1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngô Đức Kế và công cuộc đấu tranh cho một nền chánh học doc

13 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 234,83 KB

Nội dung

Ngô Đức Kế và công cuộc đấu tranh cho một nền chánh học Kỷ niệm 130 năm ngày sinh chí sĩ Ngô Đức Kế (1878-2008) Là một người yêu nước nhưng đồng thời cũng là một trí thức, cho nên suốt đời Ngô Đức Kế quan tâm đặc biệt đến vấn đề học thuật của nước nhà. Trong phong trào cách mạng đầu thế kỷ, cải cách học thuật, xây dựng một nền văn hoá dân tộc là một nội dung của đường lối cách mạng. Ngô Đức Kế cũng như các sĩ phu yêu nước hồi này, sống trong điều kiện thời đại cho phép mở rộng tầm mắt, trông ra năm châu thế giới, đặc biệt là tìm đọc được các sách tân thư, biết thế nào là văn minh, là hủ bại, là tiến hoá, là lạc hậu, là chuyên chế, là dân chủ, dĩ nhiên là còn có hạn chế này khác nhưng cũng đủ tạo ra một sự đối chiếu, một sự nhận thức về thực tế đất nước, trong đó có tình hình học thuật. Các cụ đã nhận ra tính chất lạc hậu bất lực của nền Hán học cổ truyền và riêng đối với Khổng Mạnh, các ông như Ngô Đức Kế bấy giờ không dễ gì một lúc bắt chước ai đó lôi cổ thầy Khổng, thầy Mạnh ra mà xỉ vả, thì ít ra các cụ cũng thấy là Khổng Mạnh không đủ nữa rồi. Phải cầu viện thêm các ông Lư (Lư Thoa - J.J. Rousoeau), ông Mạnh (Mạnh Đức tư cưu - Montesquieu nhà tư tưởng tiến bộ của Pháp thế kỷ XVIII), ông Bội (Bội, Bội côn (Bacon) - nhà khoa học thực nghiệm của Anh thế kỷ XVIII), ông Địch (Địch Tạp Nhi (Descartes) - nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVII) mãi tít bên trời Tây dù cách nhau hàng trăm năm rồi, nhưng lại đang còn hấp dẫn thế giới, đặc biệt là với phương Đông đang độ tỉnh giấc này. Các cụ bắt đầu mở đợt tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến, vào các tập tục xã hội lạc hậu, vào bọn hủ nho là hạng người điển hình cho sự bảo thủ, nghĩa là tấn công vào tất cả những thứ gì đang cản trở bước đường phấn đấu tự cường của dân tộc. Các ông cũng đã bắt đầu nêu vấn đề cải cách học thuật, “Văn minh tân học sách” là cương lĩnh văn hoá của Đông kinh nghĩa thục nhưng cũng như là của chung của các ông (1) . Hoạt động của Ngô Đức Kế ở Triêu Dương thương điếm cũng theo phương hướng của cương lĩnh đó. Hiện nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để biết kỹ xem ông đã làm những việc cụ thể gì. Chỉ còn biết trước đó năm 1907, ông có viết bức thư gửi lên triều đình Huế đề nghị sửa đổi phép thi. Nội dung trực tiếp nói chuyện thi cử nhưng thực ra thì ông đã đề cập đến nhiều vấn đề của học thuật nói chung. Ông nêu lên tình trạng: “Những Sĩ phu nước ta còn như say, như mộng, chưa hề tỉnh ra. Những thơ văn Âu, Hàn, Lý, Đỗ, đọc luôn cửa miệng, nhưng đến việc khảo cứu thực học thì rất gà mờ: Những sự tích Hán tổ Đường tôn nhớ lầu lầu trong bụng, nhưng đến việc nghị luận thời cuộc thì thật ù tịt”. Ông lên án nền học vấn và chế độ thi cử đương thời làm tiêu ma trí tuệ và chí khí của thanh niên: “Nào phá, thừa, khởi, kết, thanh luật, biền ngẫu, luyện tập còn chưa đủ thời giờ, còn thời giờ đâu mà khảo cứu đến những ngành ngọn thanh, quang, hoá, điện. Nào vũ cống sơn xuyên, Chu quan chức chế, nhớ còn chưa nhớ được hết, thì còn nghĩ gì đến theo dõi cục thế Âu, Mỹ, Á, Phi. Nào những Mông dẫn, Tồn nghi, Quỳnh sơn, Trí Đường, lỡ một câu không nhớ, có khi lảo đảo nửa đời người thì còn tư tưởng những học thuyết Lư Thoa (Rousseau), Tân Tắc Tư (Spencer) và Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu) làm gì nữa? Nào những lệ, xoá, sót, móc, chữa, thất niêm, lạc vận, lỡ một chút lỗi lầm, có khi mai một hết thanh danh, thì còn đố ai đoái tưởng những sự nghiệp Gia-a-ty-si-mạch ( ), Cách Lan Tư Đôn (Gladstonne - nhà chính trị có tiếng của nước Anh thế kỷ XIX) để được ích gì Nhìn trời ngó đất ngẫm nghĩ lo phiền về cái lối thi 4 kỳ chọn lọc làm che lấp cả trí tuệ, trói buộc cả tài năng và tiêu ma cả khí lực con người”. Ngô Đức Kế đã quy trách nhiệm đó về phía triều đình. Qua sự phê phán đó, tỏ ra ông đang muốn hướng nền học vấn của nước nhà vào con đường thực học. Nội dung của nền thực học sẽ gồm các môn “Thiên văn học, địa lý học, khí học, quang học, trọng học, hội học, khoáng học, thực vật học, pháp học, vũ học, y học, toán học”. Trong phương hướng xây dựng nền học thuật mới, một vấn đề quan trọng là đánh giá lại nền học thuật Trung Hoa mà ViệtNam đã chịu ảnh hưởng lâu đời. Các ông như Ngô Đức Kế không phủ nhận giá trị của văn hoá Trung Quốc, nhưng phản đối thái độ sùng bái mù quáng, coi đó là toàn diện, toàn mỹ, chỉ học nó là đủ, không cần học đâu nữa. Ngô Đức Kế chia học thuật của Trung Hoa làm hai thời kỳ: thời kỳ “Trung Hoa bế quan toả cảng”, và thời kỳ “Trung Hoa tứ thông bát đạt”. Theo ông, học Trung Hoa là học thời sau. Nhìn chung, Ngô Đức Kế cũng như các sĩ phu tiến bộ đương thời, muốn đi theo con đường học thuật mà giai cấp tư sản phương Tây đã xây dựng trong thời kỳ đang lên của nó, nghĩa là một nền học thuật đề cao lý tính, đề cao thực nghiệp. Trong hoàn cảnh đất nước ta vào đầu thế kỷ XX, những chủ trương trên đây là rất tiến bộ, đáp ứng đích đáng yêu cầu của lịch sử, chỉ tiếc là chủ trương đó không được thực hiện vì thực dân Pháp đã tìm cách ngăn chặn, đàn áp. Riêng Ngô Đức Kế cũng đành phải bỏ dở công việc đấu tranh xây dựng nền chánh học cùng với sự nghiệp cứu nước nói chung để bước vào cuộc đời tù tội. Mười ba năm Côn Đảo trôi qua, trở về ông lại tiếp tục lý tưởng chánh học trước đây. Nhất là lúc này, việc đấu tranh trên phương diện chính trị, đối với ông có nhiều khó khăn, hạn chế, thì việc đấu tranh trên phương diện học thuật lại được quan tâm hơn và cũng có phần dễ làm hơn ít nhiều, mặc dù chính trị và học thuật, nếu đúng với thực chất của nó cũng gắn chặt với nhau như là một. Ngô Đức Kế tiếp tục cuộc đấu tranh cho một nền “chánh học” trong một hoàn cảnh mới của xã hội mà sau chiến tranh thế giới, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến chuyển. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, kích thích mạnh phong trào đấu tranh của thế giới, đặc biệt là ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Trong nước cùng với sự hình thành của giai cấp tư sản, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng Việt Nam ở vào thời kỳ chuyển biến quá độ, phong trào đấu tranh đã chuẩn bị dâng lên. Trước tình hình đó, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chính sách thống trị, mặc dù bản chất trước sau vẫn là một. Trên mặt trận văn hoá, bọn chuyên gia văn học của chủ nghĩa thực dân như F. Schneider (người trông coi công tác báo chí xuất bản lâu năm ở Việt Nam, từng phụ trách tờ Đông Dương tạp chí) từng được mệnh danh là “nhà ấn loát có biệt tài ngoại hạng” nay cũng rút vào chỉ huy ở hậu trường hơn là xông ra sân khấu. Thực dân Pháp thi hành những biện pháp ít thô bạo hơn nhưng lại ranh ma quỷ quái hơn. Hãy nghe họ bàn kín với nhau từ trong lúc còn chiến tranh: “Phải tổ chức gấp một cuộc tuyên truyền có phương pháp nhằm thấm sâu vào tất cả mọi tầng lớp trong xã hội bản xứ. Mục tiêu ấy chỉ có thể đạt được bằng cách sáng lập ra các tờ báo quốc ngữ mà có lãnh đạo tốt và kiểm soát cẩn thận. Tuy nhiên người ta không thể nghĩ rằng Chính phủ sẽ đứng ra thành lập và trực tiếp quản lý vì lẽ một mặt thì một cái nhãn hiệu có “tính chất Nhà nước” quá sẽ làm cho dư luận nghi ngờ những tờ báo ấy, do đó người ta phải nhờ đến một tổ chức làm bình phong cho Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm, tổ chức ấy sẽ tha hồ hoạt động, không gặp khó khăn gì” (Báo cáo mật của Thống sứ Bắc kỳ lên Chính phủ Đông Dương về vấn đề báo chí 1916). Bản báo cáo mật trên đây cũng không quên nhấn mạnh lại mục đích của chúng: “Các phần văn chương, khoa học và giáo dục trong các tạp chí định kỳ sẽ là một chiếc xe phi thường chở tư tưởng nước Pháp vào xứ này hoà dịu thái độ cuồng tín quá khích, lái sự thức tỉnh của chủ nghĩa yêu nước trong lòng họ vào đường lối của chúng ta”. Rõ ràng là nếu sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, về chính trị cũng như về văn hoá thực dân Pháp cố sức thực hành chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề. Về thứ “đề huề” văn hoá đó, ngó ngoài như là có vẻ bình đẳng nhưng chính là “mập mờ đánh lận con đen”. Nguy hiểm nhất là cùng với đường lối văn hoá cốt lõi đó, thực dân Pháp cố tìm mọi cách điều tiết sự phát triển của nền văn hoá công khai đương thời. Chúng cho phép xây dựng cái này, cái khác, nói chuyện này, chuyên kia, miễn là không đụng chạm trực tiếp đến nền thống trị của chúng. Ý đồ của chúng là làm sao cho văn chương học thuật Việt Nam càng xa rời thực tế đấu tranh dân tộc, càng uỷ mị rên rỉ càng cổ hủ lỗi thời được bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Có thể dẫn ra đây một số câu nói của Toàn quyền Pas-ki-ê để làm chứng. Y nói: “Chúng ta phải duy trì ở xứ An Nam những bài thơ êm dịu, những đầm sen đang tàn tạ, những hình ảnh tế nhị Những thầy đồ vuốt bộ râu dài và những quan lại trong quần áo cổ kính và rực rỡ của họ” (Pierre Pasquier: L’Annam d’autrtefois, tr.337). Trong thực tế, các nhà trí thức, các nhà văn Việt Nam hoạt động công khai bấy giờ có chịu để cho đường lối văn hoá của thực dân chi phối hết mức hay không lại là một chuyện. Nhưng cũng có thực tế là, tình hình văn chương học thuật hợp pháp đương thời có nhiều mặt hạn chế do đường lối đó của chúng chi phối. Giáo sư Đặng Thái Mai nói rằng: “Văn chương nướcNam chưa bao giờ lắm nước mắt như hồi này” (2) là nói đúng tình hình của văn học công khai hồi đó. Ngô Đức Kế trở lại tiếp tục cuộc đấu tranh cho nền chánh học đã phải đương đầu với một tình hình như vậy. Ông sẽ làm được gì đây? Trước hết là ông công kích, ông phủ nhận nền học thuật công khai đương thời. Ông viết: “Mười mấy năm nay,nghe tiếng nền quốc văn đã quen tai, mà hỏi nền ấy ở đâu? Ai xây? Ai đắp? Xây đắp được thế nào rồi? Thế là một vấn đề khó giả lời lắm! Bất đắc dĩ phải chỉ mấy tờ báo, cùng mấy quyển truyện hoang đường, mấy tập thi văn tầm phơ nói là nền quốc văn đó. Ôi, cũng vẫn là quốc văn thật, quốc văn chỉ ở đầu miệng, đầu ngòi bút mấy người cựu học sống sót, cùng một đôi người thông ngữ Pháp và chữ Hán ngày xưa. Gọi là quốc văn cũng là bọn ấy, bốc cát bùn, nhặt rơm rác, sú với nước lã xoa trên mặt đất mà thôi, còn những lớp tân nhân vật, những bọn thiếu niên, đều là đám có thế lực thay mặt cho xã hội và tương lai thì chẳng biết quốc văn là gì, cũng không dùng quốc văn là gì ” (Nền quốc văn). Ngô Đức Kế cho rằng chưa có những con người thật chân chính đứng ra xây dựng. Cái gọi là “Nền quốc văn” đương thời chẳng qua là chuyện vẽ vời của một hạng người lỗi thời, như chuyện trẻ con nghịch ngợm mà thôi. Nói riêng về tình hình văn học, ông còn viết: “Ôi giời ôi! chỉ những bài ca, câu lý, tích láo, chuyện vơ, chẳng chuyện tài tử giai nhân, thì lại yêu ma thần quái, nào có ích gì cho tri thức học vấn, có gì bổ cho thế đạo nhân tâm, mà làm cho mẩn trí mê hồn, thương phong bại tục nữa” (Nền quốc văn). Ngô Đức Kế còn vạch rõ cái tệ nạn là một số đông người đương thời: “Lợi dụng báo quán” làm cái cơ quan để phát dương cái “chủ nghĩa ganh nhau danh vị hão huyền” của mình, mà những bài biện luận ngày nào cũng ném đầy chặt cái hòm thư của nhà báo; Nào là so tài học, sánh văn bằng, đọ giá trị, công nhiên hợp chợ cãi nhau trên tờ báo mà không biết trong thời gian này, cũng trong nước Việt Nam này còn có cái vấn đề gì nghiên cứu không? Không còn biết báo quán đặt ra có để làm gì nữa không? (Nền quốc văn). Tuy không nói thẳng ra, nhưng sự thật là trong ấn tượng sâu đậm của Ngô Đức Kế, hoàn cảnh nước ta bấy giờ là đang bị cái nạn “tà thuyết thịnh hành”, vì “vận nước suy đồi”: “Ruộng xét năm châu, trải xem lịch sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ đông đến tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường thịnh tất là khi ấy chính học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy tà thuyết lưu hành” (Luận về chánh học cùng tà thuyết ). Ông đau xót trước cái tai nạn “tà thuyết” lưu hành đó mà viết tiếp: “Gớm ghê thay! Cái tà thuyết làm say đắm lòng người không biết đâu mà nói. Một người xướng, muôn người hoạ, cho đến trăm người nghìn người hoạ, lần lần phong hành cả nước, lấy trái làm phải, lấy xấu làm đẹp, lấy thối làm thơm, mà thế đạo nhân tâm hiện ra một tấn xú kịch, nước không thành nước người không thành người” (Nền quốc văn). Phủ nhận thứ học thuật nhảm nhí đương thời, Ngô Đức Kế muốn có một nền “chánh học”. “Chánh học” theo ông là không làm say đắm lòng người mà trái lại phải làm cho “thế đạo nhân tâm phải tốt”, làm cho “vận nước cũng theo chánh học nổi lên”. Ông quan niệm: “Có học thuật mới thì mới có đạo đức mới, chính trị mới, nghề nghiệp mới, đồ đạc mới; có các cái mới ấy thì mới có nước nhà mới, thế giới mới” (Khảo về học thuyết của hai ông tổ văn minh đời nay). Ông còn nói rõ trách nhiệm của người cầm bút chân chính: “Sự biên tập là chức vụ của mình, phải theo cái giới hạn ngôn luận của mình, tuỳ cái trình độ xã hội mình, mà làm cho có bổ ích, chứ phải như người đi xem hát tuồng, hay thì vỗ tay reo cười, mà dở thì nhọn môi đứng dạy về ư?” (Nền quốc văn). Chính từ quan điểm chánh học và tà thuyết này mà Ngô Đức Kế đã thẳng tay ra đòn bút một cách dữ dội bằng luận văn “Luận về chánh học cùng tà thuyết” rất mực nổi tiếng đối với vị chủ bút Nam Phong - Phạm Quỳnh - trong việc đề caoTruyện Kiều mà sau này không ít người tán thành cụ Nghè Ngô, nhưng với thời gian xem ra lại có chiều hướng khác. Bởi không ai dám nghi ngờ động cơ chân chính của cụ Nghè Ngô nhưng về quan điểm học thuật thì quả ở cụ có điều chưa thoả đáng. Đây là hạn chế không riêng gì ở cụ Nghè Ngô mà còn là của trình độ nhận thức một thời ở một bộ phận người Việt Nam. Với ý thức trách nhiệm như trên, tự Ngô Đức Kế đã biên soạn, dịch thuật, góp phần xây dựng “chánh học” với những nội dung cụ thể sau đây: - Tuyên truyền, đề cao khoa học thực nghiệm và duy lý. Đây là sự tiếp tục quan điểm trước kia bị bỏ dở của chính ông và các đồng chí của ông thời Đông Kinh Nghĩa Thục, thời Duy tân. Trên Hữu Thanh tạp chí, ông viết các bài: Khảo về học thuyết của hai ông tổ văn minh đời nay (3) giới thiệu học thuyết của Bội Côn (Bacon) và Địch Tạp Nhi (Descartes), Khảo về học thuyết cùng truyện lược của ông tổ học thuyết thiên diễn Đạt Nhĩ Văn (4) (tức thuyết tiến hoá luận của Đác-uyn). Ngô Đức Kế nhận xét: “Bội Côn là người nước Anh sinh năm 1561, chết năm 1626, lúc ấy ở vào sau đời cổ học Phục hưng (Renaissance) học giới đã có cái phong trào biến đổi. Tuy vậy kẻ học giả hãy còn nói theo cái học thuyết của A Li Sĩ Đa Đức (Aristote) và Bách Lập Đồ (Platon) người Hy Lạp mà không tìm ra con đường mới xoay về thực tế. Người Anh uống cái suối nguồn ấy mấy trăm năm cho đến ngày nay cho nên học thuật nước Anh lấy thực nghiệm làm trước mà lý luận để sau. Ông Bội Côn tức là kẻ dẫn đường cho học giới nước Anh đó. Theo học thuyết Bacon “Muốn tìm được cái chân lý thì phải tựu một vật mà xem đi xét lại, thí nghiệm nhiều lần, làm một cái biển mà biên lấy cứ khảo nghiệm mà biên chép như thế đừng sót chỗ nào thì lâu lâu rồi cái lý phải lẽ chính phải hiển hiện ra ngay; Cứ khảo nghiệm như thế mãi, nhân cái này mà biết cái kia thì tất phải có một cái hiện tượng kia thường cặp kè nhau mà không rời ra được; đó là cái định lý. Vậy cho nên nếu không có hiện tượng Giáp thì hiện tượng Ất cũng không bởi đâu mà sinh được. Thí dụ không khí có lưu động, là cái nguyên nhân cho tiếng truyền nếu không khí không động thì tiếng không bởi đâu mà truyền Như thế tức là cái định lý của sự vật. Người ta nếu biết được cái định lý thì đâu đến nỗi bị năm quan (Năm giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác - NĐC chú) mình che tối đi mà xa vào chỗ mê kiến”; “Các công phu xem xét thực nghiệm như thế, không những nghiên cứu được cái hiện tượng ngoại vật mà thôi dù giảng cầu cái hiện tượng trong tâm linh người ta cũng chỉ như thế”. Ngô Đức Kế đã giới thiệu sự đóng góp khoa học của Bội Côn như trên nhưng ông cũng đã nhìn thấy mặt hạn chế trong học thuyết Bội Côn là có phần coi nhẹ vai trò của lý luận. Mà nhìn thấy hạn chế này, chính là Ngô Đức Kế đã dựa vào ý kiến của Đềcáctơ nói về Bội Côn. Về Đềcáctơ (Descartes), trước hết Ngô Đức Kế giới thiệu vai trò của ông trong lịch sử tư tưởng phương Tây. Trước đời ông Địch Tạp Nhi, cái thế lực tôn giáo còn mạnh, lòng người tín ngưỡng còn sâu. Và từ lúc cổ học phục hưng, các học giả giữ các ngôn luận của các tiên hiền nước Hy Lạp, coi như kim thoa ngọc luật, không dám bước ra ngoài cái phạm vi ấy. Đó là hai cái nguyên nhân buộc tư tưởng tự do loài người. Từ ông Địch Tạp Nhi ra đời, ông nói “phàm đi học phải biết hoài nghi(không lấy làm chắc phải lẽ) để mà phiên bác các thuyết cũ của kẻ trước, rồi mới phát cái ý kiến của mình ra: Trong sự ngờ mà cầu tự tin, thì cái tin mới là chắc thật. Câu luận ấy thật là mở sáng cho học giới ngàn năm biết bao nhiêu!”. Chủ nghĩa hoài nghi khoa học là của Đềcáctơ: “Phàm đương lúc một sự vật gì chiếu vào cái gương tri thức của chúng ta thì ta nên nghĩ rằng: Cái tri thức của mình cảm giác đó đã hẳn hợp với chân tướng sự thật ấy chưa? Cái mà mình cho rằng đúng đó chắc không có chút sai lầm ở trong ấy chưa? Học giả thường phải để lòng nghi ngờ như thế thì trong cái cục nghi ngờ ấy tự nhiên đã có hột giống phi nghi ở đó rồi. Vì người ta đã biết cái trí tuệ mình hay sinh mê nhầm, vậy thì khác mình, biết mình đó chính là một bài thuốc hay nhất để trị cái bệnh mê nhầm. Sao vậy? Mình đã biết lấy mà mình lại nghĩ lấy, thì bất kỳ sự gì, vật gì cũng không dám vội ra lời đoán xét, nhờ vậy mà khỏi sự lầm to. Xem đó thì biết đương lúc trí thức mình tiếp với sự vật ngoài thì trong tinh thần mình có một sự tự do, tức là phán đoán”; “Tóm xem cái học phong cận thế, thì khiến ta càng phục lời nói của ông Địch mà không phi nghị được. Hai trăm năm đây, những học giả ai nấy đều cứ sở kiến mà lập luận, xoay tay tương cánh không e né gì, nói có chỗ trái nhau thì công kích nhau, giống như là thù nghịch. Còn cái mục đích là cốt tranh cái chân lý, như vậy mà có chân lý xuất hiện ra đâu thì lại dắt nhau theo về chỗ khác nhau, trái nhau chính là để hợp nhau theo nhau, cái tư tưởng tự do, tức là cái chỗ chân lý phát hiện đó”. Về Đạt Nhĩ Văn (Đác-uyn), bài khảo luận của Ngô Đức Kế cũng là rất công phu. Ông giới thiệu địa vị lịch sử của học thuyết Đác-uyn: “Trước khi sách Đạt Nhĩ Văn (Luận văn của Đác-uyn xuất bản năm 1859) ra đời thì người đời đều nhận rằng loài giống là nhất định không thay đổi được, vật gì giống gì ban đầu cũng bởi thượng đế tạo ra, từ lúc tạo lập cho đến ngày nay chưa hề thay đổi bao giờ Còn như nói rằng loài động vật, thực vật hạ đẳng cứ theo thứ lớp thay đổi tiến hoá dần dần mãi cho đến lúc thành loài người thì cái thuyết quái lạ ấy không ai tưởng đến. Trước ông Đạt, tuy có một hai người học bác vật, có xét được cái hiện tượng biến thiên của muôn vật mà phát khởi cái mối manh ra , song các ông ấy chỉ lược biết cái dấu tích đổi dời tiến hoá mà không biết cái sở dĩ làm sao. Kịp đến sách Chủng nguyên (Nguồn gốc các loại) ra đời, rồi sau cái lẽ người cùng muôn vật hoá hoá sinh sinh mới rõ rệt ra trong thế giới”; “Đạt Nhĩ Văn nói cái nguyên nhân loài sinh vật đổi dời đều bởi cái lệ chung sinh tồn cạnh tranh ưu thắng liệt bại, nghĩa là muôn vật tranh sống, hơn được kém thua là sinh ra, song sự được thua ấy có cái bởi tự nhiên, có cái bởi người làm. Bởi tự nhiên thì gọi là tự nhiên đào thải, bởi người làm gọi là nhân sự đào thải, đào thải mãi mãi thì loài người mới tiến lên”. Ngô Đức Kế đã giới thiệu học thuyết Đác-uyn với một động cơ chính đáng, cấp thiết: “ Sở dĩ thảo cái bài này là muốn quốc dân biết cái căn do tư tưởng đổi dời về đời cận thế, lại cho biết rằng cái học thuật ấy không những chỉ coi là một khoa học bác vật mà thôi, cái lẽ hơn được kém thua tự nhiên đào thải ấy thực là thông hành cả nhất thiết nước nhà, giống họ, tôn giáo, học thuật, hết thảy, nhân sự, không kỳ việc nhỏ việc lớn, không việc gì không vào trong cái phạm vị thiên diễn, chẳng hơn thì kém, chẳng còn thì mất, phàm những loài huyết khí sinh trưởng giữa thế giới này, phải nên trông đó mà sợ hãi lo lắng làm sao cho thích hợp để cần sinh tồn ở ngày nay mới được”. Để tuyên truyền giới thiệu một số quan điểm mới về triết lý nhân sinh, Ngô Đức Kế đã phiên dịch các bài Luận tự do của một trí thức Trung Hoa, Luận chính trị đạo đức của một trí thức Nhật bản, Luận về đạo đức công cộng, Luận lý cũ cùng luân lý mới cũng của một trí thức Trung Hoa khác Mà qua đó chúng ta cũng dễ thấy rõ một sự đồng tình, một sự thống nhất quan điểm giữa người biên dịch và người trước tác. Bài Luận tự do khẳng định: “Tự do là cái lẽ công bằng trong thiên hạ, là cái đồ cần thiết của nước ta, không đâu mà không thích dụng được. Tuy vậy có tự do giả, có tự do thật, có tự do văn minh, có tự do dã man, muốn hưởng cái phúc tự do hoàn toàn thì trước phải biết cái chân tướng tự do thế nào?”. Bài luận văn phân biệt tự do cá nhân và tự do cả đoàn thể, và công kích thứ tự do cá nhân, “bởi nói tự do là tự do cả đoàn thể mà không phải tự do riêng cá nhân”, “học lỏm đôi chữ nửa câu để tự tiện ý riêng mà phá hoại đạo đức chung của đoàn thể, tự do như thế chẳng những làm câu lót miệng cho bọn chuyên chế mà thôi, và thực làm công địch với quốc dân nữa ”. Muốn tự do chân chính thì “đừng làm nô lệ cho thế tục”, “đừng làm nô lệ cho cảnh ngộ”, “đừng làm nô lệ cho tình dục”, “Người ta đem mình đứng giữa khoảng muôn vật cạnh tranh, phàm những cảnh ngộ xoay quanh mình, ngày cự địch với mình mà không lúc nào hở cho nên mình đánh với cảnh ngộ mà mình thắng thì đứng được, nếu không thắng mà bị cảnh ngộ ép đè thì mình tất phải bị tiêu vong Nếu người ta mà cứ luôn theo cái cảnh ngộ ép đè thì từ xưa đến nay, những bậc hào kiệt những đấng vĩ nhân gặp những cảnh cùng khổ nghèo nàn, chịu bao phen đắng cay hoạn nạn, đã ngã lòng đổi chí như lửa nguội gio tàn, còn đâu mà lập nên cái sự nghiệp lớn lao kinh thiên động địa nữa”, “Thiên hạ chưa có ai không có công phu tu dưỡng mà định được cuộc gian nan, thành được sự nghiệp lớn bao giờ, nên ngày ngày phô lên rằng tự do tự do mà kỳ thực bị ngũ tặc (sách Phật gọi ngũ quan (năm giác quan) là ngũ tặc - năm thứ giặc) sai khiến cứ phải bôn tẩu mệt nhọc để hầu hạ cung phụng cho tình dục mình, thế thì không khác gì thêm lương tiếp giáo cho giặc, tự do đâu mà tự do!”. Nói về vấn đề đạo đức, bài báo Luận về đạo đức công cộng, nêu lên hai thứ luân lý: cũ và mới. “Luân lý cũ chia làm vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bầu bạn; luân lý mới chia làm luân lý gia tộc, luân lý xã hội, luân lý nước nhà. Luân lý cũ trọng về việc gì? tức là một người riêng đối với một người riêng. Luân lý mới trọng về việc gì? tức là một người riêng đối với cả đoàn thể”. Bài báo đề cao đạo đức mới tức là đạo đức công cộng đó: “Người ta sinh trưởng ăn ở trong một bầy, yên nhiên mà được hưởng cái lợi trong bầy thì sẽ phải hết cái nghĩa đối với bầy, nếu không thế thì là con mọt trong bầy mà thôi. Kìa những kẻ giữ cái chủ nghĩa sửa mình ít lỗi thì cứ nói rằng mình tuy không làm ích lợi cho bầy cũng không làm hại cho bầy, mà không biết nghĩ rằng, không ích tức là có hại đó. Sao vậy? Bầy có ích cho mình mà mình không có ích cho bầy thế là mình vỡ nợ bầy mà không trả”; “Trong một nước một bầy mà nhiều những kẻ sửa mình ít lỗi gọi là thiện nhân kia, chỉ hưởng quyền lợi mà không lo hết nghĩa vụ, ai cũng coi cái món nợ ấy như không thế thì người tuy nhiều mà không làm lợi được cho bầy chỉ làm luỵ cho bầy, thế nào cho khỏi suy sút được”; “Cho nên làm con mà vỡ nợ cha mẹ thì gọi là bất hiếu, đó là cái nghĩa lớn về phần đức riêng, ai cũng đều biết. Còn bầy với người, nước nhà với dân, cái ơn cũng đồng với ơn cha mẹ. Vì rằng nếu không bầy không nước thì cái tính mạng, cái của cái mình gửi đâu? Cái trí tuệ, cái năng lực của mình phụ vào đâu? Cái thân không thể đứng một mình trong trời đất được một ngày, vậy cho nên cái nghĩa vụ trả ơn bầy! Trả ơn nước thì phàm có khí huyết ai cũng đồng nhau, nếu ai mà bỏ cái trách nhiệm ấy thì cũng đều là làm con sâu con mọt cho nước cho bầy ”; “Vậy cho [...]... lại cho cái học vị tiến sĩ đại khoá miễn là có nói một lời cảm tạ, nhưng dứt khoát không thèm, để rồi trong điều kiện ngặt nghèo của thời cuộc vẫn hăng say đấu tranh xây dựng cho đất nước một nền chánh học, đi đôi với việc chống lại cái tà thuyết - Một bậc đại nho đại khoa chính hiệu Ngô Đức Kế nhưng đã không chịu ngủ yên trong khuôn khổ của nền cựu học thuộc phạm trù văn hoá trung đại mang tính chất... thấy: - Một nhà chí sĩ Ngô Đức Kế sẵn sàng vứt bỏ danh lợi cá nhân để trọn đời đấu tranh vì lợi ích của Tổ quốc Việt Nam Trước là trong tư cách một chiến sĩ hăng hái duy tân, kế đến là một tù nhân cách mạng với án chung thân nơi ngục tù Côn Đảo mà “giữa biển trần gió bụi vẫn thung dung”, “ngoài cửa ngục lầm than mà khẳng khái” Còn nay, sau 13 năm, ra tù, kẻ thù mua chuộc, sẵn sàng trả lại cho cái học vị... nâng cao nhất định Còn so với tình hình học thuật công khai đương thời thì cũng thấy có mặt nổi trội đáng khâm phục - Một nhà chánh học Ngô Đức Kế trong khi vươn mình đón nhận văn hoá hiện đại thế giới đã tỏ ra đứng vững trên lập trường dân tộc hoàn toàn chân chính để có được một màng lọc khá hiệu nghiệm, khá chuẩn xác Bởi đây không chỉ là sản phẩm tư tưởng học thuật của giai cấp tư sản phương Tây... không quý nữa, cho nên người anh hùng chỉ có cái hy vọng thành công mà thôi, chứ bảo rằng người anh hùng có cái lòng tính trước được thành công thế thì gặp khi thời thế không thuận, việc làm không chắc thành công, đành ngồi khoanh tay không làm hay sao? Vậy biết rằng cái lòng người anh hùng chỉ là mong cho thành công mà không sợ thất bại mà thôi” Từ những quan niệm anh hùng như trên, Ngô Đức Kế đã biên...nên cái đức chung là cái nguồn cơn mọi đức, cái điều có ích cho bầy thì là điều thiện, cái điều gì có hại cho bầy thì là điều ác, cái lẽ ấy dù ở cõi đời nào cũng không khác được” Ngô Đức Kế cũng quan tâm nhiều đến vấn đề lý tưởng anh hùng Trong cuốn Đông Tây vĩ nhân, giới thiệu các bậc vĩ nhân Đông Tây, ông đã xen vào nhiều lời thuyết giải về quan niệm anh hùng... giải về quan niệm anh hùng của mình: “Chỉ vì biết hy sinh cái hạnh phúc riêng một người để lo cái hạnh phúc chung một nước, cho nên Nột Nhĩ Tốn (Nelson) mới là anh hùng” Ông phân biệt hai loại anh hùng: “Anh hùng nước chuyên chế là anh hùng bắt dân chúng làm tôi mình, mà anh hùng nước cộng hoà là anh hùng làm tôi cho dân chúng” và khuyên: “Chúng ta sinh đời nay mà muốn làm anh hùng thì càng nên làm anh... nước, cái chết trong đấu tranh thành cái chết anh hùng: “Chết vì nước, là một cái chết vẻ vang trong đời, chết ở trong vòng súng đạn là cái chết rất mạnh bạo trong đời Chết như thế là chết được vinh lắm rồi, có đáng thương hại đâu” Ông nói đến sự thành bại của người anh hùng: “Xưa nay những người anh hùng cũng không có lẽ nào tính trước được cuộc thành bại Nếu tính trước được cuộc thành bại thì anh... thực nghiệm của Bội Côn (Bacon), chủ nghĩa hoàn nghi khoa học và tư tưởng đề cao tư duy cá thể (Je pense donc je suis: tôi tư duy ấy là tôi tồn tại) của Tạp Dịch Nhi (Descartes), kể cả học thuyết tiến hoá luận của Đạt Nhĩ Văn (Darwin) mà sau này, một số người Mác xít Việt Nam phủ nhận hoặc thờ ơ nhưng chính là những chân lý, những tư tưởng, những học thuyết có giá trị vĩnh cửu Cũng vậy, những vĩ nhân... Từ, Nguyễn Công Trứ Theo tác giả thì giá trị các nhân vật trên đây “có khác nhau: Có bậc nhân vật nhất thời, có bậc nhân vật lâu dài, có bậc nhân vật một nước, có bậc nhân vật cả thế giới” và “sách này biên tập phần nhiều là bậc nhân vật lâu dài, nhân vật cả thế giới, cùng những nhân vật có quan hệ văn hoá loài người”(5) Từ những gì được trình bày trên đây, dù còn giản lược nhưng là cơ bản đủ cho chúng... như trên, Ngô Đức Kế đã biên soạn cuốn Đông Tây vĩ nhân Nguyên tên lúc đầu định là “Thiếu niên tùng thư”, tác giả có phần mô phỏng kiểu sách liệt truyện vĩ nhân như: “Thiếu niên độc bản” gồm 50 quyển và “Thế giới lịch sử đàm” gồm 36 quyển của người Nhật Bản trong khi soạn sách này Những nhân vật lịch sử được giới thiệu ở đây là Lâm Khẳng (Lincoln), Hoa Thịnh Đốn (Washington), Ca Luân Bố (K Colonbo), . Ngô Đức Kế và công cuộc đấu tranh cho một nền chánh học Kỷ niệm 130 năm ngày sinh chí sĩ Ngô Đức Kế (1878-2008) Là một người yêu nước nhưng đồng thời cũng là một trí thức, cho. của nền thực học sẽ gồm các môn “Thiên văn học, địa lý học, khí học, quang học, trọng học, hội học, khoáng học, thực vật học, pháp học, vũ học, y học, toán học . Trong phương hướng xây dựng nền. và cũng có phần dễ làm hơn ít nhiều, mặc dù chính trị và học thuật, nếu đúng với thực chất của nó cũng gắn chặt với nhau như là một. Ngô Đức Kế tiếp tục cuộc đấu tranh cho một nền chánh học

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w