Ngắm nét cổ xưa của phố Tam Bạc pptx

5 259 0
Ngắm nét cổ xưa của phố Tam Bạc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngắm nét cổ xưa của phố Tam Bạc Phố Tam Bạc là một con phố chạy dài ven hữu ngạn sông Tam Bạc, được hình thành từ lâu đời trong quá trình phát triển đô thị Hải Phòng. Phố được mở từ thời Pháp thuộc, ban đầu gồm hai đoạn phố với tên gọi là Marésanne Proc và Gaull de Luis. Năm 1953, phố được đổi tên là Bạch Thái Bưởi. Sau năm 1954, chính quyền cách mạng tiếp quản thành phố và đổi tên phố thành phố Tam Bạc. Tên gọi này dựa trên việc tuyến phố chạy dọc theo sông có tên là Tam Bạc. Ngày nay, phố Tam Bạc trở thành con phố cổ nằm ở khu vực trung tâm thành phố với vẻ đẹp đi vào những tác phẩm nghệ thuật và ghi dấu sâu đậm vào lòng mỗi người dân Hải Phòng. Ai đến thành phố Cảng mà chưa thăm phố Tam Bạc có lẽ chưa thể gọi là đã đặt chân đến đất này. Một số hình ảnh của phố Tam Bạc hôm nay: Từ thế kỷ thứ 17, việc buôn bán và đánh cá ở sông Tam Bạc đã khá phát triển và là mầm mống của quá trình hình thành cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, diện mạo của phố chỉ bắt đầu được định hình khi có sự hiện diện của giới kinh doanh người Pháp và người Hoa từ thế kỷ 19 trở lại. Đây là khung cảnh khúc sông Tam Bạc nhìn từ trên cầu Lạc Long. Khúc sông này khi xưa từng là nơi tàu thuyền hoạt động tấp nập với những bến tàu nổi tiếng như bến tàu bến tầu Tây điếc của người Pháp và bến tàu của nhà tư sản Việt Nam Bạch Thái Bưởi. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phố Tam Bạc vẫn giữ được những nét cổ kính trong không gian kiến trúc với những tòa nhà có tuổi thọ gần một thế kỷ. Phố Tam Bạc đã có thời được gọi là phố người Hoa, do sự tập trung đông đúc và vai trò nổi bật của họ trong các hoạt động thương mại. Ngày nay, dấu ấn của người Hoa dường như vẫn còn phảng phất ở nơi đây. Không chỉ cổ kính về kiến trúc, nếp sống ở phố Tam Bạc vẫn còn mang đậm hơi thở nhẹ nhàng của một phố chợ bình dị và yên ả ven sông, chưa bị lấn át bởi sự sôi động của nhịp sống hiện đại. Những bến đò nhỏ đưa hành khách qua sông vẫn hoạt động không ngừng nghỉ, mặc dù đã có những cây cầu mới khang trang bắc qua sông Tam Bạc. Ngày nay vẫn còn hàng chục hộ dân sinh sống trên những con thuyền neo đậu rải rác dọc bờ sông Tam Bạc. Hoạt động thương mại trên khúc sông Tam Bạc hầu như không còn nữa, công việc chính của người dân ở đây bây giờ là đánh bắt cá và chuyên chở các loại hàng hóa dọc theo các tuyến đường sông xung quanh thành phố. Trong công tác bảo tồn, Phố cổ Tam Bạc đã nhận được sự đầu tư khá lớn từ thành phố Hải Phòng, gồm các hạng mục nâng cấp mặt đường Tam Bạc, kè đá bờ sông và xây dựng hệ thống lan can phù hợp với cảnh quan bờ sông. Phía bên kia sông, đối diện với phố Tam Bạc, những biệt thự mới được xây dựng tạo nên nét tương phản trẻ trung và hiện đại với sự trầm mặc, rêu phong của phố cổ và cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của thành phố. Việc bảo tồn phố cổ Tam Bạc không chỉ có ý nghĩa về phương diện lịch sử - văn hóa mà còn góp phần quan trọng cho việc phát triển ngành du lịch của thành phố cảng. Hòn Dấu - Một khám phá mới Hải Phòng từ lâu được xem là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dấu hiện đang là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình của du khách khi đến với Hải Phòng. Cây đèn biển hơn trăm tuổi với ngọn hải đăng chiếu xa tới 40 km được mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc - một nét hấp dẫn đối với du khách đến với Hải Phòng. Mang hơi thở của rừng nguyên sinh, tuy không đến mức kỳ bí và hoang vu nhưng Hòn Dấu tạo được ấn tượng về một không gian dễ chịu, trong lành. Người ta kể rằng, xa xưa trong những cuộc vận động của thềm lục địa, một phần dãy núi đã tách khỏi bán đảo Đồ Sơn trôi dần ra phía biển, trở thành cửa ngõ của Hải Phòng. Trong con mắt người xưa, non sông luôn mang hình tượng, đảo Hòn Dấu có chín con rồng chầu về viên ngọc. Từ bến Nghiêng, con tàu chở du khách lướt trên những con sóng uốn lượn, chỉ khoảng 20 phút, màu xanh ngút ngát của chốn núi rừng hoang sơ đã ùa vào trước mắt, khoe vẻ đẹp thanh khiết giữa mặt biển. Đền thờ Nam Hải Thần Vương ngự ngay cạnh bến tàu, vẻ đẹp linh thiêng được tôn lên nhờ bãi sỏi uốn lượn như muôn ngàn nốt nhạc vô thanh thả xuống rì rào sóng biển. Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị Ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Chính vì thế đảo luôn vẹn nguyên, cống hiến cho du khách cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Rừng ở đây còn vẹn nguyên cả ba tầng thực vật, cơ man những gốc cây cổ thụ to lớn, điểm xuyết những cây thân thảo, thân bò, thân leo gieo vào lòng du khách cảm giác hoang vu. Hiện nay, Hải Phòng đang cố gắng phấn đấu xây dựng thương hiệu du lịch cho mình, giống như Hà Nội - thành phố vì hòa bình, Đà Lạt - thành phố Hoa, Đà Nẵng - thành phố biển… . Ngắm nét cổ xưa của phố Tam Bạc Phố Tam Bạc là một con phố chạy dài ven hữu ngạn sông Tam Bạc, được hình thành từ lâu đời trong quá trình phát triển đô thị Hải Phòng. Phố được mở. thành phố Cảng mà chưa thăm phố Tam Bạc có lẽ chưa thể gọi là đã đặt chân đến đất này. Một số hình ảnh của phố Tam Bạc hôm nay: Từ thế kỷ thứ 17, việc buôn bán và đánh cá ở sông Tam Bạc đã. Việt Nam Bạch Thái Bưởi. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, phố Tam Bạc vẫn giữ được những nét cổ kính trong không gian kiến trúc với những tòa nhà có tuổi thọ gần một thế kỷ. Phố Tam Bạc đã

Ngày đăng: 23/07/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan