1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO cáo THỊ TRƯỜNG quý II năm 2011 phòng phân tích đầu tư CTCP chứng khoán FPT

26 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 0 BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG Quý II/2011 www.fpts.com.vn NỘI DUNG CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 KINH TẾ THẾ GIỚI 2 KINH TẾ VIỆT NAM 5 Tăng trưởng GDP 5 Cán cân Thương mại 8 Chỉ số giá tiêu dùng - CPI 13 Thị trường tài chính 15 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 18 Thị trường chứng khoán quý II/2011 18 Phân tích kỹ thuật 19 PHỤ LỤC 24 Phòng Phân tích Đầu tư CTCP Chứng khoán FPT Trụ sở chính Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh Quận Đống Đa - Hà Nội ĐT: (84.4) 3773 7068 Fax: (84.4) 3773 9056 Chi nhánh Hồ Chí Minh Số 29- 31, Nguyễn Công Trứ Phường Nguyễn Thái Bình Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (84.8) 290 86 86 Fax: (84.8) 290 60 70 Chi nhánh Đà Nẵng Số 124, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng ĐT: (84.511) 355 36 66 Fax: (84.511) 355 38 88 Các nghiên cứu và báo cáo khác được công bố tại: http://ezsearch.fpts.com.vn Các tuyên bố quan trọng nằm ở cuối báo cáo này. Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 1 CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng ECB Ngân hàng Trung Ương Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục Thống kê HOSE Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội ODA Viện trợ phát triển nước ngoài PMI Chỉ số quản lý sản xuất SBV Ngân hàng nhà nước Việt Nam USD Đồng đô la Mỹ Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 2 KINH TẾ THẾ GIỚI Tổng quan kinh tế thế giới nửa đầu năm 2011 là bức tranh không hoàn toàn tươi sáng. Những khó khăn hậu suy thoái tiếp tục dai dẳng đặc biệt là lạm phát, nợ công và tăng trưởng kinh tế giảm tốc. Giới đầu tư đang có thêm lý do để thận trọng về khả năng suy thoái kép. Kế hoạch giải cứu tài chính lần thứ ba (QE3) đang làm nóng thị trường chứng khoán Mỹ. Nhiều ý kiến khẳng định sự cấp thiết của nó đối với nền kinh tế Mỹ, tránh một cú sốc lớn khi QE2 chính thức kết thúc vào ngày 30/06/2011. Thực tế QE2 đã đem lại được những động lực quan trọng giúp nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái. Nhờ duy trì được một đồng USD yếu, hoạt động xuất khẩu đã được đẩy mạnh nhanh chóng và kèm theo đó là sự hồi phục khá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow Jones tăng 90% từ mức đáy 6.547 điểm, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Thực tế, QE2 không tạo động lực thúc đẩy tiêu dùng hay hỗ trợ tăng trưởng mà còn làm gia tăng lạm phát (3,6%), tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao 9,1%. Khi đà hồi phục còn chậm chạp như hiện nay, chính phủ Mỹ sẽ khó có thể kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 8% theo kế hoạch. Do đó, nếu gói hỗ trợ QE3 được thông qua khả năng sẽ tiếp tục tạo được hiệu ứng tích cực đến các chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hai quý còn lại của năm 2011 dường như là khoảng thời gian quá ngắn để chính phủ Mỹ tháo gỡ được một cách đồng bộ các vấn đề về lạm phát, thất nghiệp, nợ công và sự im lặng của thị trường bất động sản. Nguồn: www.tradingeconomics.com Giống như Mỹ, tình trạng lạm phát tăng nóng đang mối đe dọa lớn đối với những nỗ lực tái thiết nền kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia mới nổi. Mặc dù tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao nhưng ngay cả Trung Quốc cũng không tránh được rủi ro bùng nổ lạm phát đang hiện hữu. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại các nước mới nổi tăng cao có nguồn gốc từ giá thực phẩm tăng Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 3 mạnh (do chiếm tỷ lệ lớn trong rổ tính CPI) thì tại Trung Quốc lại xuất phát từ lượng vốn đầu tư ồ ạt và hiện tượng các nguồn tài sản có giá bị đầu cơ mạnh đặc biệt là thị trường bất động sản. Không chỉ có vậy, nếu QE3 được FED thông qua sẽ làm tình hình lạm phát toàn cầu trở nên trầm trọng hơn đặc biệt là Trung Quốc. Do đang nắm giữ quá nhiều nợ của Mỹ và khi đồng USD mất giá mạnh các khoản nợ đương nhiên sẽ sụt giảm giá trị đồng thời khiến giá hàng hóa định giá bằng USD tăng lên, rủi ro lạm phát sẽ là không thể tránh khỏi. CPI tại Trung Quốc tháng 6 tăng 6,4%, cao nhất trong 3 năm, và tiếp tục tăng so với mức 5,5% trong tháng 5/2011. Không chỉ có vậy, vấn đề nợ công tại các địa phương tại Trung Quốc cũng đang tạo nên một mối lo ngại về khả năng vỡ nợ giống như kịch bản tại Châu Âu. Theo Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc, lượng tiền mà các địa phương đang nợ lên đến 1.650 tỷ USD, tương đương chiếm hơn 30% GDP. Động thái liên tiếp tăng lãi suất cơ bản gần đây nhằm kiềm chế lạm phát đã cho thấy những tác động đến tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu vừa công bố, kinh tế Trung Quốc Quý I/2011 tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng sang đến Quý II/2011 tăng trưởng giảm xuống còn 9,5%. Với dấu hiệu tiếp tục tăng của lạm phát, khả năng duy trì tăng trưởng ở mức trên 10% như năm 2010 sẽ khó đạt được trong năm nay. Diễn biến hậu suy thoái có phần gay gắt hơn tại khu vực Châu Âu. Các khoản vay đáo hạn và phải tiến hành tái cấu trúc nợ đang đẩy các quốc gia này sâu hơn vào cảnh nợ nần. Trong nửa năm đầu 2011, hầu như các nước liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công đặc biệt là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫn cần thêm các khoản vay mới. Riêng khoản nợ hiện tại của ba quốc gia này đã đạt con số kỷ lục gần 500 tỷ USD. Rủi ro tiếp tục tăng thêm sau quyết định của bộ trưởng tài chính các nước sử dụng đồng euro chấp thuận giải ngân khoản vay thứ năm (17,3 tỷ USD) cho Hy Lạp. Như vậy với gánh nặng của khoản nợ mới, Hy Lạp sẽ buộc phải tăng thuế và siết chặt thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu trong đó có cả các khoản trợ cấp xã hội, lương hưu. Rủi ro đáng lo ngại đó là nguy cơ bùng phát các vấn đề về ổn định và an sinh xã hội. Vừa qua Moody hạ tới 4 bậc xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha khiến thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh. Mặc dù vậy, điểm sáng tại khu vực Châu Âu là hai nền kinh tế chủ chốt gồm Đức, Pháp vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ phục hồi ổn định. Nền kinh tế Đức đã tăng trưởng 1,5% trong Quý I/2011, cao hơn gấp 3 lần so với mức 0,4% trong quý 4/2010 và tăng tới 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy tổng quát nền kinh tế khu vực Châu Âu không hoàn toàn xấu tuy nhiên khủng hoảng nợ công sẽ gây ra những tác động lâu dài đồng thời kìm hãm tốc độ tăng trưởng toàn khu vực. Đặc biệt các khoản cho vay vừa qua sẽ là gánh nặng lớn đối với các quốc gia còn lại của khu vực trong đó các chủ nợ chính là Pháp và Đức. Hoạt động sản xuất tại Eurozone Tháng 6/2011 cho thấy đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 18 Tháng qua. Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 4 Biến động giá Vàng & Dầu thế giới (theo tuần) giai đoạn 2009-2011 Nguồn: www.cx-portal.com Các xung đột ở Bắc Phi và khu vực Trung Đông và thảm họa sóng thần ở Nhật và hậu quả của nó đang đe dọa gây ra một cuộc suy thoái kép tại các quốc gia này. Nhật tiếp tục phải nhập khẩu mạnh sau thảm họa khiến trạng thái thâm hụt thương mại ngày càng lớn kể từ tháng 4/2011 đến nay. Hiện mức thâm hụt lên đến hơn 10,7 tỷ USD. Tình trạng hỗn loạn và bất ổn tại Trung Đông, nơi cung cấp lượng dầu lớn toàn cầu đang gây ra những diễn biến bất thường của giá dầu trong Quý II/2011. Sau khi đạt đỉnh với mức giá gần 115 USD/thùng trong tháng 4/2011, hiện giá dầu vẫn giao dịch ở mức cao so với cùng kỳ 2009, xung quanh ngưỡng 90-100 USD/thùng. Diễn biến của giá vàng thế giới cũng trong xu hướng tăng liên tục so với Quý I/2011 và hướng đến mốc 1.600 USD/Ouce thể hiện sự lo ngại của giới đầu tư vào tương lai phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong nửa năm sắp tới. Không có nhiều tín hiệu tích cực trong Quý II/2011, các dự đoán tiếp tục cảnh báo về khó khăn và khả năng chững lại của nền kinh tế thế giới trong nửa năm còn lại của năm 2011. Thực tế sáu Tháng sẽ là quá ngắn để giải quyết những khó khăn hiện tại. Lạm phát nóng là dấu hiệu tất yếu của nhu cầu tiêu dùng cùng với chi phí sản xuất tăng lên sau giai đoạn suy thoái nhưng nó tiểm ẩn rủi ro phá hỏng những nỗ lực tái thiết kinh tế và kéo theo hệ quả suy thoái kép. Diễn biến trồi sụt của thị trường chứng khoán quốc tế phần nào thể hiện sự lo ngại và hoài nghi về các cơ hội đầu tư trong năm 2011. Biến động các chỉ số chứng khoán thế giới 07/2010-07/2011 Nguồn: www.bloomberg.com Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 5 KINH TẾ VIỆT NAM Tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 5,57% so với cùng kỳ năm trước. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% cho cả năm 2011, tốc độ tăng GDP trong 6 tháng còn lại phải tiệm cận mức 7% để mức bình quân chung cả năm tiến gần tới mốc này. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (% ) 2007 2008 2009 2010 2011 Nông – lâm – thủy sản 2,67 3,04 1,25 3,46 2,08 Công nghiệp – Xây dựng 9,88 7,00 3,48 6,49 6,49 Dịch vụ 8,41 7,60 5,50 7,05 6,12 GDP 7,87 6,50 3,90 6,18 5,57 Tuy nhiên, để đạt được khả năng thực hiện trên không hề đơn giản khi các chính sách thắt chặt tiền tệ trong 6 tháng đầu năm khiến tổng phương tiện thanh toán chỉ đạt khoảng 3%, trong khi chỉ tiêu này cho cả năm là 16%, và độ trễ của chính sách này thường từ 5 đến 6 tháng. Nếu nhìn nhận từ góc độ này, GDP còn có khả năng sụt giảm trong các tháng còn lại thay vì kỳ vọng tăng lên so với nửa đầu năm. Yếu tố này cũng được khẳng định thêm thông qua Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) giảm từ 12,6% đầu năm 2011 xuống còn 9% trong tháng 6/2011. Nếu tổng phương tiện thanh toán trong 6 tháng cuối năm được đẩy mạnh cho đạt mục tiêu, điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc phải gia tăng cung tiền và mâu thuẫn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, vốn đã có gia tốc phi mã như đề cập ở phần dưới đây. Sự suy giảm tăng trưởng GDP cũng là kết quả tất yếu phát sinh từ sự cắt giảm đầu tư công trong 6 tháng đầu năm. - Sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2011 tăng khoảng 9,7% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai thác mỏ tăng 2,8%, công nghiệp chế biến tăng 12,7%, sản xuất và phân phối điện, gas, nước tăng 10,3% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 418,47 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị sản xuất của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao (trên 17%), cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành (14,3%) trong khi khu vực nhà nước là nhân tố kéo năng lực toàn ngành đi xuống với mức tăng 5,3%. Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 6 Giá trị sản lượng công nghiệp theo khu vực Nguồn: GSO, FPTS Nhìn vào giá trị sản lượng công nghiệp trong biểu đồ trên, có thể thấy giá trị tuyệt đối giữa các tháng không có nhiều sự biến động, kém hiệu quả nhất là khối doanh nghiệp nhà nước, giá trị sản xuất của các ngành qua từng tháng gần như không có sự tăng trưởng. So với tốc độ lạm phát cao, giá trị tuyệt đối của sản xuất công nghiệp không những không tăng trưởng mà còn có xu hướng thụt lùi do giá tăng. Tổng số vốn đầu tư khu vực nhà nước ước đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, hiệu quả tạo ra từ khu vực đầu tư nhà nước vẫn đang ở mức thấp, thông qua hệ số ICOR khu vực nhà nước là 10, con số cao hơn nhiều so với mặt bằng chung ở các nước trong khu vực. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng cuối cùng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 911,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ 2010, tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tốc độ tăng chỉ đạt 5,7%. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng hơn 16% đã loại trừ yếu tố tăng giá cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm mức bán lẻ chủ yếu do tác động của lạm phát cao, giá hàng hóa, dịch vụ và cước vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến điểm tiêu dùng cuối cùng đều tăng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cuối cùng Nguồn: GSO, FPTS Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 7 - Vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện trong 6 tháng đầu năm ước đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2010 và bằng 38,3% GDP. Đây là mức thấp so với mức đóng góp thông thường trong các năm trước với tỷ lệ 60% GDP. Yếu tố này là yếu tố chính tác động đến kết quả giảm tăng trưởng GDP và giảm tích lũy trong 6 tháng đầu năm. Khu vực Nhà Nước lần đầu tiên giảm tỷ trọng với mức 34,4%, đạt thấp hơn so với khu vực ngoài nhà nước 39,8%. Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang dần tăng lên với mức 25%. Thu hút vốn FDI tích lũy từ đầu năm đến 22/6/2011 chỉ đạt hơn 5,6 tỷ USD, bằng 56,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó giảm 49,9% về vốn đăng ký mới và giảm 30,1% số dự án mới so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm đạt 5,3 tỷ USD, chỉ giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2010, được coi là điểm sáng trong kết quả tạo ra từ FDI trong thời gian vừa qua. Khác với năm ngoái, cơ cấu vốn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đang được đẩy lên đáng kể với giá trị 3,3 tỷ USD (chiếm 63%). Tỷ trọng này đang được đẩy lên mạnh trong vòng 2 năm trở lại đây. Số dự án FDI cấp phép mới lũy kế từ đầu năm Tổng vốn FDI đăng ký mới lũy kế từ đầu năm Nguồn: FPTS, GSO Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 8 Một điểm khác hơn so với các năm trước, đó là khoảng cách giữa vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện đang dần dần được thu hẹp. Kết quả này đang thể hiện sự thận trọng hơn của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào đầu tư tại Việt Nam, với việc định hướng kỹ hơn lĩnh vực đầu tư. Bản thân Việt Nam cũng đang từng bước tiến tới thực hiện các quy trình chọn lọc và đánh giá dự án, tránh tình trạng vốn đăng ký tràn lan nhưng không thực hiện được, khiến các dự án đó buộc phải thu hồi lại, gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên. - Vốn hỗ trợ phát triển ODA Tổng giá trị ODA cam kết trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 1,66 tỷ USD, cao hơn so với nửa đầu năm 2010. Giá trị giải ngân ODA trong 5 tháng đạt 1,26 tỷ USD, đạt 52,5% kế hoạch giải ngân trong năm 2011. Dự kiến hết tháng 6, giá trị ODA giải ngân có thể đạt 1,35 tỷ USD, bằng 56,25% kế hoạch. Mặc dù giá trị giải ngân 6 tháng đầu năm cao hơn so với năm trước, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cao, việc tận dụng tối đa nguồn lực từ ODA cần phải được phát huy nhiều hơn. Tuy nhiên, đa phần các dự án đầu tư ODA hiện tại đang có tiến độ chậm, dẫn tới tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. Với lượng cam kết ODA trong năm 2011 lên đến 8 tỷ USD, giá trị giải ngân thực tế trong thời gian vừa qua vẫn phản ánh con số rất thấp so với kỳ vọng của các nhà tài trợ cũng như khả năng thực hiện của Việt Nam. Cán cân Thương mại Xuất khẩu Trong sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 42,3 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội thông qua (10%). Trong đó nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc khá nhanh, đạt gần 23 tỷ USD (kể cả dầu thô), tăng tới 31% so với cùng kỳ năm trước trong khi khu vực nội địa chỉ đóng góp 19,4 tỷ USD, tăng 29,4%. Hoạt động xuất khẩu vàng đang gây sự chú ý lớn khi có mức kim ngạch đột biến trong những tháng cuối Quý II/2011. Ước tính có gần 20 tấn vàng tương đương 1,027 tỷ USD đã được xuất trong nửa đầu năm nay, giúp đưa cán cân thương mại về trạng thái “bớt căng thẳng“ so với Quý I/2011. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng chưa thể tính xuất khẩu vàng là hoạt động thường xuyên và ổn định do yếu tố đầu cơ giữa chênh lệch giá trong nước và thế giới trong khi khả năng kiểm soát hiện tượng buôn lậu vàng tại Việt Nam vẫn còn kém. Vẫn hưởng lợi từ yếu tố giá hàng hóa tăng đã thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm nay. Ngoài ra, một phần không nhỏ trong lợi thế xuất khẩu của Việt Nam giúp kim ngạch tăng mạnh đó là sản lượng và năng xuất các mặt hàng mũi nhọn cũng được duy trì ở mức cao. Báo cáo thị trường Quý II/2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 9 Nhóm hàng xuất khẩu Tăng trưởng so với 6 tháng đầu Năm 2011 (% ) Sản lượng Giá Kim ngạch Cà phê 29,1 57,3 103,0 Gạo 15,9 - 13,4 Sắn 40,4 33,0 - Cao su 17,7 - 90,4 Xăng dầu 13,5 38,0 - Hạt điều - 42,3 - Sắt thép - 19,0 - Dầu thô - 41,0 26,2 Dệt may - - 28,4 Giy dép - - 31,0 Thủy sản - - 28,0 Sản phẩm gỗ - - 15,4 Máy móc - - 18,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong khi nhóm hàng hóa nông sản duy trì được tăng trưởng kim ngạch trong cơ cấu tổng kim ngạch xuất khẩu so với Quý I/2011 thì nhóm hàng hóa công nghiệp nặng, tiểu thụ công nghiệp, khoảng sản lại có býớc sụt giảm ðáng kể. Nguyên nhân chính khiến cõ cấu kim ngạch xuất khẩu có sự thay ðổi ðó là yếu tố lạm phát với lãi suất và chi phí đầu vào ở mức cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt có liên quan đến nhóm công nghiệp. Nhóm nông lâm sản nhờ nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng trở lại và sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đã tiếp tục có được lợi thế khá thuận lợi, giúp gia tăng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu 6 tháng đầu năm. Cơ cấu Kim ngạch Hàng hóa Xuất khẩu (%) 6 Tháng 2010 so với 6 Tháng 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS [...]... tiêu đặt ra  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 17 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán quý II/ 2011 Đầu tháng 4, thị trường giao dịch trầm lắng khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể, toàn thị trường không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt do tác động bởi thông tin về kết quả kinh doanh năm 2010 không mấy sáng sủa, đặc biệt là các công ty chứng khoán Trong số... biệt là chứng khoán của chính phủ Thời gian này thị trường dao dịch cầm chừng, khối lượng sụt giảm đáng kể  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 18 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài: Với kịch bản khá giống với quý 1, khối đầu tư ngoại vẫn tiếp tục giữ cho thị trường không giảm sâu thông qua việc sử dụng một số các cổ phiếu vốn hóa lớn Trong đó VNM, KDC, FPT, CTG,... 55-100  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 23 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ PHỤ LỤC Bảng 1: Thống kê quy mô toàn thị trường năm 2010 ,2011 31/12/2010 30/6 /2011 722.637 44.00% 275 367 109 105 N/A N/A N/A 14.731 Vốn hóa thị trường ('000.000) Tỉ trọng vốn hóa thị trường / GDP (%) Số lượng các DN niêm yế t HO Số lượng các DN niêm yế t HA Số lượng các DN niêm yế t Upcom Số lượng công ty chứng khoán. .. vận động của HNX-Index trong quý 3 sẽ trong vùng 55-100  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 22 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ Kết luận: Với kỳ vọng vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong quý 3 không nhiều Theo quan điểm của chúng tôi, dao động đi ngang xen kẽ các đợt tăng, giảm nhẹ sẽ là chủ đạo trong cả quý Khoảng điểm dao động cho... suất tăng cao, lạm phát tăng do đó chi phí đầu vào cũng tăng Phân tích kỹ thuật HSX: Xu thế: Đầu tháng 7, VN-Index tiếp tục vận động trong kênh giảm dài hạn hình thành từ đầu năm 2011, do bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiên tệ thắt chặt nhằm kiềm chế  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 19 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ lạm phát của chính phủ và dự báo kết quả kinh doanh không mấy khả quan... trưởng tín dụng trong nửa cuối năm vẫn còn khá nhiều  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 15 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - SBV Trong cả quý II/ 2011, mức độ tăng trưởng tín dụng đã giảm đáng kể so với cùng kì năm ngoái; đồng thời, tính đến cuối tháng 6 /2011, ước tính tín dụng của cả nền kinh tế đạt mức tăng khoảng 7% so với cuối năm 2010, trong khi chỉ tiêu... đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn Tuy nhiên với năng suất và sản lượng cũng như mức giá hàng xuất khẩu đã đạt ở mức cao thì khó có thể kỳ vọng vào sự đột phá mạnh mẽ về cán cân thương mại trong Quý III /2011 Như vậy, tư ng tự nhu  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 12 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ chỉ tiêu CPI đã được điều chỉnh tăng chỉ tiêu 2%, có nhiều khả năng chỉ tiêu nhập siêu cho năm. .. công ty chứng khoán dần được hé lộ Theo báo cáo 2010 của 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất, có tới hơn 4.100 tỷ đồng cung cấp tín dụng cho khách hàng trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, thanh khoản thấp, lãi suất tăng cao Do vậy rủi ro thu hồi vốn của các công ty chứng khoán khá cao điều này đã tác động xấu đến thị trường đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán Cũng.. .Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ Thị trường xuất khẩu chủ lực trong nửa đầu năm không có nhiều thay đổi Thương mại với thị trường Mỹ vẫn duy trì được mức tăng khá Tuy nhiên trong 6 tháng 2011, thì trường EU cho thấy sự đột biến về tốc độ tăng trưởng, tăng tới 49% so với cùng thời điểm năm ngoái Nhu cầu tiêu thụ các loại nông sản, đặc biệt là... cho vay vẫn quá cao so với năng lực sản xuất của doanh nghiệp  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 14 Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ Thị trường tài chính Khó khăn về tín dụng vẫn tiếp diễn khi NHNN quyết tâm giảm tỉ lệ dự nợ cho vay bất động sản xuống dưới mức 22% vào thời điểm 30/6 /2011 và có lộ trình giảm xuống mức 16% vào 31/12 /2011 Đây là một trong những chính sách được thực thi khá quyết . 13 Thị trường tài chính 15 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 18 Thị trường chứng khoán quý II/ 2011 18 Phân tích kỹ thuật 19 PHỤ LỤC 24 Phòng Phân tích Đầu tư CTCP Chứng. GSO, FPTS Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 7 - Vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện trong 6 tháng đầu năm. phá mạnh mẽ về cán cân thương mại trong Quý III /2011. Như vậy, tư ng tự nhu Báo cáo thị trường Quý II/ 2011 ơ  2011 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 13

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN