105 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H ỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN HỘ NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN MỨC SỐNG Phan Thị Minh Lý, Trần Thị Bích Ngọc Nguyễn Việt Đức, Hoàng Thị Thu Hiền, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Nguyễn Thị Tịnh Ngân hàng Chính sách Xã hội Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Dựa trên kết quả điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2003 - 2007, theo quan điểm tiếp cận mức sống, bài viết này phân tích và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho người nghèo của NHCSXH Thừa Thiên - Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khoản vay từ ngân hàng đã có tác động tích cực đến tăng phúc lợi kinh tế - xã hội và tăng mức sống cho các hộ vay, nhưng mức độ tác động còn rất hạn chế, tỷ lệ hộ vay thoát khỏi ngưỡng nghèo là khá cao (64%). Tuy nhiên, cần lưu ý là, các hộ tuy đã thoát nghèo nhưng đa số vẫn ở mức cận nghèo và nguy cơ tái nghèo trở lại là rất lớn, vì vậy, họ cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía Nhà nước, Ngân hàng CSXH và cộng đồng xã hội để vươn lên thoát nghèo thực sự. 1. Đặt vấn đề Tác động của tín dụng đến xóa đói giảm nghèo nói chung và ở Việt Nam nói riêng là ch ủ đề của nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Vai trò quan tr ọng của hoạt động cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo nhằm giúp h ọ thoát nghèo đã được khẳng định trong nghiên cứu của Yasmine F. Nader, (2007), Shahidur R. Khandker (2005) và Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002). Đặc biệt, nghiên c ứu của M. H. Quach, A. W. Mullineux & V. Murinde (2004) dựa trên số liệu điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 1992/1993 và năm 1997/1998 đã đưa ra k ết luận là tín dụng nông thôn có tác động tích cực đến giảm nghèo. Tuy nhiên, nghiên c ứu này dựa trên nguồn số liệu đã khá cũ. Về tác động của việc cấp tín dụng cho ng ười nghèo thông qua kênh của hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn Thừa Thiên - Huế cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được công bố. Xuất phát t ừ thực tiễn đó, việc đo lường và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho ng ười nghèo của NHCSXH Thừa Thiên Huế lên mức sống của các hộ vay vốn tại địa ph ương là một chủ đề đáng được nghiên cứu. Trong bài báo này, tác giả trình bày về kết qu ả phân tích, đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho người nghèo của NHCSXH 106 Thừa Thiên Huế đến phúc lợi kinh tế - xã hội của các hộ vay vốn, giúp họ cải thiện cuộc s ống và tiến đến thoát nghèo dựa trên số liệu khảo sát 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng giai đoạn 2003 đến 2007. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong các nghiên c ứu về tín dụng cho người nghèo, hai phương pháp tiếp cận th ường được sử dụng, đó là tiếp cận thể chế và tiếp cận theo mức sống. Theo cách tiếp c ận thứ nhất, các tổ chức tài chính cấp tín dụng cho người nghèo nhằm mục tiêu lợi nhu ận. Theo cách tiếp cận thứ hai, việc cấp tín dụng cho người nghèo nhằm mục tiêu nâng cao m ức sống của họ hơn là lợi nhuận của các tổ chức tài chính. Ở Việt Nam, phù h ợp với mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH, cách tiếp cận thứ hai là thích h ợp. Theo quan điểm mức sống, tác động của tín dụng cho người nghèo được thể hiện qua nh ững biến số về phúc lợi kinh tế - xã hội của hộ nghèo. Thứ nhất, biến thu nhập và bi ến chi tiêu của hộ vay vốn. Đây là hai biến rất quan trọng, bởi vì các hộ nghèo muốn c ải thiện cuộc sống, họ cần tăng chi tiêu, muốn tăng chi tiêu, cần phải tăng thu nhập. Nh ững biến về chi tiêu được xem xét bao gồm tổng chi tiêu, chi tiêu cho ăn uống và chi tiêu ngoài ăn uống của hộ. (M. H. Quach, A. W. Mullineux, V. Murinde (2004). Thứ hai, trình độ học vấn của trẻ em trong gia đình cũng là một biến quan trọng, bởi nó thể hiện tác động của tín dụng cho người nghèo trong việc nâng cao dân trí cho các hộ vay vốn. Để ước lượng tác động của khoản tín dụng từ NHCSXH Thừa Thiên Huế đến phúc lợi kinh t ế - xã hội của hộ nghèo vay vốn, 5 mô hình hồi quy bội được sử dụng, trong đó bi ến phụ thuộc là các biến đại diện phúc lợi của hộ nghèo và biến độc lập là giá trị của kho ản vay tại NHCSXH Thừa Thiên Huế. Ngoài ra còn có các biến kiểm soát như tuổi c ủa chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên đi làm. Các mô hình h ồi quy được viết dưới dạng như sau : (1) TN i = α 1 + β 1 .KV i + γ 1 .TCH i + δ 1 .HVCH i + θ 1 .TVDL i + ε 1i (2) CT i = α 2 + β 2 .KV i + γ 2 .TCH i + δ 2 .HVCH i + θ 2 .TVDL i + ε 2i (3) CTAU i = α 3 + β 3 .KV i + γ 3 .TCH i + δ 3 .HVCH i + θ 3 .TVDL i + ε 3i (4) CTNAU i = α 4 + β 4 .KV i + γ 4 .TCH i + δ 4 .HVCH i + θ 4 .TVDL i + ε 4i (5) HVTE i = α 5 + β 5 .KV i + γ 5 .TCH i + δ 5 .HVCH i + θ 5 .TVDL i + ε 5i Trong đó: TN i : Thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ vay vốn i CT i : Chi tiêu bình quân đầu người/tháng của hộ vay vốn i CTAU i : Chi tiêu ăn uống bình quân đầu người/tháng của hộ vay vốn i CTNAU i : Chi tiêu ngoài ăn uống bình quân đầu người/tháng của hộ vay vốn i HVTE i : Trình độ học vấn của trẻ em trong độ tuổi đi học của hộ vay vốn i 107 KV i : Khoản vay bình quân đầu người của hộ vay vốn TCH i : Tuổi của chủ hộ vay vốn i HVCH i : Học vấn của chủ hộ vay vốn i TVDL i : Số thành viên có việc làm của hộ vay vốn i H ệ số được quan tâm nhất trong các mô hình hồi quy trên đây là β 1 , β 2 , β 3 , β 4 và β 5 . Nếu những hệ số này có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê thì khoản vay tại NHCSXH Th ừa Thiên Huế có tác động tích cực lên phúc lợi của các hộ nghèo vay vốn, ng ược lại, nếu các hệ số này âm, các khoản vay không tác động tích cực. Một khía cạnh quan tr ọng khác thể hiện tác động của hoạt động tín dụng của NHCSXH Thừa Thiên Hu ế, đó là tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi vay vốn. Vì vậy, chỉ tiêu này cũng được đưa vào để xem xét. 3. Giới thiệu khái quát về NHCSXH Thừa Thiên - Huế và hoạt động tín dụng cho ng ười nghèo của ngân hàng Ngân hàng CSXH Vi ệt Nam ra đời theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002, sau đó Chi nhánh Ngân hàng CSXH Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quy ết định số 50/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH và chính th ức đi vào hoạt động ngày 22/04/2003. Trụ sở chính của ngân hàng hi ện đóng tại số 49 Nguyễn Huệ - Thành phố Huế. Cơ cấu tổ chức hiện tại của Ngân hàng bao g ồm Hội đồng quản trị, Ban đại diện HĐQT (12 thành viên), Ban giám đốc (1 giám đốc và 2 phó giám đốc) và 4 phòng (Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Phòng K ế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ và Phòng Hành chính - Tổ chức). Ngân hàng có 1 h ội sở tại Thành phố Huế và 8 phòng giao dịch đặt tại 8 huyện trong t ỉnh. (Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế). Theo Báo cáo tổng kết 5 n ăm hoạt động của NHCSXH Thừa Thiên Huế, ngân hàng đã có những đóng góp đáng k ể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tổng vốn huy động của ngân hàng luôn t ăng mạnh và trong 5 năm đạt 717.214 triệu đồng, tổng dư nợ cũng tăng nhanh và đạt 614.884 triệu năm 2007, trong đó tỷ lệ cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ tr ọng cao nhất (từ 70% đến 82%), tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh và chỉ còn 2,96% năm 2007. Đây là những con số rất ấn tượng thể hiện kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng c ủa NHCSXH Thừa Thiên Huế. Có thể nói hoạt động tín dụng của NHCSXH Thừa Thiên Hu ế đang ở tình trạng rất tốt. Mô t ả mẫu điều tra hộ nghèo vay vốn ở ngân hàng Chính sách Xã hội Thừa Thiên Hu ế Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, công th ức của Cochran (1977) đối với tổng thể vô hạn được sử dụng với các giá trị lựa chọn nh ư sau: 108 2 2 )1( c pxpxZ ss − = (1) Trong đó : ss là cỡ mẫu đối với tổng thể, Z là giá trị ngưỡng của phân phối chuNn v ới Z = 1,96 (tương ứng với độ tin cậy là 95%); p = 0,5 là tỷ lệ ở mức tối đa, c = 7% là sai s ố. Sau đó, cỡ mẫu ss được điều chỉnh theo số cá thể trong tổng thể nghiên cứu theo công th ức: pop ss ss ss 1 1 ' − + = (2) Trong đó : ss’ là cỡ mẫu cần thiết, pop là số cá thể trong tổng thể nghiên cứu, t ương ứng trong nghiên cứu này là tổng số hộ nghèo vay vốn của NHCSXH Thừa Thiên - Hu ế từ năm 2003 đến 2007 (pop = 94.545). Kết quả tính toán cho thấy cỡ mẫu ss' gần b ằng 196 hộ. Trên thực tế, 20% số hộ được chọn thêm để đề phòng rủi ro, như vậy số hộ điều tra là 235 hộ, số phiếu thực tế thu hồi là 217, đạt 91,6%, 6 phiếu không đủ thông tin nên b ị loại, số phiếu thực tế đưa vào xử lý và phân tích là 211 với cơ cấu như trình bày ở bảng 1 dưới đây. Riêng huyện A Lưới, do điều kiện giao thông khó khăn nên chúng tôi không ti ến hành điều tra. Bảng 1: Cơ cấu tổng thể và mẫu điều tra STT Địa bàn T ổng thể nghiên cứu (h ộ nghèo vay vốn từ 2003-2007) Mẫu điều tra thực tế S ố lượng (hộ) Tỷ trọng (%) S ố lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) 1 Phong Điền 10.175 10,76 20 9.5 2 Quảng Điền 10.837 11,46 25 11.8 3 Hương Trà 10.098 10,68 24 11.4 4 Phú Vang 14.899 15,76 36 17.1 5 Hương Thủy 9.492 10,04 23 10.9 6 Phú Lộc 13.496 14,27 32 15.2 7 Nam Đông 3.797 4,02 10 4.7 8 A Lưới 4.630 4,90 0 0.0 9 Hội sở (Huế) 17.121 18,11 41 19.4 Toàn tỉnh 94.545 100 211 100 (Nguồn: Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) Theo k ết quả trình bày ở bảng 2, số chủ hộ là nam chiếm tỷ trọng nhiều hơn nữ, (56,9%), độ tuổi trung bình là 47, trình độ của các chủ hộ là tương đối thấp (cao nhất là l ớp 12), đa số chưa qua đào tạo (85,3%), hơn 80% sống ở nông thôn nên nghề nghiệp ch ủ yếu là nông dân (54%), nhà ở chủ yếu là nhà tranh và nhà tạm (57%), số nhân khNu 109 trung bình tương đối cao, (5 nhân khNu/hộ), trong đó số lao động trung bình chỉ là 2,7 v ới hơn 48% lao động là có việc làm thường xuyên. Có thể thấy, ngoài yếu tố thiếu vốn, s ố nhân khNu đông, trình độ dân trí thấp và tình trạng việc làm bấp bênh là một trong nh ững nguyên nhân quan trọng gây nên nghèo đói của các hộ được điều tra. Bảng 2: Đặc điểm chung của các hộ điều tra Ch ỉ tiêu Số lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) Ch ỉ tiêu Số lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) 1.Giới tính chủ hộ Nam N ữ 120 91 56,9 43,1 6. S ố lao động Trung bình Nhi ều nhất Ít nh ất Người/hộ 2.7 7 0 2. Tuổi của chủ hộ Tuổi 7.Trình độ học v ấn của chủ hộ L ớp Trung bình Cao nh ất Th ấp nhất 47 87 22 Trung bình Cao nhất Th ấp nhất 5 12 0 3. Nghề nghiệp Số lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) 8.Trình độ chuyên môn c ủa chủ hộ S ố lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) Nông dân D ịch vụ/buôn bán Công ch ức nhà nước Công nhân Ngh ỉ hưu Khác 114 68 7 3 8 11 54,0 32,2 3,3 1,4 3,8 5,2 Ch ưa qua đào tạo H ọc nghề Trung c ấp Cao đẳng và đại h ọc 180 20 4 6 85,3 9,5 1,9 2,8 4. Nơi ở Số lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) 9. Tình tr ạng việc làm c ủa các thành viên S ố lượng (ng ười/ h ộ) T ỷ trọng (%) Thành thị Nông thôn 41 170 19,4 80,6 Có việc làm th ương xuyên Không ổn định Không có vi ệc làm 1,3 1,1 0,3 48,1 40,7 11,2 5. Số nhân khNu Người/hộ 10. Loại nhà ở S ố lượng (h ộ) T ỷ trọng (%) Trung bình Nhi ều nhất Ít nh ất 5,1 9 1 Nhà tranh, nhà t ạm Nhà bán kiên c ố Nhà c ấp 4 kiên cố 57 25 129 27,0 11,8 61,2 110 4. Tác động của tín dụng đến phúc lợi và mức sống của hộ nghèo vay vốn Kết quả ước lượng 5 hàm hồi quy với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 15.0 như sau: TN i = α 1 + β 1 .KV i + γ 1 .TCH i + δ 1 .HVCH i + θ 1 .TVDL i + ε 1i Bảng 3: Mô hình hồi qui 1 Bi ến phụ thuộc Thu nhập bình quân đầu người Biến độc lập Hệ số T-Statistics Mức ý nghĩa Khoản vay bình quân đầu người 0.102 4.470 0.000 Tuổi của chủ hộ 2196.302 1.634 0.104 Học vấn của chủ hộ 9902.482 2.178 0.031 Số thành viên có việc làm -21557.4 -1.446 0.150 R 2 = 0.142 F = 8.435 (Sig. F = 0.000) Kết quả ước lượng mô hình (1) cho thấy khoản vay bình quân đầu người tác động tích cực lên thu nhập bình quân đầu người. Điều này phù hợp với kết quả của nhi ều nghiên cứu trước đây về tín dụng cho người nghèo. Với 1 đồng vốn vay bình quân đầu người tăng thêm, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 0.102 đồng. Mô hình trên c ũng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao, thu nhập bình quân đầu người càng cao. CT i = α 2 + β 2 .KV i + γ 2 .TCH i + δ 2 .HVCH i + θ 2 .TVDL i + ε 2i Bảng 4: Mô hình hồi qui 2 Bi ến phụ thuộc Chi tiêu bình quân đầu người Biến độc lập Hệ số T-Statistics Mức ý nghĩa Khoản vay bình quân đầu người 0.058 3.400 0.001 Tuổi của chủ hộ 752.638 0.747 0.456 Học vấn của chủ hộ 6807.116 2.240 0.026 Số thành viên có việc làm -21671.2 -1.944 0.053 R 2 = 0.109 F = 6.290 (Sig. F = 0.000) Kết quả hồi qui theo mô hình (2) cho thấy khoản vay tác động tích cực lên chi tiêu bình quân đầu người. Nếu khoản vay bình quân đầu người tăng thêm 1 đồng, chi tiêu bình quân đầu người tăng thêm 0,058 đồng. CTAU i = α 3 + β 3 .KV i + γ 3 .TCH i + δ 3 .HVCH i + θ 3 .TVDL i + ε 3i 111 Bảng 5: Mô hình hồi qui 3 Bi ến phụ thuộc Chi tiêu ăn uống bình quân đầu người Biến độc lập Hệ số T-Statistics Mức ý nghĩa Khoản vay bình quân đầu người 0.033 1.986 0.048 Tuổi của chủ hộ -653.896 -0.675 0.501 Học vấn của chủ hộ 2082.364 0.712 0.477 Số thành viên có việc làm -4632.04 -0.432 0.666 R 2 = 0.030 F = 1.595 (Sig. F = 0.177) Kết quả hồi qui theo mô hình (3) cho thấy khoản vay có tác động tích cực lên chi tiêu ăn uống bình quân đầu người. Với 1 đồng vốn vay tăng thêm, chi tiêu ăn uống bình quân đầu người tăng thêm 0.033 đồng. CTNAU i = α 4 + β 4 .KV i + γ 4 .TCH i + δ 4 .HVCH i + θ 4 .TVDL i + ε 4i Bảng 6: Mô hình hồi qui 4 Bi ến phụ thuộc Chi tiêu ngoài ăn uống bình quân đầu người Biến độc lập Hệ số T-Statistics Mức ý nghĩa Khoản vay bình quân đầu người 0.025 1.830 0.069 Tuổi của chủ hộ 1406.533 1.717 0.087 Học vấn của chủ hộ 4724.752 1.911 0.057 Số thành viên có việc làm -17039.2 -1.879 0.062 R 2 = 0.062 F = 3.396 (Sig. F = 0.010) Kết quả từ mô hình (4) cho thấy khoản vay bình quân đầu người có tác động lên chi tiêu ngoài ăn uống bình quân đầu người. Tuy nhiên mức độ tác động nhỏ hơn so với chi tiêu ăn uống. Điều này cho thấy, vấn đề quan trọng nhất đối với các hộ nghèo vẫn là đảm bảo được nhu cầu ăn uống hàng ngày. HVTE i = α 5 + β 5 .KV i + γ 5 .TCH i + δ 5 .HVCH i + θ 5 .TVDL i + ε 5i 112 Bảng 7: Mô hình hồi qui 5 Bi ến phụ thuộc Số trẻ em đi học Biến độc lập Hệ số T-Statistics Mức ý nghĩa Trị giá khoản vay 3.46 E -08 0.783 0.435 Tuổi của chủ hộ -0.03 -4.490 0.000 Học vấn của chủ hộ -0.025 -1.195 0.233 Số thành viên có việc làm -0.069 -0.949 0.344 R 2 = 0.095 F = 6.145 (Sig. F = 0.000) Trong mô hình thứ năm, để đánh giá tác động của khoản vay lên số trẻ em được đi học trong hộ gia đình, biến “Trị giá khoản vay” được sử dụng thay cho “Khoản vay bình quân đầu người”. Hệ số của biến “Trị giá khoản vay” dương nhưng không có ý ngh ĩa. Vì vậy biến kiểm soát “Vay để chi tiêu cho việc học hành của con cái” được thêm vào mô hình (mô hình 5’) Bảng 8: Mô hình hồi qui 5’ Bi ến phụ thuộc Số trẻ em đi học Biến độc lập Hệ số T-Statistics M ức ý nghĩa P-value Trị giá khoản vay 8.14 E -08 1.902 0.059 Tuổi của chủ hộ -0.025 -3.811 0.000 Học vấn của chủ hộ -0.016 -0.804 0.423 Số thành viên có việc làm -0.097 -1.412 0.160 Vay để chi tiêu cho việc học hành c ủa con cái 1.086 4.971 0.000 R 2 = 0.214 F = 10.463 (Sig. F = 0.000) Trong mô hình (5’) cho thấy, khoản vay tại NHCSXH Thừa Thiên - Huế đã giúp ích cho vi ệc học hành của trẻ em của hộ nghèo vay vốn trong trường hợp hộ vay vốn sử d ụng tiền vay để chi tiêu cho việc học hành của trẻ em. Tuy nhiên, tác động của khoản vay là r ất nhỏ. 113 Tác động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi s ử dụng vốn vay Sau thời gian vay vốn và sử dụng vốn từ năm 2003 đến 2007, đã có 135 hộ, chi ếm gần 64% hộ thoát nghèo, tức là đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và trên 200.000đ/người/tháng đối v ới khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân đầu người của các h ộ thoát nghèo còn rất thấp, trung bình là 409.000đ/người/tháng và thu nhập các hộ ch ưa thoát nghèo chỉ có 146.00đ/người/tháng. Điều này cho thấy, thu nhập của các hộ thoát nghèo v ẫn còn một khoảng cách rất xa so với mức trung bình chung của xã hội (kho ảng 900.000đ/người/tháng năm 2007). Bảng 10: Số lượng và tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi vay vốn Ch ỉ tiêu S ố lượng (h ộ) T ỷ lệ (%) Thu nhập bình quân/ng ười/tháng (đồng) Tổng số hộ điều tra - Thành th ị - Nông thôn 211 41 170 100 19,4 80,6 314.000 351.000 305.000 1. Hộ thoát nghèo - Thành th ị - Nông thôn 135 29 106 64.0 71,0 62,4 409.000 413.000 408.000 2. Hộ còn dưới ngưỡng nghèo 76 36,0 146.000 Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản vay từ NHCSXH Thừa Thiên Hu ế đã có tác động tích cực đến tăng phúc lợi và tăng mức sống cho các hộ vay, mặc dù m ức độ tác động còn hạn chế, tỷ lệ hộ vay thoát khỏi ngưỡng nghèo là khá cao, gần 64%. Tuy nhiên, đa số các hộ này vẫn còn ở mức cận nghèo và nguy cơ tái nghèo trở lại là r ất lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2003 - 2007. 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên - Huế. Biểu số liệu tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2005, 2006 và 2007. 3. Ngân hàng Chính sách xã hội. Hệ thống văn bản pháp qui I. Hà Nội, 2003 4. Jonathan Morduch, Barbara Haley. Analysis of the Effects of Microfinance on Poverty Reduction. NYUWagner Paper No. 1014, 2002. 114 5. Shahidur R. Khandker. Microfinance and Poverty: Evidence Using Panel Data form Bangladesh. The World Bank Economic Review, 2005. 6. Yasmine F. Nader. Microcredit and the socio-economic wellbeing of women and their families in Cairo. The Journal of Socio-Economics, 2007. IMPACTS OF THE CREDIT PROGRAMS FOR THE POOR OF THE THUA THIEN HUE SOCIAL POLICY BANK - A LINGVING STANDARD APPROACH Phan Thi Minh Ly, Tran Thi Bich Ngoc, Nguyen Viet Duc Hoang Thi Thu Hien, College of Economic, Hue University Nguyen Thi Tinh Social Policy Bank of Thua Thien - Hue SUMMARY Based on the data in the survey of 211 poor households loaned by the bank and on a living standard approach, this article analyzed and evaluated the impacts of the credit programs for the poor provided by the Social Policy Bank of Thua Thien - Hue for the period from 2003 to 2007: (1) the credits lent by the bank have actually made positive impacts to enhance the social- economic conditions and the welfare of the households, the impact levels, however, are quite limited; (2) the ratio of the households that are getting rid of poverty is quite high (64%). However, the income per head of the households that have already been getting rid of poverty is comparatively low, mainly in the level of pro-poverty and not sustainable, and possibly be back to poverty, or when the poverty threshold increased, they still needed more supports from the social policy bank and the community so that they could be sustainably getting rid of poverty. . Đại học Huế Nguyễn Thị Tịnh Ngân hàng Chính sách Xã hội Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Dựa trên kết quả điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên - Huế giai. 105 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 51, 2009 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN VAY TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ H ỘI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN HỘ NGHÈO THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN MỨC SỐNG Phan Thị Minh. cho người nghèo trong việc nâng cao dân trí cho các hộ vay vốn. Để ước lượng tác động của khoản tín dụng từ NHCSXH Thừa Thiên Huế đến phúc lợi kinh t ế - xã hội của hộ nghèo vay vốn, 5 mô hình