"Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX ppt

7 342 1
"Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX Tuy chỉ hoạt động trong khoảng 5 năm (1904-1908) rồi bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng phong trào Duy Tân đã tạo được ảnh hưởng rộng lớn khắp đất nước, và những dư âm của nó vẫn còn vang tới tận ngày nay. Trong những thời điểm đặc biệt của hiện tại, mỗi khi đứng trước cơ hội và thách thức mới, người ta vẫn không ngừng phân tích, so sánh, đánh giá về phong trào Duy Tân và các lãnh tụ của nó, cũng như những bài học quý giá mà nó để lại (1) . Và để có được thành công trong quãng thời gian ngắn ngủi đó, những tiền đề đã được tạo dựng trước đó gần một thế kỷ. Con đường canh tân thực chất đã được khai mở từ giữa thế kỷ XIX bởi nhiều trí thức Nho học có tư tưởng tiến bộ như Lý Văn Phức, Phan Huy Chú, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch Những người này, do công việc (đi theo các phái bộ ngoại giao) hoặc do du học, may mắn được ra nước ngoài. Một thế giới khác mở ra làm họ choáng váng. Các nước phương Tây như Pháp, Tây Ban Nha phô diễn sức mạnh gần như không tưởng của kỹ nghệ và sự giàu có vật chất, còn các nước phương Đông như Nhật Bản, Cao Ly lại phô diễn sức mạnh của ý chí tự trị tự cường và thành quả tốt đẹp của việc mở cửa giao thương với phương Tây. Chính vì thế, khi trở về nước, họ đã trình bày những điều “thực mục sở thị” hoặc các ý tưởng canh tân của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, như Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức hàng chục bản điều trần, hoặc Lý Văn Phức với tập ghi chép Tây hành kiến văn kỷ lược (2) , Phan Huy Chú với Hải trình chí lược (3) , Phạm Phú Thứ với tập nhật ký giới thiệu những kỳ tích của nền văn minh Tây phương trong hành trình tới Pháp và Tây Ban Nha của phái bộ Phan Thanh Giản năm 1863 mà ông là một thành viên (4) , Nguyễn Lộ Trạch với Thiên hạ đại thế luận (5) , hoặc bắt tay vào thực hiện, biến các ý tưởng ấy thành công việc cụ thể, như Đặng Huy Trứ (mở nhiều hiệu buôn ở Hà Nội, động viên sĩ phu mở đồn điền vừa sản xuất nông nghiệp vừa luyện quân, xuất khẩu thiếc ra nước ngoài; đồng thời cho thành lập và quản lý Ty Bình Chuẩn là cơ quan chuyên lo việc kinh doanh của triều đình ở Hà Nội); “ trong hơn 1 năm cai quản việc kinh doanh đó, Đặng Huy Trứ đã làm lợi cho triều đình hàng ngàn lạng bạc” (6) . Tuy nhiên, họ đã không thực sự thành công. Bởi vì, hoặc là họ đã đi quá xa trong hoàn cảnh triều đình nhà Nguyễn vẫn còn khư khư chính sách “bế quan tỏa cảng”; hoặc những ý tưởng canh tân mới mẻ và táo bạo ấy đã vấp phải những quan niệm cực kỳ bảo thủ từ trong chính tầng lớp được xem là rường cột của đất nước. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Siêu (1799- 1872) cho rằng “Trong việc vi chính, binh lương chỉ cần làm thế nào cho đủ là được, chứ không cần phải làm cho giàu mạnh” (7) , hoặc Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889): “nếu nói dùng tàu thủy để buôn bán, làm cho nước giàu, thì từ xưa chăm nghề nông, trọng lúa gạo đều có thể làm giàu cho nước, chưa từng nghe lấy việc buôn bán làm giàu bao giờ” (8) . Bên cạnh đó, thái độ coi thường nghề buôn bán và khinh miệt tầng lớp thương nhân đã vô hình trung đóng nốt cánh cửa còn lại trước những cố gắng của họ, và làm nản lòng các phái bộ nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đặt quan hệ giao thương với triều đình nhà Nguyễn (chẳng hạn, dưới đây là nhận xét của một thành viên trong phái đoàn thương mại Hoa Kỳ đến Việt Nam hai lần nhưng đều thất bại: “ có những trở ngại khác nằm trong sự ước lượng thấp kém về các thương nhân (người viết nhấn mạnh) mà phía Cochinchina (tức Nam Kỳ - chú của người dịch) đã có thành kiến, và những cuộc chiến tranh nội thù và chống ngoại xâm thường xuyên làm cho chính quyền xao lãng [ngoại thương] trong thời gian dài” (9) ). Vả lại, họ không có được những phương tiện hỗ trợ cần thiết để tìm kiếm hay tập hợp sự ủng hộ đông đảo của những người cùng chí hướng cũng như phổ biến rộng rãi những tư tưởng và ý tưởng của họ đến một đối tượng rộng lớn hơn. Từ năm 1858, đội quân viễn chinh Pháp đã mang đến Việt Nam vũ khí chiến tranh hiện đại và những chiến lược thôn tính lâu dài cả về lãnh thổ lẫn văn hóa. Sự hiện diện của một nền văn minh khác bên cạnh nền văn minh Trung Hoa vốn độc tôn chiếm lĩnh cả tư tưởng, học thuật lẫn khoa cử ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước, đã đặt tầng lớp trí thức vào tình thế phải chọn lựa và bị phân hóa: hoặc là tiếp tục đi theo con đường đã được “lập trình” sẵn: học hành, thi cử và làm quan như tổ tiên của họ, mà con đường này, như đã thấy, sẽ trở nên bế tắc và sẽ bị đóng lại vĩnh viễn không lâu sau đó (kỳ thi cuối cùng ở Bắc Kỳ vào năm 1915 và sau đó 4 năm là kỳ thi Hội cuối cùng ở Trung Kỳ), hoặc là đi theo con đường mới (các trường hậu bổ, trường sĩ hoạn được mở trước, trong và sau khi các kỳ thi bị bãi bỏ, nhằm đào tạo một lớp viên chức mới có trình độ chuyên môn thay thế cho lớp quan chức cũ), vốn cũng chưa định hình rõ ràng. Đương nhiên còn có những con đường khác, nhưng không phải ai cũng đủ mạo hiểm và sáng suốt để dấn thân. Ở một góc độ khác, sự xuất hiện của báo chí và các phương tiện truyền thông do người Pháp mang tới đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người Việt giai đoạn chuyển đổi thế kỷ trong hoàn cảnh bị xâm lược. Do những ưu thế vượt trội: in ấn nhanh chóng, phổ biến rộng rãi, cập nhật thông tin dễ dàng, đề cập tới hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, báo chí đã cấp cho các trí thức yêu nước Việt Nam một phương tiện hữu hiệu để thực hiện khát vọng canh tân tự cường của mình. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, Gia Định báo (1865), tuy chỉ là một tờ công báo của chính phủ Pháp, nhưng từ khi được giao cho các Chủ bút người Việt như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký với sự cộng tác của Huỳnh Tịnh Của (từ 1869), Gia Định báo đã trở thành nơi tập dượt viết báo viết văn cho các trí thức Tây học vốn còn ít ỏi thời ấy, đồng thời không ngừng truyền bá và phổ cập chữ quốc ngữ đến mọi tầng lớp dân chúng và đã trực tiếp góp phần biến chữ quốc ngữ từ địa vị ngôn ngữ công cụ trong ý đồ của người Pháp trở thành ngôn ngữ văn hóa, đem kiến thức Âu Mỹ phổ biến vào đời sống chung, hòa nhập vào những kiến thức Nho học và kiến thức dân gian bản địa cổ truyền. Tờ báo kinh tế đầu tiên, tờ Nông cổ mín đàm (NCMĐ) xuất hiện muộn hơn 35 năm, và được sử dụng cho mục đích khác. Tờ báo này ra đời bởi một Nghị định của Quan Tổng thống Đông dương tại Sài Gòn ngày 14 Févier năm 1901, Paul Doumer. Nghị định này có 2 điều, nguyên văn như sau: - Điều thứ nhứt: chuẩn cho ông Canavaggio lập nhựt-trình Nông cổ in chữ quốc-ngữ và chữ nho. - Điều thứ hai: Quan thống-đốc Nam-kỳ cùng quan Chưởng lý đề hình trong cõi Đông-dương đều tùy theo phận sự lãnh thi hành Nghị-định này. Tờ báo ra mắt vào ngày 1 Aoút 1901. Tên báo được in bằng chữ quốc ngữ, bên dưới là 4 chữ Nông cổ mín đàm bằng chữ Hán, sau cùng là một hàng chữ Pháp. Báo ra thứ Năm hàng tuần. Chủ nhiệm: Canavaggio; Chủ bút: lần lượt các ký giả Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt Thời gian đầu, địa điểm của tòa soạn thay đổi liên tục, cuối cùng tọa lạc ở số 12 đường Cap St – Jacques, Sài Gòn. Mục đích của việc xuất bản tờ báo được nói khá rõ ở lời “tự tự”, số 1: thứ nhất, vì ông Chủ nhiệm Canavaggio đã gắn bó với Nam Kỳ hai mươi năm chẵn, có lòng thương mến đất và người phương Nam; thứ hai, “trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục-tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem không thi thố cùng người mà trục lợi”. Mục đích này tiếp tục được nói rõ hơn ở số 29, mục Bổn quán cẩn tín: “để làm sự đại hữu ích cho người bổn quốc trước là xem chơi truyện vui và lại luận việc lợi hại phải chăng, cho rõ thấy, may có đồng tâm đồng chí mà học bán học buôn, học trồng học trĩa”. Phạm vi phổ biến của tờ báo khá rộng, hầu khắp Lục tỉnh, nhưng số người mua báo không nhiều. Căn cứ vào mục Bổn quán cẩn tín số 39 (ngày 22 Mai 1902, trang 6), thì sau gần 1 năm phát hành, đã có 325 người mua báo, chủ yếu là quan chức và điền chủ ở các địa phương, như cai tổng, hội đồng, hương chủ, tri huyện, và các công chức nhà nước - tức là những người biết đọc chữ quốc ngữ và có quan tâm đến các vấn đề mà tờ báo đề cập đến. So với tờ Gia Định báo thì số lượng phát hành của NCMĐ quả là khiêm tốn hơn nhiều, có lẽ bởi Gia Định báo là công báo, do chính phủ Pháp tài trợ để in ấn, và buộc các làng các tổng phải mua, trong khi NCMĐ là tờ báo tư nhân và tự trang trải tài chính. Đây là tờ báo đầu tiên đăng từng số cho đến hết tác phẩm Tam quốc chí do Canavaggio dịch (nhưng theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, người thực sự dịch tác phẩm này là Dũ Thúc Lương Khắc Ninh), thường là in ở trang 2, 3 và 4. Các trang 4, 5 và 6 có đăng một số truyện dịch khác của Anh, Pháp hoặc Trung Quốc, thơ ca do các cộng tác viên sáng tác, mục Điểmbáo châu Âu, hướng dẫn cách thức vệ sinh phòng bệnh hoặc trồng trọt chăn nuôi, thông báo số lượng và giá lúa gạo bán đi các nước; 2 trang cuối dành cho quảng cáo, rao vặt. Thương cổ luận là mục chính, thường đăng ở trang 1 và 2 của tờ báo, xuất hiện ngay từ số đầu tiên, và chỉ tạm dừng 7 số (từ số 73 đến số 79) do tác giả của mục này - ông Lương Khắc Ninh (10) , đi dự đấu xảo tại Hà Nội. Đến năm 1906, có lẽ vì những thay đổi nhân sự trong tòa báo (Trần Chánh Chiếu làm Chủ bút thay Lương Khắc Ninh), Thương cổ luận chính thức giã từNông cổ mín đàm. Được viết bằng văn xuôi quốc ngữ (một vài số có lẫn văn vần), Thương cổ luận chủ yếu bàn về việc thương nghiệp, kêu gọi hùn vốn lập hội buôn bán để cạnh tranh với Hoa kiều và Ấn kiều. Tuy chỉ đề cập đến một vấn đề tưởng chừng rất đơn giản và cũng chưa hẳn là cấp thiết lúc bấy giờ, nhưng chính là từ góc độ này mà Thương cổ luận đã chạm đến một trong những quan niệm khá phức tạp và đầy mâu thuẫn của người Việt, đặc biệt là của giới trí thức Nho học (trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến quan niệm chính thống và thuần túy lý thuyết): nghề buôn bán là hạ đẳng và các thương nhân là loại người không đáng tôn trọng. Trong tứ dân (sĩ - nông - công - thương), thương nhân là tầng lớp cuối cùng, thường bị gọi bằng những danh xưng đầy miệt thị, hoặc luôn bị đề phòng bởi khó có thể tin cậy: “buôn gian bán lận”, hay: “thật thà cũng thể lái buôn” (11) . Tư tưởng an bần lạc đạo, khinh ghét sự giàu sang do buôn bán mà có đã thấm sâu vào đời sống văn hóa không chỉ của giới trí thức Nho học mà còn phổ quát trong toàn dân chúng. Có lẽ vì thế mà các thế hệ người Việt vẫn luôn răn dạy con cháu “đói cho sạch rách cho thơm” nhằm củng cố niềm tự hào “giấy rách giữ lề” trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chứ quyết không chịu hạ mình tìm kiếm sự giàu có, mặc dù không phải họ không biết cách làm giàu. Vấn đề là ở chỗ, ngoài con đường giàu có nhờ làm quan được cho là vinh hoa phú quý, họ không nhìn thấy một cách nào khác để trở nên giàu có, ngoài việc buôn bán: “phi thương bất phú”. Nhưng đó lại là cách mà họ không muốn, bởi “phú” do “thương” là điều không đáng tự hào và không được hoan nghênh, và cũng bởi, đó là một nghề đầy rủi ro, đòi hỏi phải mạo hiểm: có phúc làm quan, có gan làm giàu. Ngay cả các triều đại phong kiến cũng không ngừng thực hiện chính sách trọng nông ức thương trong suốt nhiều thế kỷ nhằm bảo vệ vương quyền và kiềm chế sự giàu có nhanh chóng của tầng lớp thương nhân. Cho đến thời bao cấp ở miền Bắc Việt Nam, những danh xưng “gian thương”, “con phe”, “bọn phe phẩy”, “quân đầu cơ tích trữ” là để chỉ loại đối tượng bị lên án và bị căm ghét nhất: những người buôn bán. Theo quan niệm của số đông lúc ấy, kể cả các nhà chức trách, dường như chính họ (những người buôn bán) chứ không phải ai khác, là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm về tình hình khan hiếm lương thực, vật dụng trong xã hội, là kẻ chuyên trục lợi cá nhân trên sự thiếu thốn chung của người dân. Trong khi trên thực tế, vai trò của họ ít nhiều có ý nghĩa tích cực hơn, chẳng hạn như việc phân phối lại một số sản phẩm vốn bao giờ cũng hiếm hoi và thiếu thốn do chính sách phân phối bất công và độc quyền của mậu dịch quốc doanh đương thời. Ngay từ số đầu tiên, mục Thương cổ luận đã tuyên chiến với quan niệm cũ bằng lời khẳng định: “Sự đại thương là đệ nhứt cách giúp cho dân phú quốc cường”. Điểm mấu chốt Lương Khắc Ninh dựa vào để bàn chuyện đại thương chính là chữ lợi (chỉ riêng số 1, trong 2 cột báo của mục này, đã có đến 20 chữ lợi), nhưng không phải là cái lợi riêng của một cá nhân mà là cái lợi chung của cả một dân tộc (12) . Có điều, khác với những nhà Duy Tân sau này, về tư tưởng, Lương Khắc Ninh vẫn phải mượn đạo Khổng để hô hào canh tân. Theo ông, việc “thương cổ” là cần kíp và hữu ích nhưng nhất thiết phải hợp với tam cương ngũ thường: “Cách đại thương là làm cho nhơn dân trong nước hưởng, người giàu người nghèo, kẻ giỏi kẻ dở, đều hưởng hết, và lại có luân thường mới đặng, là nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín Nếu điều chi làm mà phải có cho đủ luân thường, thì là chẳng phải đều quấy, dầu quốc gia, dầu vương bá, cũng chẳng bỏ qua khỏi ngũ thường cho đặng?” (số 36). . "Thương cổ luận" - Một chỉ dấu trên con đường duy tân đầu thế kỉ XX Tuy chỉ hoạt động trong khoảng 5 năm (190 4-1 908) rồi bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng phong trào Duy Tân đã tạo được. như sau: - Điều thứ nhứt: chuẩn cho ông Canavaggio lập nhựt-trình Nông cổ in chữ quốc-ngữ và chữ nho. - Điều thứ hai: Quan thống-đốc Nam-kỳ cùng quan Chưởng lý đề hình trong cõi Đông-dương đều. nước Việt Nam một phương tiện hữu hiệu để thực hiện khát vọng canh tân tự cường của mình. Tờ báo quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, Gia Định báo (1865), tuy chỉ là một tờ công báo

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan