1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

USA economy in brief

44 486 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

tóm tắt về nền kinh tế Mỹ

- 1 - Tóm tắt về NỀN KINH TẾ MỸ - 2 - - 3 - Cảng Baltimo, giống như các hải cảng chính khác tại bờ Đông, bờ Tây và bờ Vịnh, đã chứng tỏ vai trò ngày càng lớn của thương mại đối với nền kinh tế Mỹ. (© AP Images/Roberto Borea) - 4 - Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đế n 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS) đã nêu rõ “Các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của M ỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”. Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắ c và Ap- ganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản. Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, l ạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng đ ộng khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài. Nhưng dù sao đi nữa, khi đề cập đến nền kinh tế Mỹ là chúng ta muốn nói đến những nội dung gì? - 5 - Hàng hóa và dịch vụ 6 Một nền kinh tế dịch vụ 8 “Sự hủy diệt sáng tạo” 12 Các công ty lớn và nhỏ 14 Người lao động và sản lượng 17 Vai trò của chính phủ 20 Chính sách kinh tế vĩ mô 23 Giai đoạn biến đổi 26 Rắc rối ở phía trước và rắc rối ở phía sau 28 Còn vấn đề năng lượng 31 Đầu tư nước ngoài 34 Tương lai phía trước 37 Danh mục thuậ t ngữ 38 MỤC LỤC Tài liệu này có trên Internet tại địa chỉ: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_economyinbrief.html (tiếng Việt) http://usinfo.state.gov/products/pubs/economy-in-brief/index.html (tiếng Anh) TÓM TẮT VỀ NỀN KINH TẾ MỸ Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 7/2007 - 6 - HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Nền kinh tế quốc gia bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ. Người lao động sử dụng các nguồn vốn và nguồn lực tự nhiên để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Các nguồn tài nguyên là những nguồn lực được thiên nhiên cung cấp: không khí, nước, cây cối, than đá và đất đai. Các nguồn vốn bao g ồm vốn hữu hình: công cụ, máy móc, công nghệ (thấp và cao). Nó còn bao gồm các tài sản trí tuệ như bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu; và bao gồm cả các nguồn vốn con người như trình độ đào tạo, kỹ năng và kinh nghiệm. Phần lớn các nguồn tài nguyên ở Hoa Kỳ đều nằm trên các vùng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân, do các cá nhân hoặc các tập đoàn hoặc do chính phủ cho thuê ở cấ p bang hoặc cấp quốc gia. Chính quyền các bang đặt ra các quy tắc sử dụng nguồn lực tự nhiên, ví dụ như các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Nước Mỹ cũng rất giàu tài nguyên khoáng sản mặc dù thiếu một số nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ sản xuất – ví dụ như dầu mỏ. Nước Mỹ có nhiều đất trồng màu mỡ và khí hậu ôn hòa, có các đường bở biển dài trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và trên V ịnh Mêhicô. Các con sông chảy qua khắp GDP năm 2006 tính theo PPP (ngang bằng sức mua) và OER (tỷ giá hối đoái chính thức) (nghìn tỷ đô-la Mỹ) Theo các cách tính toán khác nhau, GDP của Hoa Kỳ chiếm từ 20 đến 30% GDP thế giới. Ngang bằng sức mua là tỷ lệ chuyển đổi sang một đồng tiền phổ thông có giá trị cân bằng hóa sức mua của các đồng tiền khác 15 12 9 6 3 0 Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Anh Braxin Nga Ấn Độ Tr.Quốc Hàn Quốc - 7 - đất nước và Ngũ Hồ tại vùng biên giới Canada đã tạo ra cho nước Mỹ một mạng lưới giao thông đường thủy rất phong phú. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường cao tốc và cảng hàng không dày đặc đã nối 50 bang riêng lẻ thành một chỉnh thể kinh tế thống nhất. Cá nhân và các tập đoàn sở hữu phần lớn công nghệ và các nguồn vốn hữu hình khác của n ước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đặc biệt giàu có về công nghệ thông tin, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ trong hoạt động sản xuất vào thập kỷ qua. Chính quyền các bang đặt ra các quy định để mua bán và sử dụng những nguồn vốn đó. Các cá nhân, tập đoàn, trường đại học và các thể chế nghiên cứu khác sở hữu các tài sản trí tuệ. Trên khắp thế giới, trị giá tổng tài s ản trí tuệ của nước Mỹ, bao gồm bản quyền phim, đĩa nhạc, phần mềm và sơ đồ sáng chế được ước tính vào khoảng nhiều tỷ đô-la. Kể từ khi nước Mỹ xóa bỏ chế độ nô lệ sau cuộc Nội Chiến năm 1863, tất cả người lao động Mỹ đều được sở hữu sức lao động của họ và được quyền tự do bán sức lao động của họ cho các chủ lao động để được trả lương hoặc tự mình làm việc - những người tự trả lương. Chính phủ các bang cũng đưa ra các quy định pháp luật để thuê và sử dụng người lao động. Để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, các nhà quản lý phải tổ chức và sử dụng sức lao động, vốn và các nguồn tài nguyên theo các dấu hiệu của thị trường. Theo c ấu trúc kinh doanh truyền thống, nhà quản lý làm việc thông qua một bộ máy mệnh lệnh từ trên xuống. Ví dụ như, trong một nhà máy, mệnh lệnh được truyền từ giám đốc điều hành - người có chức năng vận hành một cách có hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh – thông qua cấp quản lý thấp hơn để xuống người quản lý của mỗi phân xưởng hoặc mỗi ngành hàng. Một số doanh nhân sử d ụng hình thức tổ chức linh hoạt hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao, nơi mà kỹ năng của người lao động và người tiêu dùng phát triển và thay đổi rất nhanh. Các công ty này đã “làm phẳng” cấu trúc tổ chức của họ, giảm số lượng người quản lý và cho phép có mức độ tự chủ cao hơn trong các nhóm làm việc có tính kỷ luật cao. Thường các nhóm này chịu trách nhiệm về các dự án và được giải thể khi các dự án đã hoàn thành, khi đó, thành viên trong nhóm sẽ được thuyên chuyển đến làm việc tại các nhóm khác với những công việc mới. Vậy thì hiện nay, nền kinh tế Mỹ đang sản xuất ra cái gì? - 8 - MỘT NỀN KINH TẾ DỊCH VỤ Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ ch ỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống. Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị - chiếm 12,1%; xây dựng - chiếm 4,9%; khai thác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác - chiếm 1,9%; nông nghiệp chiếm ít hơn 1%. Liên bang, bang và chính quyền địa phương chiếm phần còn lại – 12,4% GDP. Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch v ụ tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế. Những khu vực kinh tế có tỷ lệ đóng góp trong GDP giảm đi là nông nghiệp, khai thác mỏ, một vài ngành chế tạo khác như ngành dệt. Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định rằng: “Vì có giá trị thấp, hàng hóa dự a trên chế tạo đang dần biến mất khỏi nước Mỹ, và được chuyển sang các nước đang phát triển nơi có thể thực hiện chế tạo hàng hóa với chi phí thấp”. Những đồi ngô ở Kansas nhắc nhở người ta rằng dù nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ (© AP Images/Sandra Milburn/The Hutchinson News) - 9 - Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô-la trong năm 2005, nhiều gấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản. Giá trị sản lượng nông nghiệp của Mỹ cũng chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù hiện nay, nông nghi ệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình. Vào năm 2002, giá trị thị trường của sản lượng nông nghiệp Mỹ đã đạt hơn 200 tỷ đô-la, bao gồm 45 tỷ đô-la từ thịt gia súc và da bò; gần 40 tỷ đô-la từ các loại hạt như ngô, lúa mì và các loại hạt dầu như đậ u nành; gần 24 tỷ đô-la từ gia cầm và trứng; 20 tỷ đô-la từ sữa và các sản phẩm bơ sữa và 12 tỷ đô-la từ cừu và lợn. Mặc dù trên khắp nước Mỹ có hơn 2 triệu trang trại nhưng chỉ có rất ít tập đoàn trang trại lớn thống trị thị trường – 1,6% các trang trại trong năm 2002 nhưng chiếm một nửa tổng giá trị sản ph ẩm. Mặc dù Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản. Dự báo vào năm 2007, các trang trại Mỹ xuất khẩu 78 tỷ đô-la, trong đó, phần lớn nhất được xuất sang các nước Châu Á, mặc dù Can- ada và Mêhicô là hai thị trường có đóng góp lớn nhất trong sự tăng trưởng mới đây của xuất khẩu nông sản. Khoảng ¼ sản lượng đầu ra của các nông tr ại Mỹ được xuất khẩu. Chính phủ 12,4% Nông lâm ngư nghiệp 0,9% Khai thác mỏ 1,9% Xây dựng 4,9% Chế tạo 12,1% Dịch vụ 67,8% Các ngành dịch vụ ngân hàng, bán lẻ, giao thông vận tải và chăm sóc y tế chiếm 2/3 giá trị GDP của Hoa Kỳ Đóng góp của các ngành công nghiệp trong GDP năm 2006 (phần trăm): - 10 - Hoa Kỳ cũng duy trì được trạng thái thặng dư trong thương mại dịch vụ - thặng dư 79,7 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Loại hình dịch vụ xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là hoạt động du lịch của khách du lịch nước ngoài đến Mỹ, đạt 85,8 tỷ đô-la trong năm nay. Ngược lại, Mỹ là quốc gia có thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và m ức độ thâm hụt này đang có xu hướng tăng lên. Trong khi xuất khẩu hơn 1 nghìn tỷ đô-la hàng hóa trong năm 2006, Mỹ đã nhập khẩu hơn 1,8 nghìn tỷ cũng trong năm đó. Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô – 211,9 tỷ đô-la, và dầu thô – 225,2 tỷ đô-la. Những nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Canada, Trung Quốc, Mêhicô, Nhật Bản và Đức. Các mặ t hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô, xe bán tải và máy bay dân sự. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là Canada, Mêhicô, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, mặc dù hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đã tăng 33% song nhập khẩu hàng hóa còn tăng với tốc độ nhanh hơn – 52%. Thâm hụt thương mại hàng hóa đã tăng gầ n gấp đôi trong những năm này. Thâm hụt thương mại 758,5 tỷ đô-la chiếm 5,7% GDP năm 2006 - một mức độ được nhiều nhà kinh tế coi là không bền vững vì nó dựa trên các dòng đầu tư nước ngoài đang tiếp tục đổ vào nước Mỹ. Nhưng điều gì làm cho nền kinh tế Mỹ năng động đến như vậy? Xuất nhập khẩu của Mỹ (phần trăm) Xuất khẩu $1,4 nghìn tỷ Mỹ có thặng dư trong thương mại dịch vụ nhưng có thâm hụt lớn trong thương mại hàng hóa. Nhập khẩu $2,2 nghìn tỷ [...]... nảy sinh trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong lịch sử nước Mỹ - Cuộc Đại Suy thoái năm 1929-1940 Tổng thống Franklin D Roosevelt đã ban hành Chính sách kinh tế xã hội mới để giải nguy cho nền kinh tế Nhiều bộ luật và thể chế điều tiết nền kinh tế Mỹ hiện đại đã kế thừa Chính sách Kinh tế xã hội mới của Roosevelt, ví dụ như mở rộng quyền lực liên bang trong hoạt động điều tiết và quản lý kinh... động vĩnh viễn Trong năm 2005, hơn 39.000 công ty thông báo phá sản Tại Mỹ, ngay cả các công ty lớn có danh tiếng cũng có thể thất bại Trans World Airlines, United Air Lines, Delta Air Lines, Northwest Airlines, US Airways, Continental Airlines, Eastern Airlines, và Pan Am chỉ là một số đường bay thương mại lớn đã bị phá sản từ khi bãi bỏ quy định du lịch hàng không vào năm 1979 dẫn đến một sức ép cạnh... của chính phủ trong nền kinh tế Mỹ là gì? - 19 - VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít ỏi và quá chậm chạp Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn được tự do vì có quá nhiều hành vi điều tiết của chính phủ Những ý kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ với tiêu điểm... lợi ích kinh tế thông qua cắt giảm thuế Số khác thì ủng hộ quan điểm tổn hại kinh tế do vay mượn chính phủ Điều gì xảy ra khi kinh tế Mỹ tăng trưởng ? - 23 - MỘT CON SỐ CỦA CÁC CON SỐ ĐỂ XEM XÉT Dù gì đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế: Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong... đoán xem nền kinh tế Mỹ sẽ đương đầu với những thay đổi này như thế nào – ngay cả khi nó đã được định nghĩa và đánh giá ra sao Công ty đấu giá trực tuyến eBay Inc., có trụ sở ở California, là một trong các công ty tiên phong về thương mại điện tử (© AP Images/Paul Sakuma) Đâu là những thách thức mà kinh tế Mỹ đang phải đương đầu? - 27 - RẮC RỐI Ở PHÍA TRƯỚC VÀ RẮC RỐI Ở PHÍA SAU Nền kinh tế Mỹ không... trong nền kinh tế” Tuy nhiên, cũng giống như sức mạnh kinh tế của nước Mỹ, các khó khăn kinh tế này cũng sẽ được giải quyết theo thời gian Ví dụ như vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập Nước Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác) - khoảng 43.500 đô-la trong năm 2006, đứng sau Bermuda, Luxembourg, Jersey, Guinea Xích... nhân gây ra những khó khăn về mặt kinh tế cho hàng chục triệu người Mỹ”, theo báo cáo từ Hội đồng Lãnh đạo An ninh Năng lượng Các nguồn năng lượng tái tạo giống như hệ thống quạt gió ở Colorado's Rocky Mountains tạo ra gần 6% nguồn cung năng lượng cho nước Mỹ (© AP Images/Ed Andrieski) - 31 - 4000 Tiêu thụ điện vào năm 2006 (tỷ kw/giờ) 3500 Phản ánh quy mô của nền kinh tế, hai quốc gia tiêu thụ điện... quyền địa phương vẫn đang tìm mọi cách để đảm bảo an toàn năng lượng cho nền kinh tế Đầu tư nước ngoài có đặt ra thách thức đối với nền kinh tế Mỹ hay không? Những nhà máy lọc dầu như thế này ở Texas cung cấp 20,6 triệu thùng dầu để nền kinh tế Mỹ tiêu thụ mỗi ngày (© P Images/David J Phillip) - 33 - ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước... Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp của nước Mỹ đã tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động (Hơn một nửa các... sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm và chỉ còn 1,6% trong năm 2006 Một nền kinh tế năng động dẫn đến việc ai cũng có quyền tự do thất bại Tại nước Mỹ, thất bại trong kinh doanh không dẫn tới vết nhơ xã hội như tại một vài quốc gia khác trên thế giới Trên thực tế, thất bại đôi khi còn được coi là - 12 - một bài học kinh nghiệm quý giá đối với chủ công ty - người có thể gặt hái được những thành công . trên Internet tại địa chỉ: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_economyinbrief.html (tiếng Việt) http://usinfo.state.gov/products/pubs /economy- in- brief/ index.html. bại. Trans World Airlines, United Air Lines, Delta Air Lines, Northwest Airlines, US Airways, Continental Airlines, Eastern Airlines, và Pan Am chỉ là

Ngày đăng: 15/03/2013, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w