Trường phổ thông Dân tộc Nội trú Đề thi môn: Vật lý (Đề số 2) Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1: Những dao động nào sau đây không phải là dao động điều hoà? a. Con lắc đồng hồ. b. Con lắc đơn. c. Bông hoa lay động trên cành. (x) d. Dây đàn. Câu 2:Dao động tự do là dao động mà: a. Chu kì phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. b. Chu kỳ chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ. c. Chu kỳ không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài. d. Cả b và c. (x) Câu 3: Khi chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kỳ dao động của nó : a. Tăng 4 lần. b. Tăng 2 lần. (x) c. Giảm 2 lần. d. Giảm 4 lần. Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài 0,56 m dao động ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s 2 . Khi đó chu kỳ dao động của con lắc là bao nhiêu? a. 110 s. b. 1,5 s. (x) c. 2,75 s. d. 15 s. Câu 5: Một co0n lắc lò xo khối lượng 500 g có độ cứng k = 60 N/m. Chu kỳ dao động của con lắc là: a. 6,28 s. b. 0,628 s. (x) c. 15,,92 s. d. 159,2 s. Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m =50 g thì chu kỳ dao động của con lhắc là 1 s. Để chu kỳ con lắc là 2 s thì khối lượng bằng: a. 100 g. b. 200 g (x) c. 50 g. d. 400 g. Câu 7: Một sợi dây dài 100 cm phát ra âm có tần số 80 Hz. Quan sát dây thấy có 5 nút và 4 bụng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây. a. 40 m/s (x) b. 4 m/s c. 160 m/s d. 16 m/s Câu 8: Am sắc là một đặc tính sinh lý của âm, phụ thuộc vào: a. Biên độ và tần số. b. Tần số và bước sóng. c. Biên độ và bước sóng. d. Cường độ và tần số. Câu 9: Hai nguồn dao động được gọi là hai nguồn kết hợp khi chúng dao động: a. Cùng biên độ và cùng tần số. b. Cùng tần số và cùng pha. c. Cùng biên độ nhưng khác tần số. d. Cùng tần số và ngược pha. Câu 10: Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng: a. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều. b. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều. c. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở. d. Ngăn cản hoàn toàn dòng điện. Câu 11: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ dựa trên hiện tượng: a. Tự cảm. b. Cảm ứng điện từ. c. Tự cảm và sử dụng từ trường quay. d. Cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. Câu 12: Công suất tiêu thụ của đoạn mạch RLC lớn nhất khi: a. Đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. b. Có hiện tượng cộng hưởng. c. Cả a, b đều đúng. d. Cả a, b đều sai. Câu 13: Hiện tượng cộng hưởng trong đoạn mạch RLC xảy ra khi: a. LC 1 b. LC 1 2 c. LC f 2 1 d. LC f 2 1 2 Câu 14: Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện sẽ dao động điều hoà: a. Trễ pha hơn dòng điện /2 b. Sớm pha hơn dòng điện /2 c. Cùng pha với dòng điện. d. Cả a, b, c. Câu 15: Giá trị biên độ của hiệu điện thế là 310 V. Giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế là: a. 220 V (x) b. 240 V c. 260 V d. 310 V Câu 16: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 500 vòng dây, hiệu điện thế 100 V. Cuộn thứ cấp có 100 vòng dây. Tính hiệu điện thế của cuộn thứ cấp: a. 10 V b. 20 V (x) c. 50 V d. 100 V Câu 17: Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R = 100 mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C = 4 10 1 F vào mạng điện xoay chiều tần số 50 Hz. Tính tổng trở của đoạn mạch. a. 0 b. 100 c. 100 2 (x) d. 200 Câu 18: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, Tụ điện có điện dung 5 F . Dao động điện từ riêng của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng: a. 10 -5 J b. 4.10 -5 J c. 5.10 -5 J (x) d. 9.10 -5 J Câu 19: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian. Khi nói về quan hệ của điện trường và từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng? a. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì. (x) b. Vectơ cường độ điện trường E và cảm ứng từ B cùng phương và cùng độ lớn. c. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha. d. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha nhau 2 . Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sóng điện từ? a. Sóng điện từ có mang năng lượng. b. Sóng điện từ là sóng ngang. c. Sóng điện từ có tính phản xạ. d. Sóng điện từ không truyền được trong môi trường chân không. (x) Câu 21: Đối với gương cầu lõm, vật thật sẽ cho ảnh thật, ngược chiều với vật khi: a. Vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của gương. (x) b. Vật nằm tại tiêu điểm của gương. c. Vật nằm trong khoảng tiêu cự của gương. d. Không có trường hợp trên. Câu 22: Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần là gì? a. Anh sáng phải truyền từ môi trường chiết quang sang môi trường chiết quang kém. b. Góc tới phải nhỏ hơn góc tới giới hạn. c. Góc tới phải lớn hơn hoặc bằng góc tới giới hạn. (x) d. Cả a và c. Câu 23: Anh của một vật cho bởi gương cầu lồi là: a. Anh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. b. Anh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. (x) c. Anh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật. d. Anh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai? a. Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính rìa mỏng. b. Thấu kính phân kì còn gọi là thấu kính rìa dày. c. Thấu kính phân kì còn gọi là thấu kính rìa mỏng. (x) d. Cả a, b đều dúng. Câu 25: Một thấu kính có độ tụ bằng 25 điôp, tiêu cự của thấu kính đó là: a. 4 cm (x) b. 12,5 cm. c. 25 cm. d. 50 cm. Câu 26: Một vật thật đặt trước một thấu kính cách thấu kính 5 cm cho ảnh ảo cách thấu kính 15 cm. Tính tiêu cự của thấu kính. a. f = 3,75 cm. b. f = - 3,75 cm. c. f = 7,5 cm (x). d. f = -7,5 cm. Câu 27: Đặt một vật AB vuông góc trục chính của một gương cầu lõm, cách gương 20 cm. Ta thấy có một ảnh ảo lớn gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của gương. a. 30 cm.(x) b. 15 cm. c. 60 cm. d. 45 cm. Câu 28: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12,5 cm. Khi đeo kính có độ tụ -2 dp sẽ nhìn được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? a. 10 cm. b. 16,7 cm.(x) c. -16,7 cm. d. 23 cm. Câu 29: Dùng một thấu kính có độ tụ +10 đp làm kính lúp. Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực là: a. 0,5 b. 1,25 c. 2,5 (x) d. 0,025 Câu 30: Để đo góc lệch cực tiểu của lăng kính, cần phải biết được: a. Góc chiết quang của lăng kính và góc tới. b. Góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tỉ đối của thuỷ tinh. c. Góc tới và chiết suất tỉ đối của thuỷ tinh. d. Góc chiết quang của lăng kính và chiết suất tuyệt đối của thuỷ tinh. Câu 31: Mắt cận thị là mắt: a. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc. b. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. c. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc. d. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Câu 32: Máy quang phổ hoạt động dựa vào hiện tượng quang học nào? a. Giao thoa ánh sáng. b. Tán sắc ánh sáng. (x) c. Phản xạ ánh sáng. d. Khúc xạ ánh sáng. Câu 33: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 4.10 -7 m đến 7,5.10 -7 m thuộc loại sóng nào trong các loại sóng nêu dưới đây? a. Tia hồng ngoại. b. Tia tử ngoại. c. Tia Rơnghen. d. Anh sáng nhìn thấy. (x) Câu 34: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe sáng tới màn ảnh là 1 m, khoảng vân đo được là 2mm. Tính bước sóng của ánh sáng. a. 0,6 m.(x) b. 1,5 m. c. 0,6 mm. d. 1,1 m. Câu 35: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liền kề nhau cách nhau một khoảng: a. 0,5 i (x) b. i c. 1,5 i d. 2 i Câu 36: Trong hiện tượng quang điện, giá trị của hiệu điện thế hãm ứng với mỗi kim loại dùng làm catôt : a. Hoàn toàn phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích. b. Không phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng kích thích đó. c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. Câu 37: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc yếu tố nào? a. Cường độ của chùm ánh sáng kích thích. (x) b. Bước sóng của ánh sáng kích thích. c. Bản chất kim loại dùng làm catốt. d. Cả 3 yếu tố trên. Câu 38: Giới hạn quang điện của natri là 0,50 m. Chiếu vào natri tia tử ngoại có bước sóng 0,25 m. Tính động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện a. 3,97.10 -19 J (x) b. – 3,97.10 -19 J c. 5,67.10 -19 J d. Hiện tượng quang điện không xảy ra. Câu 39: Công thóat electron ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại đó là: a. 0,66.10 -19 m c. 0,33 m b. 0,22 m d. 0,66 m (x) Câu 40: Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn: a. Khối lượng. b. Số prôtôn. c. Số nơtron. d. Số nuclôn. (x) . Trường phổ thông Dân tộc Nội trú Đề thi môn: Vật lý (Đề số 2) Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1: Những dao động nào sau đây không phải là dao. 21: Đối với gương cầu lõm, vật thật sẽ cho ảnh thật, ngược chiều với vật khi: a. Vật nằm ngoài khoảng tiêu cự của gương. (x) b. Vật nằm tại tiêu điểm của gương. c. Vật nằm trong khoảng tiêu. một vật cho bởi gương cầu lồi là: a. Anh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. b. Anh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. (x) c. Anh ảo, ngược chiều và lớn hơn vật. d. Anh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.