1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ghế sofa - ổ côn trùng nơi phòng khách doc

4 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 176,62 KB

Nội dung

Ghế sofa - ổ côn trùng nơi phòng khách Theo các chuyên gia, ghế sofa có nguy cơ chứa các chất tồn dư của quá trình sản xuất vải bọc. Ngoài ra, nếu không vệ sinh hợp lý, ghế sẽ trở thành ổ chứa các côn trùng, vi khuẩn có hại cho sức khoẻ người dùng. Dị ứng vì ngồi ghế sofa Chị Trương Bích Liên (Định Công, Hà Nội) cho biết nhà chị mua bộ bàn ghế sofa trị giá 20 triệu đồng nhưng ít khi sử dụng. Bởi mỗi lần ngồi lên ghế là chị lại bị ngứa ở phần tiếp xúc như mông hoặc lưng. Ngoài ra, để vệ sinh ghế rất khó bởi ghế dày, mút xịn nên nặng. Trong thời gian qua tại Anh, hai hãng ghế sofa của Trung Quốc đã phải bồi thường vì ghế có chứa chất chống nấm mốc Dimethyl Fumarate (DMF). Những người mẫn cảm tiếp xúc với chất này có thể bị bỏng rát da, sau đó da bị lột hoặc lở loét. Người hít phải khí này có thể khó thở hoặc cay mắt. Theo quy định của EU, ngưỡng cho phép tối đa đối với DMF là 0,1ppm. Tuy nhiên, hóa chất này vẫn được phát hiện với nồng độ cao hơn nhiều trong một số sản phẩm may mặc và đồ da như sofa, giầy dép. Nên vệ sinh ghế sofa tối thiểu 6 tháng/lần là tốt nhất. KS Nguyễn Phi Nam (Viện Dệt may Việt Nam) cho biết, hiện Việt Nam chỉ mới cấm các chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như Formandehyd, thuốc nhuộm nhóm Izo. Còn chất chống nấm mốc dimethly Fumarate (DMF) chưa cấm. Tuy nhiên, dù cấm hay không việc sử dụng quá mức chúng trong sản xuất may mặc hay đồ dùng liên quan đến vải vóc đều cần có chuẩn hợp lý để đảm bảo an toàn. Theo tiêu chuẩn Ecotech 100 về an toàn sinh thái dệt may được áp dụng ở các nước châu Âu về hàm lượng Formandehyt tồn dư ở nhóm vải trang trí như rèm cửa, thảm, vải bọc, ga không quá 300ppm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, vải dùng làm ghế ngồi phải thấp hơn bởi sự tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người sử dụng nhiều hơn. Ghế có thể "tự sinh" côn trùng Cũng theo KS Nam, vải để làm các loại ghế sofa thường được xử lý bằng cách cho thêm các chất chống bám bụi. Tuy nhiên, đối với điều kiện môi trường nước ngoài trong sạch, bụi lơ lửng thấp, ý thức sử dụng cao hơn có thể giảm độ bẩn. Còn đối với môi trường và cách sử dụng bừa bãi, ít vệ sinh ghế thì chất này không có tác dụng. Ngoài ra, ghế sofa sử dụng chất liệu vải len, nỉ bọc phía trên còn lớp mút phía dưới thì độ hút ẩm và bám bụi bẩn cao hơn các chất liệu khác. "Bản thân vải len sau một thời gian sử dụng sẽ tự sinh ra, hay nói cách khác là điểm đến lý tưởng và cư trú lâu dài của các loại côn trùng như mạt, bọ, nhậy Ngoài ra, mồ hôi, chất bẩn sẽ đóng lại khiến ghế thành ổ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trong gia đình như gây hen, lao", KS Nam khuyến cáo. Theo ông Trần Nhữ Toàn, Công ty CP dịch vụ HAH, nhà mặt đường, có trẻ em nên vệ sinh ghế sofa 6 tháng/lần. Nhà ít người, không khí thoáng sạch nên vệ sinh 1 năm/lần. Hiện có hai cách vệ sinh là giặt khô và giặt ẩm. Giặt khô là dùng hóa chất phun vào ghế để thẩm thấu và diệt vi khuẩn, sau đó dùng máy hút bụi công suất cao để hút hết chất bẩn ra. Còn giặt ẩm cũng sử dụng hóa chất nhưng tạo bọt, sau đó dùng bàn chải mềm đánh vết bẩn và làm khô ghế. . Ghế sofa - ổ côn trùng nơi phòng khách Theo các chuyên gia, ghế sofa có nguy cơ chứa các chất tồn dư của quá trình sản xuất vải bọc. Ngoài ra, nếu không vệ sinh hợp lý, ghế sẽ trở thành ổ. trở thành ổ chứa các côn trùng, vi khuẩn có hại cho sức khoẻ người dùng. Dị ứng vì ngồi ghế sofa Chị Trương Bích Liên (Định Công, Hà Nội) cho biết nhà chị mua bộ bàn ghế sofa trị giá 20 triệu. dùng làm ghế ngồi phải thấp hơn bởi sự tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người sử dụng nhiều hơn. Ghế có thể "tự sinh" côn trùng Cũng theo KS Nam, vải để làm các loại ghế sofa thường

Ngày đăng: 23/07/2014, 22:21