Vitamin A - Xin chớ lạm dụng Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường, cần thiết cho sức khỏe thị giác, giúp cho các tế bào trong một loạt cấu trúc của mắt luôn khỏe mạnh Ngoài ra, nó còn rất quan trọng đối với sự biến đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh trong võng mạc, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của phôi thai và thai nhi, cần thiết cho chức năng sinh sản, vì nó gây ảnh hưởng lên chức năng và sự phát triển của tinh trùng, buồng trứng và nhau thai… Vitamin A có rất nhiều trong gan, cá thịt sữa, trứng… trong các loài thực vật như gấc, cà rốt, cà chua, rau xanh Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nếu như sử dụng không đúng cách, chúng ta sẽ gặp phải những tác dụng bất lợi của vitamin A mà điển hình là tình trạng viêm gan cấp hoặc mạn. Trong phạm vi bài viết này, xin được đề cập đến nhưng mặt tích cực cũng như những tác dụng không mong muốn của vitamin A. 1. Vậy vitamin A có những tác dụng gì? Trên mắt: vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt điều tiết, có thể nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Sở dĩ có khả năng này là do trong bóng tối Vitamin A (cis - retinal) kết hợp với opsin tạo nên sắc tố võng mạc là rhodopsin – đây là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi ra ánh sáng lại xảy ra quá trình ngược lại. do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây ra bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mù lòa. Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần thiết cho quá trình biệt hóa các tế bào ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể,nhất là biểu mô trụ của mô mắt.Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sừng hóa. Vì vậy nếu thiếu vitamin A, quá trình bài tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi. Trên xương: cùng với vitamin d, vitamin A có vai trò cho sự phát triển xương, tham gia vào sự phát triển của cơ thể, đặc biệt ở trẻ em, do đó nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương chậm lớn. Trên hệ miễn dịch: giúp phát triển lách và tuyến ức – hai cơ quan quan trọng tạo ra các lympho bào. Gần đây có nhiều công trình chứng minh tác dụng của vitamin A và tiền chất của nó là caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với tác nhân gây ung thư. Ngoài ra khi thiếu vitamin A còn có thể gây tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc. 2. Ai dễ bị thiếu vitamin A? Những người kiêng ăn gan, các sản phẩm sữa và các loại rau chứa beta caroten - tiền tố vitamin A và sẽ chuyển thành vi tố này trong cơ thể. Trẻ sơ sinh quá nhẹ cân. Người bị suy tuyến giáp gây giảm hoạt động chuyển hóa beta caroten thành vitamin A. Người già bị tiểu đường type 2. Các dấu hiệu thiếu vitamin A sớm nhất là thị lực ban đêm yếu, ngoài ra có thể đi kèm khô da, dễ bị nhiễm trùng 3. Cần bổ sung như thế nào? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phòng ngừa thiếu vitamin A dùng 5000 – 10.000 UI/ngày. Phần lớn thì mức hấp thu dưới 25.000 IU (tương đương 7.500 mcg) vitamin A mỗi ngày là an toàn. Tuy nhiên, người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh gan thì không vượt quá 15.000 IU/ngày, trừ phi có chỉ định của bác sĩ. Đối với phụ nữ mang thai, mức hấp thu tối ưu vẫn đang được đánh giá lại, song dưới 10.000 IU (3.000 mcg) mỗi ngày là an toàn. 4. Những tác dụng không mong muốn Ngộ độc cấp: khi dùng liều rất cao, người lớn > 1.500.000 UI/ ngày, trẻ em > 300.000 UI/ngày, thường xuất hiện sau khi uống thuốc 4 – 6h, biểu hiện hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, kích thích, tiêu chảy, co giật, mê sảng. Ngộ độc mạn: khi dùng liều trên 100.000 UI/ ngày trong 10 – 15 ngày, biểu hiện mệt mỏi, kích thích, rối loạn tiêu hóa, gan to, lách to, da đổi màu, nứt nẻ, rụng tóc chảy máu, tăng calci, phù nề, trẻ em có thể tăng áp lực nội sọ, ù tai ngừng phát triển xương dài…phụ nữ có thai dùng kéo dài sẽ gây quái thai. Đáng lưu tâm nhất là khả năng gây ngộ độc cho gan. Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc gan phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (>25.000 đơn vị /ngày) có thể gây ngộ độc mãn tính và tổn thương gan. Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000 - 40.000 đơn vị /ngày trong một năm , nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng vài tháng. Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng. Nhiều bệnh nhân có bệnh gan do vitamin A gây ra có khi không nhận thấy , chỉ khi bác sĩ lâm sàng thấy có hiện tượng bệnh nhân dùng vitamin A kéo dài kèm viêm gan mỡ, tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì mới phát hiện ra. Người nghiện rượu nguy cơ càng cao. Tóm lại, dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với co thể, song chúng ta cũng không nên lạm dụng nó, tốt nhất trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sỹ. . Vitamin A - Xin chớ lạm dụng Vitamin A là dạng vitamin tan trong dầu, có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể giúp tế bào thực hiện hoạt động sao chép bình thường,. bài viết này, xin được đề cập đến nhưng mặt tích cực cũng như những tác dụng không mong muốn c a vitamin A. 1. Vậy vitamin A có những tác dụng gì? Trên mắt: vitamin A có vai trò tạo sắc. hai cơ quan quan trọng tạo ra các lympho bào. Gần đây có nhiều công trình chứng minh tác dụng c a vitamin A và tiền chất c a nó là caroten có tác dụng chống oxy h a và tăng sức đề kháng của