủ sẽ liên quan trực tiếp tới tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế. Nếu một chính phủ mạnh, điều hành chuẩn mực và tốt sẽ khuyến khích kinh doanh chính đáng. Nếu không điều hành tốt hoạt động XNK sẽ mất phương hướng thí dụ như số lượng, thời điểm, giá cả… Hàng hoá nhập khẩu không được điều hành tốt có thể làm cho thị trường trong nước biến động và gây khó dễ cho kinh doanh. * Đối thủ canh tranh Doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh phải đối mặt với nhiều đói thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Cùng với sự lớn mạnh của nền sản xuất trong nước khoảng cách giữa các doanh nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều sản phẩm, ngành lĩnh vực có chất lượng cao có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng hoá trong nước có khả năng thay thế hàng ngoại nhập. Trước thực trạng đó doanh nghiệp phải tính đến đến sự lớn mạnh của sản xuất trong nước để xem xét khả năng nhập khẩu chủng loại hàng hoá đó có thực sự cạnh tranh với hàng hoá trong nước hay không. Không phải mặt hàng nào nhập khẩu đều có thể chiếm ưu thế cạnh tranh với hàng nội. ở Việt Nam tính từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, nếu so sánh trên cùng một mặt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hàng của một số mặt chủ yếu thì tốc độ xuất khẩu thành phẩm cao hơn tốc độ xuất khẩu nguyên liệu bán thành phẩm, nếu loại trừ mặt hàng tạo nên tăng đột biến kim ngạch nhập khẩu thì nhập khẩu tăng 18,6% thấp hơn so với tăng xuất khẩu là 27,3% còn nếu lại bỏ yếu tố biến động giá cả bất thường thì kim ngạch nhập khẩu tăng 11,9% thấp 2 lần so với tốc độ tăng nhập khẩu. Tất cả các yếu tố trên đây phản ánh nội lực kinh tế đất nước ngày càng phát triển. * Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế trước hế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cầu vùng. Tình hình đó tạo nên sự hấp dẫn về thị trường đối với các thị trường khác nhau. Nhập khẩu thực tế của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong nước và quốc tế. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế kháo tăng buộc các doanh nghiệp phải đắn đo khi đưa ra các quyết định nhập khẩu hay không vì nó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra, có thể sẽ làm tăng giá thành sản phẩm tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh. Tình hình sẽ trái ngược lại khi mà nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng. * Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu thô, sự gia tăng chi phí năng lượng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế. Chất thải công nghiệp, chất thải rắn, chất thải không được tái chế đang là vấn đề nan giải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với quy định chặt chẽ về Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bảo vệ môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp tìm kiếm đầu vào từ các nước khác làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. * Môi trường công nghệ kỹ thuật Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường, nó là nhân tố quan trọng nhất tạo ra thời cơ và đe doạ các doanh nghiệp. Công cuộc cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các công ty chiến thắng trên phạm vi toàn cầu mà làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh. Bởi vì nó tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất, năng suất lao động, ảnh hưởng đến các biện pháp cụ thể của hoạt động thương mại nói chung và nhập khẩu nói riêng. Các nhà hoạt động kinh doanh phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thức khác nhau mà mỗi công nghệ mới có thể phục vụ cho đòi hỏi sản xuất của công ty đồng thời cảnh giác các khả năng xấu có thể xảy ra. * Hệ thống tài chính ngân hàng Hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu nó can thiệp sâu vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chi phối tới hoạt động này. Nó là cơ sở là chỗ dựa cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh; cung cấp vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh ngoài ra với hệ thống ngân hàng tài chính đủ mạnh sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các bạn hàng II. Nội dung của nhập khẩu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 1. Nghiên cứu thị trường Khái niệm thị trường có thể xét nhiều góc độ khác nhau, từ có có định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm của kinh tế học thì thị trường là tổng thể cung và cầu đối với 1 lại hàng hoá nhất định trong một thời gian và không gian cụ thể. Theo định nghĩa này giả thiết cơ sở là tổng cung và cầu về 1 loại hàng hoá trên thị trường vận động theo những quy luạt riêng và điều tiết thị trường thông qua quy luật cung cầu. Nếu đứng trên giác độ quản lý 1 doanh nghiệp, khái niệm thị trường phải được gần với các tác nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán, người phân phối… Với những hành vi cụ thể của họ. Vậy so sánh hai khái niệm trên đây thì khái niệm trên mang nặng tính lý thuyết còn khái niệm dưới giác độ doanh nghiệp không phải bao giời cũng tuân theo quy luật cứng nhắc dựa trên lý thuyết vì hành vi của người mua và người bán chịu tác động của yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch. Vậy đứng trên giác độ doanh nghiệp thì "thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp". Từ khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp "thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó". Theo khái niệm này thì số lượng và cơ cấu nhu cầu của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của doanh nghiệp cũng nhưng sự biến động của các yếu tố đó theo không gian và thời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Số lượng và cơ cấu nhu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách tỷ mỉ. Thị trường quốc tế nó phức tạp hơn nhiều so với thị trường nội địa do có sự khác biệt về hệ thống chính trị - văn hoá- luật pháp và Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com các yếu tố do môi trường địa lý quy định do đó nó chứa định rủi ro cao hơn đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải am hiểu luật pháp, văn hoá và hệ thống chính trị nhằm hạn chế những thiệt hại có thể gặp phải. Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh hàng hoá XNK ngoài phải nghiên cứu thị trường nội địa cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài. Vì vậy nội dung nghiên cứu thị trường gồm có thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 1.1. Nghiên cứu thị trường nội địa Khi tiến hành nghiên cứu thị trường nội địa các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các khía cạnh sau: * Nghiên cứu nhu cầu của thị trường Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trong nước, dự kiến mua hàng của khách hàng, nghiên cứu xem khách hàng cần những đặc tính nào và đánh giá như thế nào đối với từng đặc tiếnh của hàng hoá. Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hàng hoá gì? hàng hoá đó phải có những đặc điểm gì? Điều đặc trưng quan trọng nhất? Để tạo ra nó phải tốn chi phí bao nhiêu? Tương ứng với nó là mức giá nào? Thì khi đó họ mới hy vọng kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. * Nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu là rất cần thết đối với doanh nghiệp tiến hành kinh doanh nhập khẩu. Khi nghiên cứu vấn đề này cần xem xét thực trạng mặt hàng hiện tại trong nước như thế nào về khía cạnh: tình hình tiên dùng mặt hàng đó, số lượng các nhà cung ứng nước ngoài, tình hình sản xuất trong nước, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chính sách mà nhà nước áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu đó để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có khả năng hấp dẫn khách hàng nhất. * Nghiên cứu giá hàng Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá nhập khẩu. Vấn đề giá cả rất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Nó chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, trở thành công cụ hữu hiệu cho mục tiêu kinh doanh hàng hoá nhập khẩu phục vụ đắc lực cho chiến lược kinh doanh của công ty. * Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng của cạnh tranh có thể xem xét phân tích khía cạnh sau: - Tương quan so sánh giữa giá thành giữa công ty và đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoạt động - Mức độ ảnh hưởng của đối thủ và hàng hoá cung ứng sẽ áp dụng các chính sách, chiến lược như thế nào? - Luôn theo dõi sát sao các động thái kinh doanh của đối thủ nhằm có sách lược đối phó kịp thời với những thay đổi đó của đối thủ, biết được họ đang kinh doanh ở thị trường nào? 1.2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài thị trường nước ngoài phức tạp hơn nhiều đối với thị trường nội địa do có sự khác biệt về hệ thống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - luật pháp và phong tục tập quán. Điều này đòi hỏi những người làm công tác nghiên cứu thị trường phải hiểu sâu sắc về các yếu tố trên điều quan trọng là phải thông thạo nghiệp vụ. Thông Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thường khi nghiên cứu thị trường nước ngoài thường tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau: * Nghiên cứu khả năng cung ứng của thị trường nước ngoài: Đây là chỉ tiêu quan trọg tác động đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Mỗi nhà cung ứng nước ngoài không bao giời là một nhà cung ứng thuần nhất doanh nghiệp không nên lựa chọn 1 nhà cung ứng duy nhất mà nên tìm nhiều nhà cung ứng nhằm phân tác rủi ro trong quá trình nhập khẩu, đa dạng hoá nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo khả năng cung ứng nguồn đầu vào ổn định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt không bị gián đoạn. Một khía cạnh quan trọng cần được nghiên cứu là sự biến động theo thời gian của các nhà cung ứng biểu hiện qua số lượng tăng giảm, giá cả hàng hoá nk của hàng hoá đó. Nó đã phản ánh triển vọng phát triển của các nhà cung ứng trong tương lai để doanh nghiệp có thể xác định sự thích ứng trong lượng cung cấp và các chính sách thương mại hợp lý. * Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường kinh tế - chính trị - luật pháp - văn hoá và phong tục tập quán của mỗi quốc gia Khi nghiên cứu thị trường của các nhà cung ứng nước ngoài doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các nhân tố trên. Vì mỗi nước có luật pháp, hệ thống văn hoá kinh tế chính trị riêng áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu nhằm khuyến khích hay hạn chế hàng hoá xuất khẩu đó nó ảnh hưởng đến quan hệ giao dịch giữa các bên. Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch sẽ được tiến hành thí dụ như một số nước trong giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, một số nước thanh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com toán bằng thẻ… Điều này sẽ gây cản trở cho hoạt động XNK và doanh nghiệp cần phải thích nghi với môi trường văn hoá mà định tiến hành nhập khẩu. Nhân tố thuộc môi trường chính trị - luật pháp cần phải tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: - Sự ổn định chính trị: Mỗi một quốc gia khi thay đổi thể chế chính trị có thể kéo theo mọi sự thay đổi khác như áp dụng chính sách thương mại mới hay mức thuế mới. - Sự điều tiết về tiền tệ: Những quy định về quản lý ngoại hối sẽ gây khó khăn cho hoạt động XNK nói riêng và hoạt động thương mại nói chung. - Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: Tức là mức độ mà chính quyền nước xuất khẩu điều hành hệ thống hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu. - Các quy định mang tính chất pháp lý bắt buộc và quản lý cần phải được xem xét kỹ lưỡng như: Cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số hàng hoá và dịch vụ, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, cấm kiểu kiểm soát giá cả… * Nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mục tiêu là lợi nhuận đạt được. Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận có nhiều trong đó giá cả hàng hoá. Nếu doanh nghiệp nhập hàng với giá cao đồng nghĩa với chi phí sẽ tăng lên phần lợi nhuận sẽ giảm xuống. Khi đó muốn có lãi doanh nghiệp phải nâng giá bán điều này làm giảm khả năng cạnh tranh. Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nghiên cứu tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thế giới để đưa ra mức giá nhập khẩu phù hợp, tránh tình trạng nâng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . 4 .2. Các yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp điều này buộc doanh nghiệp. Unregistered Version - http://www.simpopdf.com bảo vệ môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp tìm kiếm đầu vào từ các nước khác làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. * Môi trường. can thiệp sâu vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chi phối tới hoạt động này. Nó là cơ sở là chỗ dựa cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh; cung cấp vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo

Ngày đăng: 23/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan