1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tìm hiểu phạm trù "Đạo"của Lão Tử" doc

6 694 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 95,77 KB

Nội dung

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 1b-2007 97 Tìm hiểu phạm trù "Đạo"của Lo Tử Nguyễn Trờng Sơn (a) Tóm tắt. Trong lịch sử triết học Trung Quốc, "Đạo" là một trong những phạm trù trung tâm - nhất là phạm trù Đạo của Lão Tử. Bài báo tập trung vào các nội dung: Đạo là bản nguyên tạo ra thế giới; Đạo là quy luật vận động và phát triển của thế giới; Đạo là "vô vi". Nghiên cứu nó một cách kĩ lỡng có ý nghĩa rất lớn không chỉ về học thuật mà còn là t liệu quý để sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị tham khảo. ão Tử (sống ở thế kỷ thứ V tr.CN) là một hiện tợng đặc biệt trong lịch sử triết học Trung Quốc nói riêng cũng nh triết học nhân loại nói chung. Đến nay chúng ta cha biết chắc chắn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, về tác phẩm bất hủ mang tên ông thế nhng t tởng triết học thì vô tiền khoáng hậu. Vô tiền khoáng hậu ở chỗ triết học của Lão Tử là hệ thống khái quát nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc trong đó phạm trù "đạo" là phạm trù cơ bản, phạm trù xuất phát để từ đó ông giải quyết vấn đề bản thể luận một cách xuất sắc. 1. Trong lịch sử triết học Trung Quốc khái niệm "đạo" do Tử Sản tìm ra đầu tiên với nghĩa là con đờng. Trong Hán Ngữ Đại Từ Điển, chữ Đạo có 45 nghĩa và có đến 1291 từ kép. Cùng với sự phát triển của nhận thức thì nội hàm của nó cũng đợc mở rộng: đạo là cái lí phải theo nh đạo làm ngời, đạo làm vua, đạo làm tôi, đạo làm con hoặc chỉ một học thuyết, một tôn giáo nh đạo Nho, đạo Phật Trong suy tởng triết học và tôn giáo, đạo là nguyên tắc trật tự có thể nhập hay hiện hữu trong nhiều trờng hợp hay sinh hoạt thực tế. Với Lão Tử đạo là tổ tiên của muôn loài. Trong tác phẩm "Đạo đức kinh" chữ Đạo đợc nhắc đến 76 lần. Khi bàn về vai trò của đạo, ông viết: "Đạo sinh ra sử dụng nó không d thừa. Nó sâu xa tựa nh tổ tông của vạn vật [3, tr. 82]; hoặc: "Đạo đức sinh ra. Đức nuôi dỡng nó, vật là hình bóng nó, thế tạo ra nó. Trong vạn vật không có gì là không theo đạo và quý đức". Đạo chẳng những là bản nguyên sinh ra thế giới mà còn vô cùng trừu tợng. Ông nói: "Có một vật hỗn độn mà thành trớc cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh), trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ" [1, tr. 202]. Cái bản nguyên đó vô sắc, vô thanh, vô hình nên không thể giảng đợc, gọi tên đợc nhng nó tràn ngập vũ trụ; là nguồn gốc của vạn vật. ở chơng 14 ông viết: "Nhìn không thấy gọi là di, nghe không thấy gọi là hi, nắm không đợc gọi là vi, truy cứu đến cùng cũng không biết đợc gì chỉ thấy trộn lộn làm một. ở trên không sáng, ở dới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tợng không có Nhận bài ngày 24/10/2006. Sửa chữa xong 23/11/2006. L Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXIV, số 3b-2005 98 vật thể. Nó thấp thoáng mờ mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi" [1, tr. 61]. Do đó, ông không biết tên nó là gì, tạm đặt tên là đạo. Khi đặt tên là đạo thì vô cái bản nguyên vũ trụ đó không thể có cái tên nào diễn tả đợc đầy đủ nội hàm của nó. Vì vậy, ngay ở chơng 1 của tác phẩm "Đạo đức kinh", ông viết: "Đạo khả đạo phi thờng đạo, danh khả danh phi thờng danh" [1, tr.161], nghĩa là: Cái đạo gọi đợc là đạo thì không phải là đạo vĩnh hằng; cái tên mà gọi đợc tên của nó thì không phải là tên vĩnh hằng. Xét ở một khía cạnh nhất định điều đó cũng giống nh chúng ta đang đeo đuổi một cái gì đó; khi chúng ta càng tiến gần tới thì nó lại cách xa ta, càng đeo đuổi tởng nh hụt hơi nhng không chiếm lĩnh đợc, ta cảm thấy nó vô cùng lớn lao, vĩ đại. Nhng khi đã nắm bắt, chiếm lĩnh đợc nó thì không còn có quan niệm nh cũ nữa. Dới con mắt của ngời Trung Quốc thời Ân, Chu thì Thợng đế là trên hết, là Chúa tể sáng tạo ra muôn loài và quyết định tất cả. Với Nho gia Trời và mệnh trời chi phối toàn bộ. Khổng Tử đã từng nói không hiểu mệnh trời không phải là ngời quân tử. Làm việc gì (dù là ai) đã mắc tội với trời thì có cầu đảo cũng vô ích. Mặc Tử đa ra học thuyết "Phi mệnh", lên án gắt gao t tởng thiên mệnh của Nho gia, đề cao sự nỗ lực của con ngời. Ông nói ngời nào dựa vào sự nỗ lực của mình thì sống, không dựa vào sự nỗ lực của mình thì không sống. Ông còn cho rằng những ngời đi tuyên truyền, gieo rắc t tởng thiên mệnh là những ngời không có lòng nhân ái, chẳng qua cũng chỉ là những tên cớp ngày mà thôi. Thế nhng ông lại đa ra t tởng "Minh quỷ" để bắt buộc mọi ngời phải tuân theo học thuyết "Kiêm ái". Đó là một bớc thụt lùi trong t tởng của Mặc Tử. Với Lão Tử, ông phủ nhận hết thảy mọi Đấng sáng tạo và kết luận tất cả mọi sự vật hiện tợng đều do đạo sinh ra, và hơn thế đạo còn có trớc và sinh ra Thợng đế. Trong Chơng 4 ông viết: "Ta không biết nó là con ai; có lẽ nó có trớc cả đế" [1, tr. 169]. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì t tởng của Lão Tử là "một học thuyết vô thần" [1, tr. 67]. Với luận cứ: "Cả bộ Đạo đức kinh, chơng 4 là nhắc tới "đế" nhng lại đặt "đế" dới đạo Đạo có lẽ có trớc Thợng đế nghĩa là sinh ra Thợng đế. Có nhiều chơng ông dùng chữ "thiên" nhng với nghĩa là vòm trời nh chơng 52: "Thiên hạ hữu thuỷ" (những vật ở dới vòm trời đều có nguồn gốc là đạo), hoặc với nghĩa đạo trời nh chơng 5: "thiên địa bất nhân" (đạo trời bất nhân); chơng 79: "thiên chi đạo, bất tranh nhi thiện thăng" (đạo trời không tranh mà khéo thắng)" [1, tr. 69]. Theo kết cấu lôgic triết học của Lão Tử, đạo là thể thống nhất giữa có và không. Ông nói "Cái gọi là không (vô danh) là khởi thuỷ của trời đất, cái gọi là có (hữu danh) là mẹ đẻ của vạn vật. Vì thế cái thờng vô là muốn thấy đợc cái kì diệu của nó, cái thờng hữu là muốn thấy cái phạm vi của nó. Hai cái này cùng xuất hiện, nhng lại khác nhau tên gọi" [3, tr. 88]. Nh vậy, ở đây cái vô và hữu liên hệ chặt chẽ với nhau, cái này quy định chế ớc cái kia, sinh ra Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXIV, số 3b-2005 99 cái kia. Trong đó cái vô là cái có trớc và sinh ra hữu, quyết định cái hữu: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Với mệnh đề này theo chúng tôi, đạo của Lão Tử duy tâm một trăm phần trăm. Đạo không chỉ là bản nguyên khởi thủy mà còn mang tính vĩnh hằng (thờng). Trong vũ trụ không có cái gì là không do đạo sinh ra. Chúng là hiện thân của đạo và khi chết đi lại quay trở về với đạo. Theo ông, "Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng (tức đạo). Trở về căn nguyên thì tĩnh, (tĩnh là bản tính của mọi vật), cho nên trở về căn nguyên gọi là "trở về mệnh". Trở về mệnh là luật bất biến (thờng) của vật. Biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà gây hoạ" [1, tr. 188]. 2. Đạo không chỉ là bản nguyên sinh ra thế giới mà còn mang tính quy luật. Tất cả các sự vật hiện tợng trên thế giới sinh thành, tồn tại và biến hóa đều tuân theo quy luật của đạo: "Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà ngời là một. Ngời bắt chớc đất, đất bắt chớc trời, trời bắt chớc đạo, đạo bắt chớc tự nhiên" [1, tr. 202]. Nội dung của quy luật là "phản, phục". "Luật vận hành của đạo là trở lại lúc ban đầu, diệu dụng của đạo là khiêm nhu" [1, tr. 225] với hai biểu hiện: Thứ nhất, là tuần hoàn. Đạo và vạn vật ở trong trời đất do đạo sinh ra đều biểu hiện những đặc điểm vận động tuần hoàn lặp đi lặp lại. Đạo "cờng vi chi danh viết đại, đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản" (nghĩa là đạo mạnh thì gọi là lớn, lớn thì gọi là qua đi, qua đi thì gọi là xa, xa gọi là phản, phản là ngợc lại, quay trở lại). Bản thân đạo luôn luôn vận động theo một vòng tròn khép kín, hết vòng này đến vòng khác. Vạn vật sản sinh, trởng thành, hủy hoại đều theo những vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn đó là biểu hiện sự vận động của đạo: "Phản giả đạo chi động" (phản hồi trở về ấy là hoạt động của đạo) [1, tr. 225]. Thứ hai, là chuyển hóa lẫn nhau. Vạn vật trong trời đất đều đợc cấu tạo bởi hai mặt đối lập. Hai mặt đối lập đó vừa trái ngợc nhau, vừa liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau để sinh thành, biến hóa. "Sự vật ôm âm cõng dơng. Âm, dơng luôn luôn thay thế vị trí cho nhau. Âm thịnh thì dơng suy và ngợc lại. Có và không; dài ngắn; cao thấp; phúc họa luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau. Có kết hợp với không thì sinh tồn; khó kết hợp với dễ thì thành đạt; dài kết hợp với ngắn; cao kết hợp với thấp thì sẽ không nghiêng lệch; âm kết hợp với thanh thì hài hòa; trớc kết hợp với sau thì thuận theo" [3, tr. 84]. Có hay không, khó hay dễ, dài hay ngắn, mạnh hay yếu, cao hay thấp, tiền với hậu, họa với phúc tất cả đều chuyển hóa lẫn nhau. Những vận động cơng nhu, vinh nhục, thắng thua, tiến thoái đều nh thế cả. Hơn thế, trong từng mặt đối lập đã chứa đựng mầm mống của mặt đối lập với chính nó và còn là chỗ dựa của chính nó: "Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa chi sở phục" (Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ngầm chứa của họa). Sự chuyển hóa đó cũng tuân theo quy luật: "Tổn hữu d nhi bổ bất túc" [1, tr. 271] (Bớt chỗ d Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXIV, số 3b-2005 100 thừa bù vào chỗ thiếu). Quá trình biến hóa đó diễn ra nh sau: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" [1, tr. 228]. Cái gọi là "nhất" ấy, là một trạng thái hỗn mang, cha phân ranh giới trớc khi trời đất đợc hình thành. Từ một sinh hai, tức là sinh ra trời đất hoặc âm dơng. Trời đất và âm dơng giao hòa sinh ra tam, từ tam sinh ra vạn vật. Trong hai mặt đối lập đó, ông bao giờ cũng thiên về cái "vô" và cái "nhợc". Nếu cái có làm nên sự vật thì cái vô mới làm nên cái dụng của nó. Làm cái bát, cái chén nếu không có khoảng trống thì làm sao đựng đợc thức ăn, nớc uống; làm cái nhà không có khoảng trống thì làm sao có chỗ để đồ vật sinh hoạt. Trong chơng 11, Lão Tử viết: "Ba mơi tay hoa cùng quy vào một cái bầu nhng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng đợc. Nhồi đất sét để làm chén bát nhng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng đợc. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà chính là nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng đợc. Vậy ta tởng cái có (bầu xe, chén bát, nhà) có lợi cho ta mà thực ra cái không mới làm cho cái có hữu dụng" [1, tr. 180]. Ông còn ví khoảng không giữa trời đất nh cái bễ lò rèn, nhờ cái bễ đó mọi vật mới vận động, biến hoá: "Khoảng giữa trời đất nh ống bễ, h không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra" [1, tr. 171]. T tởng thiên về nhợc của ông biểu hiện rất rõ ràng: trên thế gian này cái gì mềm mại thì sống và cờng thịnh. "Con ngời ta khi sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm yếu mà khi chết đi thì khô cứng. Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loại với sống" [1, tr. 113]. Ông còn cho rằng: "Mộc cờng tắc chiết, binh cờng tắc diệt" (một cây gỗ mau lớn thì bị chặt, một nớc binh cờng thì sớm bị tiêu diệt). Trên thế gian này không có cái gì mềm hơn nớc nhng cũng không có cái gì mạnh hơn nớc: "Trong thiên hạ cái cực mềm (là nớc) chế ngự đợc cái cực cứng (đá), (vì nớc xói mòn đá)" [1, tr. 113]. Nớc biết chỗ cao thì tránh, biết chỗ thấp thì vào; nó điều hoà làm cho mọi vật tơi tốt. Hơn thế nớc còn biết nhờng nhịn, không tranh giành với ai, mà không tranh giành thì không bao giờ lầm lỗi. "Nớc khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi ngời ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo" [1, tr. 176). Từ đó ông đi tới kết luận: "Nhu nhợc thắng cơng thờng" hoặc: "Nhợc thắng cờng, nhu thắng cơng" [1, tr. 113]. Từ t tởng cơ bản đã phân tích ở trên, ông đa ra một t tởng mới để thúc đẩy sự vận động và phát triển của sự vật (hiện nay trong y học cổ truyền vẫn ứng dụng để chữa bệnh) là: "Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hết hãy đề cử họ lên đã Hiểu nh vậy là sáng suốt" [1, tr. 218]. Tất cả những vấn đề trên theo Lão Tử là quy luật. Quy luật đó mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào bất cứ cái gì: "Trời đất bất nhân, coi vạn vật nh chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ nh chó rơm" [1, tr. 171]. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXIV, số 3b-2005 101 Quy luật đó chi phối tất cả các sự vật hiện tợng, không một cái gì thoát khỏi quy luật đó. Ông nói: "Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất thất" (lới trời lồng lộng tha mà không lọt) [1, tr. 266]. 3. Đạo là vô vi. Vô vi không phải là không làm mà là không làm gì trái với tự nhiên. Trừ những cái không trái với tự nhiên thì con ngời phải làm và làm đợc tất cả. Trong chơng 37 ông viết: "Đạo thờng vô vi nhi vô bất vi" (đạo vĩnh hằng thì không làm gì nhng lại làm tất cả). Đặc trng của đạo là tự nhiên, vô vi (thuận theo lẽ tự nhiên, không làm gì cả). Hữu vi là những sáng tạo của con ngời. Vô vi và hữu vi hoàn toàn trái ngợc nhau. Ông chủ trơng con ngời hãy thuận theo lẽ tự nhiên của đạo, vứt bỏ mọi cái hữu vi thì tất cả đâu sẽ vào đấy: "Tuyệt học vô u" (chơng 20: bỏ cái học đi thì không lo sợ) và: "Tri bất tri thợng" (chơng 71: biết cái không biết là hơn hết). "Học bất học" nghĩa là lấy sự không học làm học. Nếu làm đợc nh vậy thì: "Không cần ra khỏi cửa mà biết đợc (sự lí trong) thiên hạ; không dòm ra cửa mà biết đợc đạo trời. Càng đi xa thì càng biết đợc ít (vì chỉ biết đợc những hiện tợng trớc mắt thôi, biết đợc phần tử không biết đợc toàn thể). Cho nên thánh nhân không đi mà biết, không nhìn mà thấy rõ, không làm mà nên" [1, tr. 103] và nh vậy mới giúp đợc mọi ngời trở về với đạo, giúp vạn vật phát triển theo lẽ tự nhiên. Trong cuộc sống con ngời cần "tri túc" (biết đủ) bởi vì: tri túc thì "tâm" luôn luôn vui vẻ, tự bằng lòng với chính mình, không tranh giành, đòi hỏi: Tri túc tâm thờng lạc Vô cầu phẩm tự cao. Thời kì Lão Tử sống là thời kì Chiến quốc. Chiến tranh xảy ra liên miên, chẳng những ch hầu đánh nhau với ch hầu mà ch hầu còn đánh nhau với Thiên tử. Các nhà t tởng u thời mẫn thế nh Khổng Tử, Mặc Tử tìm mọi cách để cứu vớt thiên hạ bằng cách nhập thế. Trong đó những t tởng nhân nghĩa, kiêm ái, thợng hiền luôn luôn đợc đề cao. Tất cả những việc làm đó là hữu vi. Với Lão Tử thì hoàn toàn khác: "Muốn trị thiên hạ mà hữu vi thì ta biết là không thể đợc rồi. Thiên hạ là một đồ vật thần diệu, không thể hữu vi, không thể cố chấp đợc. Hữu vi thì làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp thì làm mất thiên hạ" [1, tr. 208]. Từ đó ông chủ trơng: "Không tôn trọng ngời hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cớp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn để lòng dân không loạn. Cho nên chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì h tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu (không ham muốn, không tranh giành), xơng cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn mà bọn trí xảo không hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều trị" [1, tr. 168]; "Dùng đạo mà trị thiên hạ thì quỷ không linh; chẳng những quỷ không linh mà thần cũng không làm hại đợc ngời; chẳng những thần không làm hại ngời mà thánh nhân cũng không làm hại ngời. Hai bên (một bên là quỷ, thần, thánh nhân một bên là ngời) không làm hại nhau, cho nên đức quy cả về dân" (chơng 60). Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXIV, số 3b-2005 102 Nếu trị quốc theo đạo tự nhiên vô vi, con ngời không can thiệp vào mà chỉ theo lẽ tự nhiên; đồng thời ruồng bỏ những bậc tài cao học rộng trở lại trạng thái ít, nớc nhỏ dân hèn; đa xã hội trở về trạng thái chất phác thật thà không tranh giành, đố kị lẫn nhau có thể làm cho trăm họ lạc nghiệp, xã hội thái bình, thịnh trị. Tóm lại: Những nội dung trên đây là những t tởng cơ bản về phạm trù đạo của Lão Tử trong "Đạo đức kinh". Những t tởng đó có thể cha bao quát đầy đủ những ý tởng mà Lão Tử muốn gửi gắm lại cho hậu thế; nhng phía chủ quan, tác giả bài báo mong muốn đem lại cho ngời đọc - nhất là sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị, những tri thức bổ ích trong quá trình học tập, nghiên cứu lịch sử triết học phơng Đông; đặng góp phần tìm ra những nét đặc thù của nền triết học đó khi cha có sự giao thoa, tiếp biến văn hoá giữa Đông và Tây. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử- Đạo đức kinh, NXB Văn hoá Thông tin, 2006. [2] Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phơng Đông, NXB Thành phố HCM, 1991. [3] Trơng Lập Văn, Đạo- Lịch sử triết học Phơng Đông, NXB KHXH, 1998. [4] Max Kaltenmark, (Phan Ngọc dịch), Triết học Trung Hoa, NXB Thế giới, Hà Nội, 1999. [5] Vũ Thế Ngọc, Lão Tử- Đạo đức kinh, NXB Lao Động, 2005. Summary A study on Lao Tus TAO category In the history of Chinese philosophy, TAO is a central category, especially, Lao Tu TAO category. The following main contents are focused in the article: TAO is the origin of creating a universe; TAO is the universes law of motion and development; TAO is inaction (wu-wei). Making a thorough study on it has both theoretical and practical significance. The result of the study is a good reference for the students of Politics-Law Department. (a) Khoa Giáo Dục Chính Trị, Trờng Đại học Vinh . khoáng hậu ở chỗ triết học của Lão Tử là hệ thống khái quát nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc trong đó phạm trù "đạo" là phạm trù cơ bản, phạm trù xuất phát để từ đó ông giải. Trong lịch sử triết học Trung Quốc, "Đạo" là một trong những phạm trù trung tâm - nhất là phạm trù Đạo của Lão Tử. Bài báo tập trung vào các nội dung: Đạo là bản nguyên tạo ra thế giới;. về phạm trù đạo của Lão Tử trong "Đạo đức kinh". Những t tởng đó có thể cha bao quát đầy đủ những ý tởng mà Lão Tử muốn gửi gắm lại cho hậu thế; nhng phía chủ quan, tác giả bài báo

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN