Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang ppsx

24 22K 162
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang I/TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Có quan điểm cho rằng hình thức nhà nước được hợp thành từ hai yếu tố là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài hai yếu tố trên hình thức nhà nước còn bao gồm yếu tố chế độ chính trị. Trong đó, hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước còn chế độ chính trị phản ánh phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC II/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1/ Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, giữa trung ương với địa phương. Hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh việc tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc từ trung ương xuống địa phương. Ghi chú: Đơn vị hành chính lãnh thổ là bộ phận hợp thành lãnh thổ của nhà nước, có địa giới hành chính riêng, có cơ quan nhà nước tương ứng được thành lập để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Việc xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước của trung ương và địa phương là việc xác định thẩm quyền giữa chúng với nhau, các thẩm quyền này thể hiện sự tác động giữa các cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương và ngược lại. 2/ Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước là nước đơn nhất và nhà nước liên bang: a/ Cấu trúc nhà nước đơn nhất - Là nhà nước mà lãnh thổ của nước đó được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Nhà nước có chủ quyền quốc gia chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung cho toàn lãnh thổ, công dân chỉ có một quốc tịch đồng thời có một hệ thống pháp luật chung cho toàn lãnh thổ - Các nhà nước đơn nhất tiêu biểu: Trung Quốc, việt Nam, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật bản, Thái Lan, Pháp, Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào b/ Cấu trúc nhà nước liên bang - Là nhà nước hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên. Lãnh thổ của nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ của các nhà nước khác, những nhà nước này được gọi là các chủ thể liên bang. Dấu hiệu tổ chức nhà nước của chủ thể liên bang của nhà nước liên bang thể hiện ở chỗ mỗi chủ thể có quyền thông qua hiến pháp của mình, tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng có hiến pháp riêng. - Chế độ liên bang thường được thiết lập tại một quốc gia đa sắc tộc hoặc có lãnh thổ rộng lớn hoặc trong trường hợp cần thiết. Các liên bang thường được thành lập trên cơ sở một một hiệp ước giữa các thành viên có chủ quyền. - Các nhà nước liên bang tiêu biểu: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Liên bang Malaixia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức Ví dụ: Thụy Sỹ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang được phân thành ba cấp như sau: chính quyền liên bang (confederation), chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Mọi sửa đổi trong Hiến pháp của liên bang hay của các bang phải được thực hiện thông qua trưng cầu dân ý. Thụy Sỹ không có Thủ tướng Chính phủ và Tổng thống là 1 trong 7 thành viên của Chính phủ được Quốc hội bầu luân phiên với nhiệm kỳ 1 năm. Iii/ dấu hiệu nhận biết nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang 1. Nhà nước đơn nhất + Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ) - Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất - Chủ quyền quốc gia chung, chỉ có 1 chủ thể duy nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước. Ví dụ: Tại Việt Nam, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước + Xét về phạm vi (đối nội & đối ngoại) + Quốc tịch : - Có 1 quốc tịch + Hệ thống cơ quan nhà nước : - Hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung, thống nhất từ TW đến địa phương Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Việt Nam (Phụ lục 1) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ TW xuống địa phương. + Hệ thống pháp luật (HTPL) - HTPL thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Ví dụ: Tại Anh có hệ thống một chính quyền. Quốc hội có quyền tối hậu về tất cả mọi sự việc xẩy ra trong nước Anh. Tuy Quốc hội có ủy quyền cho chính quyền địa phương nhưng Quốc hội có thể bắt buộc các thành phố và quận hạt làm các điều mà Quốc hội thấy thích hợp; nếu muốn quốc hội còn có thể bãi bỏ hay thay đổi ranh giới của địa phương Ưu điểm - Mô hình tạo ra sự ổn định về an ninh chính trị Nhược điểm - Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế => là môi trường tốt của tham nhũng 2. Nhà nước liên bang + Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ) - Hợp thành từ 2 hoặc nhiều nhà nước thành viên => Lãnh thổ của nhà nước liên bang bao gồm lãnh thổ của các nhà nước thành viên Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ, Liên bang không được thay đổi biên giới Tiểu bang nếu không được sự đồng ý của Tiểu bang, không được hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân Tiểu bang - Vừa có chủ quyền quốc gia của Nhà nước Liên bang vừa có chủ quyền của Nhà nước thành viên. Ví dụ: Tại Liên bang Hoa Kỳ: + Chủ quyền của Liên bang: quy định về buôn bán giữa Liên bang với nước ngoài, hệ thống tiền tệ, tuyên bố chiến tranh, quản lý các lãnh thổ xâm chiếm + Chủ quyền Tiểu bang: tổ chức các cuộc bầu cử, thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương, điều chỉnh các quan hệ thương mại trong phạm vi tiểu bang + Thẩm quyền chung: ban hành các đạo luật và tổ chức thực hiện các đạo luật như: đánh thuế, phát hành công trái + Quốc tịch - Có 2 quốc tịch - Ví dụ: Tại Mỹ, công dân sinh ra chỉ có 1 quốc tịch Mỹ xét trong mối quan hệ ngoại giao với các tiểu bang và tùy theo luật riêng của từng bang mà mỗi công dân có quyền và nghĩa vụ riêng. - Có 2 hệ thống cơ quan nhà nước: + Hệ thống chung cho toàn Liên bang: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Liên bang + Hệ thống mỗi nước thành viên: thực hiện chức năng & nhiệm vụ của Nhà nước thành viên Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Liên bang Hoa Kỳ (Phụ lục 2) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ địa phương lên TW. Ở đây, có sự phân quyền cho địa phương và các bang có quyền nhất định do luật pháp của các từng bang quy định. Hệ thống pháp luật (HTPL) - Có 2 HTPL  + HTPL của Nhà nước Liên bang thống nhất trên toàn lãnh thổ  + HTPL trong từng bang: chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi bang. Ví dụ: Tại Mỹ, Luật của chính quyền liên bang, tại Washington D.C., áp dụng cho tất cả người dân sống tại Mỹ. Còn luật của từng tiểu bang trong số 50 tiểu bang thì chỉ áp dụng cho tiểu bang. Ưu điểm - Mô hình năng động Nhược điểm - Khó có sự ổn định IV/ MỘT SỐ NHÀ NƯỚC LIÊN BANG ĐIỂN HÌNH 1/ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ a) Nguyên nhân hình thành - Nhà nước liên bang Hoa Kỳ được hình thành từng bước từ 13 thuộc địa độc lập, liên minh với nhau chống một kẻ thù chung. Các thuộc địa lúc đầu chỉ cùng hội họp để chia sẻ khó khăn, sau đó do sức ép của cuộc cách mạng họ cùng nhau đóng góp xây dựng quân đội chung. Tiếp theo, các thuộc địa đã xây dựng các điều khoản để hình thành Hợp bang, nhưng do những vấn đề kinh tế, xã hội, đối ngoại nảy sinh, sự ra đời của một nhà nước liên bang là cần thiết. - Các thuộc địa liên kết với nhau thành liên bang bởi một số nguyên nhân sau: + Thứ nhất, họ cùng phải chống một kẻ thù chung là đế quốc Anh, quân đội Anh, nên các thuộc địa phải liên minh về mặt quân sự để cùng nhau chiến đấu. + Thứ hai, các chính sách của Anh đối với các thuộc địa này là tương đối giống nhau, họ có nhiều vấn đề chung cần giải quyết, khiến các thuộc địa có thể dễ dàng ngồi cùng nhau bàn bạc giải quyết. + Thứ ba, thành phần dân cư của các thuộc địa này đều là những người gặp khó khăn phải rời bỏ quê hương nên tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau là một phần văn hóa của họ. + Lý do cuối cùng là những lợi ích kinh tế mà một chính quyền liên bang mạnh đem lại, đó là đồng tiền chung, thương mại giữa các bang dễ dàng và chính sách đối ngoại thống nhất. b / Quá trình hình thành, phát triển và tồn tại - Quá trình hình thành liên bang Hoa Kỳ diễn ra tương đối chậm chạp, cụ thể là kể từ khi giành độc lập năm 1776 nhưng mãi đến năm 1787 Hiến pháp Mỹ mới được thông qua và phê chuẩn vào năm 1788) do một số nguyên nhân: + Thứ nhất, sau khi cách mạng thành công, nước Mỹ non trẻ phải đối đầu với một vấn đề mang tính chất sinh tử, đó là nên hay không nên thành lập một chính quyền Trung ương có quyền lực mạnh. Có hai quan điểm chính trị đối chọi nhau trước vấn đề này: * Quan điểm 1 (thuộc nhóm Anti – Federalist): nhóm này theo khuynh hướng chống đối thể chế liên bang và muốn bảo vệ quyền lực của các chính quyền địa phương tại mỗi đơn vị lãnh thổ cựu thuộc địa vì cho rằng việc thiết lập một chính quyền liên bang mạnh với nhiều quyền hạn sẽ đi ngược lại với mục tiêu cuộc cách mạng Mỹ là để giành quyền tự trị và tự do cho nhân dân. Họ lo ngại rằng một liên bang mạnh sẽ trở nên độc đoán, tự trị và tự do của người dân bị xâm hại. Hay nói cách khác, việc thiết lập một thể chế liên bang không khác gì việc thay thế một chế độ thống trị độc tài hà khắc thực dân bằng một chế độ thống trị độc tài hà khắc khác, trong đó người dân cũng vẫn sẽ phải chịu đựng những sự hạn chế quyền tự do như lúc trước. => Nhóm này đưa ra những bài tham luận được đăng tải trên một số tờ báo xuất bản tại New York do nhiều người viết nhưng cùng ký tên là “Brutus” - tên của nhà sáng lập nên nền Cộng hòa La Mã. [...]... (Moskva và Sankt-Peterburg) V/ MỘT SỐ HÌNH THỨC KHÁC 1/ Nhà nước Liên minh Nhà nước liên minh là sự kết hợp tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu nhất định Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích, Nhà nước Liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành Nhà nước Liên bang Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776-1787 là nhà nước liên minh, sau đó đã trở thành nhà nước. .. nước liên bang * Dấu hiệu nhận biết: - Liên kết tạm thời giữa các nhà nước Khi gia nhập nhà nước liên minh thì các nước thành viên có thể hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế, giáo dục, y tế và cùng nhau ký kết các hiệp ước để giữ được mối quan hệ bền vững cùng thuận lợi - Văn bản do nhà nước liên minh ban hành phải được các nước thành viên phê chuẩn mới có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của nhà nước liên. .. trung ở một số khu vực, dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính quyền trung ương Một quốc gia đơn nhất là nhà nước có một cấp chính phủ duy nhất, tập trung và một dân tộc Tuy nhiên quốc gia đơn nhất cũng có thể có một hoặc nhiều lãnh thổ có chính phủ riêng Sự khác nhau giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất kiểu này là ở chỗ trong một quốc gia đơn nhất mức độ tự trị của các lãnh thổ có chính phủ... 'cấp trên' Liên bang trên thực tế Sự khác biệt giữa một liên bang và một quốc gia đơn nhất thường không rõ ràng Một quốc gia đơn nhất có thể rất giống với liên bang về cấu trúc và chính phủ trung ương vừa có thể có quyền về mặt lý thuyết để hủy bỏ quyền tự trị của một lãnh thổ có chính phủ riêng nhưng về mặt chính trị lại rất khó để thực thi điều đó Các lãnh thổ tự trị của một số quốc gia đơn nhất thường... d) Nước Nga sau tan rã + Sau cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 tình hình Liên Xô trở nên hết sức nghiêm trọng: Uỷ ban trung ương Đảng bị giải tán, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động,nhiều nước cộng hoà tuyên bố tách khỏi liên bang Nhà nước Liên bang Xô Viết – nhà nước liên minh của nhiều quốc gia,dân tộc trước đây đã đứng trên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn + Ngày 8-12-1991, các tổng thống ba nước. .. viết Trong Liên bang Xô viết những nước cộng hòa Xô viết cũng được gọi là Các nước cộng hòa liên bang Tất cả các nước cộng hòa này đều được xem như những nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoài ngoại lệ là CHXHCNXV Liên bang Nga (SFSR Liên bang Nga), tất cả các nước cộng hòa đều có những đảng cộng sản của riêng mình, những đảng cộng sản này là một phần của Đảng Cộng sản Liên Xô Tất cả những nước cộng... và sự liên minh chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính trị xã hội và bảo vệ tổ quốc Sự thành lập nhà nước liên bang cộng hòa XHCN là tất yếu khách quan của các nước cộng hòa và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việc thiết lập đó dựa trên 2 nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau b) Quá trình tồn tại và phát triển + Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa + Hiến pháp liên bang. .. cảnh sát và luật pháp Đồng thời cũng để duy trì sự đoàn kết trong nhà nước liên minh thì EU phải thành lập nhiều liên minh như: Liên minh chính trị hay Liên minh về kinh tế và tiền tệ Đồng thời, tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành... tuyên bố chung: Liên bang Xô Viết không còn tồn tại nữa và quyết định thành lập một hình thức liên minh mới gọi là Cộng đồng các quốc gia độc lập ( viết tắt là SNG ) Ngay sau đó, chín nước cộng hoà nữa cũng tuyên bố tham gia SNG + Vào những thập niên cuối cùng khi Liên Xô còn tồn tại, Liên bang Xô viết gồm 15 Các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSR), thường được gọi đơn giản là Các nước Cộng hòa... Phó tổng thống và Nội các của Tổng thống Ngành Tư pháp gồm có: Toà án tối cao, các tòa án dưới và các tòa án đặc biệt + Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc “kiểm soát và cân bằng” nhằm không ngành nào can chiếm ảnh hưởng hay vượt quyền chính phủ 2/ Liên bang Xô Viết a/ Nguyên nhân hình thành + Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga (là một nhà nước tồn tại . Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang I/TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các. phương và ngược lại. 2/ Phân loại hình thức cấu trúc nhà nước Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước là nước đơn nhất và nhà nước liên bang: a/ Cấu trúc nhà nước đơn nhất - Là nhà nước mà. quyền lực nhà nước. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC II/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1/ Khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan