1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải cách kinh tế Nhật và mối quan hệ Việt - Nhật - p2 ppt

10 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 124,73 KB

Nội dung

11 nhân. Một số nhỏ các công nhân được thuyên chuyển tới các xí nghiệp vừa và nhỏ với những công việc mang tính chất tạm thời. + Tiến hành thu hẹp và giảm đầu tư vào nhiều khâu sản xuất cần nhiều lao động, không còn cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đồng thời chuyển chúng sang các nước Đông á. Đó là các nghành sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp đồ điện, điện tử, dệt… Hướng thích ứng này đã dẫn tới nguy cơ của sự “trống rỗng” nền công nghiệp trong nước mà các sách báo đã đề cập đến rất nhiều. Theo các số liệu thống kê của 14 nghành công nghiệp, tỷ lệ đầu tư ra nước ngoài trong những năm giữa thập kỷ 90 bình quân đều đạt trên 27%, vượt xa mức 1,8% vào năm 1986. Trong đó công nghiệp chế tạo tăng mạnh nhất. Ví dụ, đằu tư ra nước ngoài trong ngành chế tạo ô tô đã tăng từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 1995 (Tạp chí “Kinh tế hệ” số tháng 7/1996). Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài (chỉ mối quan hệ giữatổng ngạch tiêu thụ của các xí nghiệp ở nước ngoài thuộc ngành chế tạo với tổng ngạch tiêu thụ của ngành chế tạo trong nước) đã tăng từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993, trong đó nghành sản xuất máy điện tăng lên 12,6%, máy móc vận tải tăng lên 17,3% (Sách trắng đầu tư, Hội Chấn hưng mậu dịch Nhật Bản năm 1995). + Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, bán thành phẩm, và linh kiện, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất từ những cơ sở chế tạo của Nhật Bản ở nước ngoài và nâng cao hơn nữa giá cả hàng xuất khẩu để bù lại những thiệt hại do sư tăng giá của đồng Yên gây ra. Ví dụ trong năm 1995, nhiều công ty xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng giá hàng xuất khẩu từ 10 – 15%. Điều này đã khiến cho hàng nhập khẩu dễ có điều kiện thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 12 Bản trong khi đó hàng xuất khẩu từ Nhật Bản lại khó được chấp nhận hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Nhật Bản trong name 1995 chỉ tăng có 2,6%so với 5,1% vào năm 1994, trong khi đó, nhập khẩu tăng tới 9,2% so với 8,4% vào năm 1994. Do xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, cán cân mậu dịch thặng dư của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Song điều đáng nói là trong khi thặng dư mậu dịch với Mỹ và EU giảm đi thì thặng dư mậu dịch của Nhật Bản với Châu á vẫn tiếp tục tăng nhanh, chứng tỏ Châu á ngày càng trở thành một thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản. Ví dụ, xuất khẩu của Nhật Bản sang Châu á trong 6 tháng đầu năm 1995 đã lên tới 99,8 tỷ đôla, cao hơn cả xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ và EU cộng lại (97,3 tỷ đôla). (Trịnh Ngọc - Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong sự trì trệ. Nghiên cứu Nhật Bản, số 1(5), 3/1996). + Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Đồng thời tến hành đào tạo lại lao động, hợp nhất các cơ sở sản xuất không có hiệu quả, hoặc bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài… Thứ ba, trong lĩnh vực tài chính, “Bing Bang” được coi là một trong những cuộc cải cách có vị trí quan trọng hàng đầu. Đây là một cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc, và triệt để với mục tiêu cơ bản là: làm cho thi trường tài chính Nhật Bản năng động hơn, linh hoạt hơn, tự do hơn, minh bạch, chuẩn mực hơn và có thể sánh vai với những trung tâm tài chính lớn như New York và Luân Đôn. Những nội dung chủ yếu của cuộc cải cách này là: + Mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và những người đi vay. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 13 + Cải tiến chất lượng phục vụ của các trung gian tài chính và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. + Phát triển một thị trường đem lại nhiều lợi ích hơn. + Thiết lập những khung khổ pháp lý và những quy định đáng tin cậy cho sự giao dịch bình đẳng, minh bạch. Trên cơ sở những hướng cải cách cơ bản nói trên, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành và thực hiện hàng loạt các chính sách và biện pháp cải cách cụ thể đối với từng lĩnh vực của hệ thống tài chính. Trong đó, đặc biệt là các chính sách cơ cấu lại Bộ Tài Chính, chính sách tăng cường vai trò của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, chính sách cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, chính sách nới lỏng các quy chế tạo điều kiện cho sự phát triển của các thị trường vốn độc lập và sự thâm nhập vào các công việc kinh doanh lẫn nhau của các cơ quan tài chính nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng, các chính sách về lãi suất tín dụng, tỷ giá đồng Yên, và thị trường chứng khoán, các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo hiểm…(Hệ thống tài chính Nhật Bản: những đặc trưng cơ bản và cuộc cải cách hiện nay; chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003). Chi tiết quá trình thực hiện cải cách tài chính “Bing Bang” của Nhật Bản được chỉ rõ trong bảng sau: Tiến trình thực hiện “Big Bang” của Nhật Bản Các khoản mục 1997 1998 1999 2000 2001 1. Mở rộng sự lựa chọn cho các nhà đầu tư và các tổ chức tăng nguồn vốn - Tự do hoá giao dịch vốn và kinh doanh noại hối trong nước cũng như ngoài nước Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 14 - Thực hiện tài khoản chứng khoán chung - Tự do hoá hoàn toàn các loại chứng khoán - Giới thiệu việc bán uỷ thác đầu tư không cần qua quầy của ngân hàng và các tổ chức khác - Tăng khả năng thanh toán của ABS và các khoản nợ khác - Mở rộng định nghĩa về chứng khoán - Cải cách chế độ lương hưu 2. Cải tiến chất lượng các loại dịch vụ và đẩy mạnh cạnh tranh - Khai thác sử dụng các công ty cổ phần - Xoá bỏ những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ở các chi nhánh của các tổ chức tài chính - Chuyển từ chế độ cấp giấy phép sang chế độ dăng ký đối với các công ty chứng khoán - Tự do hoá mức hoa ang của người môi giới - Cho phép các ngân hàng phát hành thẳng trái phiếu và cổ phiếu 3. Sử dụng thị trường thân thiện, nhiều hơn - Cải tiến mua bán ngoại tệ và xoá bỏ mức ấn dịnh cho các loại chứng khoán có trong danh sách - Tăng cường chức năng của thị trường đăng ký qua máy - Xoá bỏ thuế giao dịch chứng khoán và thuế ở thị trường hối đoái - Xoá bỏ một phần thuế của những người có JGBs 4. Cải tiến khung pháp lý cho việc trao đổi bình đẳng và minh bạch - Thực hiện ngay các biện pháp hành động đúng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 15 - Tăng cường chế độ công khai tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp - Cải cách các tiêu chuẩn về kế toán: đánh gia kế toán thị trường bằng điểm Chương ii: một số thành công bước đầu của cải cách kinh tế ở nhật bản Có thể thấy tư sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông á Nhật Bản đã có những cố gắng xúc tiến mạnh hơn chương trình cải cách nền kinh tế của mình. Trên thực tế cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ rõ những điểm hạn chế trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong hệ thống Tài chính Ngân hàng buộc Nhật Bản phải có sự cải cách toàn diện. Nhìn lại các cuộc cải cách trong những năm gần đây ta thấy Nhật Bản không chỉ chú trọng vào phương diện tạo cầu, kích cầu mà còn chú ý cả khía cạnh cung của nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sởphát triển mạnh các ngành kinh tế kỹ thuật cao. Trên phương diện cầu, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình kích thích kinh tế hàng năm nhằm mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó là những cố gắng tập trung giải quyết các khoản nợ khó đòi, nhằm tạo sự lành mạnh trong hệ thống ngân hàng, kích thích các hoạt động đầu tư tư nhân. Trong các chương trình cải cách của Thủ tướng Nhật Bản trước ông Koizumi lại chú trọng kích thích đầu tư tư nhân, hạn chế, giảm tài trợ đầu tư công cộng nhằm tiến tới cân bằng ngân sách. Chẳng hạn theo dự toán ngân sách năm tài chính 2002, công trái được phát hành không qua 30 nghìn tỷ Yên,giảm 10% ODA và giảm đầu tư công cộng 10%. Để kích thích mạnh hơn đầu tư tư nhân chính phủ đã tập trung vào giải quyết nợ khó đòi thông qua một số giải pháp mạnh có tính khả thi như bán lại nợ, cho doanh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 16 nghiệp chịu nợ phá sản, ngân hàng tự huỷ bỏ một phần nợ. Cùng với đó thực hiện giảm thuế để kích thích người dân tăng chi tiêu và đầu tư phát triển kinh tế. Trên phương diện cung nhà nước chú ý đẩy mạnh cải cách cơ cấu và thể chế kinh tế nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Các chính sách Nhà nước tập trung chú trọng phát triển các nghành công nghệ cao đại diện cho nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Xúc tiến chương trình phát triển tổng thể vùng kinh tế nhằm gắn kết các khu vực trong nền kinh tế theo 4 trục chính: Đông – Bắc, ven biển Nhật Bản, ven Thái Bình Dương và trục phía tây Nhật Bản, qua đó phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong hoạt động kinh doanhhợp tac quốc tế. Nhật Bản cũng đẩy mạnh tiến trình tự do hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh gia tăng các hoạt động hợp tác với ASEAN, Nhật Bản cũng từng bước mở cửa thị trường nội địa và tự do hoá các hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều hơn dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường Nhật Bản. Điều đáng chú ý trong các cuộc cải cáchgần đây là chú trọng phát triển kinh tế theo hướng gia tăng nội nhu, láy nội nhu làm động lực phát triển. I. một số thành công bước đầu của cải cách kinh tế Nhật Bản Nhìn một cách tổng thể, cải cách kinh tế ở Nhật Bản đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Các cuộc cải cách này đa và đang dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Nhật Bản, làm cho khu vực tài chính Nhật Bản đã trở lên có sức cạnh tranh mạnh hơn và, sự thâm nhập của nước ngoài vào nền kinh tế Nhật Bản cũng trở nên ít khó khăn hơn. Các cuộc cải cách này cũng đã dẫn tới sự cơ cấu lại các công ty và sự phát triển mạnh của các thị trường vốn độc lập. Hơn 10 năm trước dây, người Nhật Bản không thể nghĩ rằng sự xuất hiện của thị Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 17 trường vốn sẽ là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế Nhật Bản và làm thay đổi phong cách quản lý truyền thống trong các công ty của Nhật Bản. Sự ra đời của một ban giám đốc độc lập và quyền lợi của các cổ đông là những vấn đề đáng chu ý hiện nay ở các công ty Nhật Bản. Chế độ làm việc suốt đời và trả lương theo thâm niên cũng đã trở nên không còn thích hợp nữa. Nếu như trong những năm 1980, người ta không thể tuyển mộ sinh viên giỏi từ một trường đại học có tiếng ở Nhật Bản vào làm việc cho một công ty mà không phải là lớn hoặc không phải Bộ tài chính; và người Nhật Bản cũng không thích thú vào làm việc trong các công ty nước ngoài, thì trong những năm gần đây, tình hình đã hoàn toàn khác. Những sự thay đổi này, một phần chính là kết quả của những cuộc cải cách kinh tế trong những năm 1990, đặc biệt là cuộc cải cách hệ thống tài chính trong những năm gần đây của Nhật Bản. 1. Những tiến bộ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành khá nhiều giải pháp kích thích cả gói với quy mô lớn cùng với các luật cải cách tài chính và tỷ lệ lãi suất thấp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Những giải pháp này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Các nhà lãnh đạo kinh doanh của khu vực tư nhân đã phần nào lấy lại được lòng tin trong việc đưa khu vực tư nhân thành khu vực đi đầu trong việc đem lại sự phục hồi kinh tế cho Nhật Bản. Dưới tác động của các chính sách cải cách, các tập đoàn công ty của Nhật Bản đã và đang tiến hành việc cơ cấu lại theo hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Có 4 tín hiệu chứng tỏ các tập đoàn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 18 công ty Nhật Bản đang tự chuyển đổi theo hướng một cơ cấu có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Thứ nhất là có sự thay đổi trong khâu quản lý theo hướng tăng cường vai trò của những người nắm cổ phần. Theo hướng này, các tập đoàn công ty Nhật Bản được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông, và do đó các hoạt động kinh doanh sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Thứ hai là việc thực hiện hệ thống tính toán thống nhất. Hệ thống này đã có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường sự minh bạch cũng như buộc các công ty phải tập trung vào những khả năng cốt lõi của họ. Thứ ba là các công ty đang xúc tiến việc nâng cao chất lượng lãnh đạo bằng cách đưa vào các giám đốc từ bên ngoài. Bằng cách này các nhà quản lý có thể nghe được nhiều ý kiến khác nhau và không thiên vị về chiến lược công ty của họ, cho phép họ thực hiện những thay đổi làm tăng khả năng cạnh tranh hơn. Việc làm này cũng góp phần tăng cường vai trò của lãnh đạo vì nó tách chức năng kiểm tra khỏi chức năng hoạt động kinh doanh. Thứ tư, việc quản lý các nguồn nhân lực cũng đang có sự thay đổi. Nhiều công ty hiện nay nhấn mạnh vào khả năng làm việc hơn là sự thâm niên và thuê mướn suốt đời. Ví dụ, theo một nghiên cứu, chỉ có 6,3% người Nhật cho rằng hệ thống trả lương theo thâm niên cần được duy trì, trong khi đó 53,8% cho rằng tiền lương cần được trả trên cơ sở công việc thực tế . Bên cạnh những nhân tố kể trên, sự phát triển mạnh của đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản cũng là một động lực khác cho sự thay đổi cơ cấu các ngành. Đặc biệt là cuộc cải cách tài chính Big Bang đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 19 sắc ở Nhật Bản. Khu vực tài chính Nhật Bản trở nên có sức cạnh tranh mạnh hơn và sự thâm nhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nên ít khó khăn hơn. Theo các số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nhật Bản trong những năm gần đây đã tăng rất mạnh. Trong đó khoảng 34,1% tổng vốn FDI là vào khu vực tài chính, và khoang 24% vào kỹ thuật thông tin và các ngành thương nghiệp bán lẻ. FDI, ngoài các khoản tiền đầu tư, đã đưa vào Nhật Bản các quan điểm của các nhà đầu tư và các kiểu quản lý công ty không chỉ mới mà còn có thể áp dụng đối với các xí nghiệp Nhật Bản truyền thống. Nếu như trước đây người Nhật Bản đã không thích thú làm việc trong các công ty nước ngoài ở Nhật Bản thì trong những năm gần đây tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều. Ví dụ, nhiều người Nhật Bản đã hoan nghênh sự sát nhập của Nissan và Renault nhằm cứu vãn sự sống còn của Nissan, trong khi thừa nhận rằng sự sống còn không thể có được nếu không chấp nhận sự cơ cấu lại tập đoàn một cách đau đớn như sa thải công nhân,… Tất cả những nhân tố kể trên đã góp phần tạo ra một sự chuyển dịch đáng kể trong nội bộ các ngành kinh tế của Nhật Bản. Nhiều ngành công nghiệp mới đã ra đời và phát triển như: Thông tin liên lạc, viễn thông, điện tử và điện dân dụng…, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã được điều chỉnh theo hướn thu hẹp sản xuất, hoặc liên doanh liên kết, hoặc tăng cường năng lực sản xuất nhằ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như: ôtô, sắt thép, xây dựng…(Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá, Chủ biên Vũ Văn Hà, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2002). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 20 Có thể nói rằng, kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay Nhật Bản đã và đang ở trong một quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sâu sắc. Nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển dịch theo hướng giảm sự can thiệp của Chính phủ và tăng cường sự cạnh tranh của một nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, và theo hướng một nền kinh tế mà sự tiến bộ của ký thuật thông tin đang được lan rộng một cách nhanh chóng đem lại những khả năng cạnh tranh mới cho các công ty trên thị trường. Trước và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nông nghiệp và dệt là những ngành đặc trưng của cơ cấu kinh tế Nhật Bản kiểu cũ. Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại được đặc trưng bởi các công ty to lớn đã được thiết lập một cách vững chắc trong nhiều ngành công nghiệp nặng (như luyện kim, chế tạo máy, và hoá chất), hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn,… Và trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theo hướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào kỹ thuật thông tin để có thể hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã và đang được cải tổ và nâng cấp, có rất nhiều ngành nghề mới đang được hình thành trong nền kinh tế Nhật Bản. Người ta gọi đó là “Kinh tế Nhật Bản kiểu mới”. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành chính là nhân tố quan trọngnhất tạo ra gương mặt mới của nền kinh tế Nhật Bản. 2. Những thành tựu trong lĩnh vực cải cách tài chính. Theo đánh giá chung, cuộc cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản đã thu được những kết quả bước đầu như: Vai trò và chức năng của hai cơ quan chủ yếu trong hệ thống tài chính là Bộ Tài chính (MOF) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . một cách tổng thể, cải cách kinh tế ở Nhật Bản đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Các cuộc cải cách này đa và đang dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Nhật Bản, làm cho. đầu của cải cách kinh tế ở nhật bản Có thể thấy tư sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông á Nhật Bản đã có những cố gắng xúc tiến mạnh hơn chương trình cải cách nền kinh tế của. những cuộc cải cách kinh tế trong những năm 1990, đặc biệt là cuộc cải cách hệ thống tài chính trong những năm gần đây của Nhật Bản. 1. Những tiến bộ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Kể

Ngày đăng: 23/07/2014, 19:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN