1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay của công ty Bảo Việt phần 7 pot

7 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 11,17 MB

Nội dung

43 nhiều thiệt hại ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bị cháy. chúng ta có thể đơn cử một số vụ sau: - Vụ cháy ở công ty liên doanh sản xuất xà phòng Lever Haso với thiệt hại khoảng1,5 tỷ đồng (năm 1998) - Vụ cháy ở Công ty TNHH Transfield Việt nam với thiệt hại hơn 2 tỷ đồng (năm 1999) - Vụ cháy ở Công ty may Hải Sơn với thiệt hại là 7,5 tỷ đồng (năm 2000) - Vụ cháy ở Công ty Muraya Việt Nam với thiệt hại là 6,25 tỷ đồng (năm 2000) - Vụ cháy ở Công ty TNHH Thịnh Khang với trị giá 6,2 tỷ đồng (năm 2000) Tuy nhiên, các vụ cháy xảy ra hầu hết đều ở các đơn vị kinh doanh có chăng thì mới tham gia bảo hiểm cháy, và chưa tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nội mới trải nghiệm qua tổn thất gây ra bởi một số vụ cháy ước tính thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng/vụ, nhưng không vì thế mà công tác giám định không gặp phải khó khăn. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có đặc điểm riêng là sau khi tổn thất xảy ra người ta chưa thể xác định được ngay thiệt hại thực tế mà phải chờ một thời gian nhất định (giai đoạn bồi thường) người bảo hiểm mới có thể tính được thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường. Do đó, việc hoàn tất hồ sơ giám định nhiều khi kéo dài hàng năm gây không ít trở ngại cho cán bộ Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên, khó khăn đó là khó khăn mang tính khách quan do đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Thực tế, không thể phủ nhận rằng cán bộ Bảo Việt Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành các biên bản giám định khách quan, vô tư, trung thực nhằm chi trả bồi thường đúng cho khách hàng. 44 Để phân tích tình hình bồi thường tại Bảo Việt Hà Nội đối với nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, chúng ta hãy cùng xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4: Thực tế bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 -2001. Đơn vị: triệu đồng Năm Số vụ bồi thường (vụ) Số tiền bồi thường Số tiền bồi thường bình quân/ vụ Doanh thu phí bảo hiểm Tỉ lệ bồi thường (%) (1) (2) (3) (4) = (3) : (2) (5) (6) = (3) : (5) 1998 _ _ _ 399 _ 1999 1 10,20 10,20 505 2,0 2000 2 425,00 212,50 650 68,5 2001 2 76,44 38,22 895 8,5 Nguồn: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp - Bảo Việt Hà Nội Qua bảng trên, rõ ràng số vụ bồi thường của nghiệp vụ này còn quá ít để có thể đưa ra một kết luận chính xác. Trước năm 1999, thực tế Bảo Việt Hà Nội chưa hề bồi thường cho bất cứ vụ tổn thất nào. Và cho tới năm 1999 thì Bảo Việt Hà Nội cũng mới chỉ bồi thường cho 1 vụ với số tiền bồi thường là 10,2 triệu đồng, với tỉ lệ bồi thường 2%, một tỉ lệ quá nhỏ so với tỉ lệ bồi thường trung bình của các nghiệp vụ bảo hiểm. Việc không phải bồi thường cho một vụ nào trong những năm trước và bồi thường quá ít trong năm 1999 tuy có ưu điểm là không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt Hà Nội, tăng 45 lợi nhuận cho công ty nhưng cũng gây cho Bảo Việt Hà Nội khó khăn trong việc nâng cao uy tín đối với khách hàng, khách hàng chưa thực sự nhìn thấy tác dụng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Thêm vào đó, cán bộ Bảo Việt Hà Nội cũng không có cơ hội tích luỹ kiến thức thực tế để hoàn thiện công tác triển khai nghiệp vụ. Trong ba năm trở lại đây, Bảo Việt đã phải đối mặt với một số vụ bồi thường, trong đó có 2 vụ bồi thường lớn vào năm 2000. Tuy nhiên, do khả năng tài chính lớn mạnh của Bảo Việt Hà Nội cùng với việc phối kết hợp sức mạnh của nhiều nghiệp vụ lại với nhau nên việc bồi thường nói chung không có gì khó khăn về tài chính. Hơn nữa, các cán bộ bảo hiểm đã và đang cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu bồi thường thoả đáng cho khách hàng, tạo sự an tâm cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội. Cụ thể, đối với nghiệp vụ này, Bảo Việt Hà Nội đã bồi thường thành công cho một số vụ lớn và phức tạp như bồi thường cho B-Broun (năm 2000), Melia hotel (năm 2001). Bên cạnh những kết quả đã đạt được, không thể phủ nhận một thực tế rằng Bảo Việt Hà Nội cũng đã vấp phải những vướng mắc trong công tác bồi thường. Ví dụ như với vụ bồi thường cho Hà Nội Club năm 2001, việc Bảo Việt Hà Nội chỉ chấp nhận bồi thường phần mất lợi nhuận do gián đoạn kinh doanh và phần chi phí gia tăng hợp lý sau khi đã trừ đi mức khấu trừ hai ngày, và không chấp nhận bồi thường phần chi phí làm ngoài giờ của nhân viên trong công ty nhằm mục đích rút ngắn thời gian gián đoạn kinh doanh đã gây ra bất đồng lớn giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Về phần khách hàng, họ nghĩ rằng họ hoàn toàn có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường cho chi phí họ bỏ ra để đưa công ty trở về hoạt động kinh doanh bình thường như trước khi tổn thất xảy ra. Về phía công ty thì nhân viên không giải thích cho khách hàng lý do vì sao lại từ chối bồi thường, do đó đã gây mối nghi ngờ cho khách hàng. Xét cho cùng thì nguyên do chính của thực trạng này là do tính 46 phức tạp trong quá trình tính số tiền bồi thường. Trong khi tất cả các vụ bồi thường đều cho các đối tác nước ngoài, những người đã quá quen thuộc và có kiến thức sâu về loại hình bảo hiểm này, thì những người cán bộ bảo hiểm lại cảm thấy bị động khi tiếp xúc với loại hình bảo hiểm mà chính họ đang triển khai. Điều đáng nói là số cán bộ bảo hiểm biết lợi nhuận gộp là gì, tỉ lệ lợi nhuận gộp là gì hay số tiền bồi thường trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được tính trên cơ sở nào tại Bảo Việt Hà Nội không nhiều, vì vậy khi gặp trường hợp phải bồi thường, tất cả trông chờ vào số ít người am hiểu nghiệp vụ làm cho công tác bồi thường bị chậm lại, tạo sự bực tức cho khách hàng. Hơn nữa, khi tiếp xúc với khách hàng là đối tác nước ngoài, hầu hết cán bộ của Bảo Việt Hà Nội không đủ trình độ ngoại ngữ để giải thích với khách hàng, mà những người phiên dịch thì không đủ kiến thức về bảo hiểm để truyền đạt lại những gì cần truyền đạt, do vậy dẫn đến việc khách hàng hiểu nhầm và mất lòng tin vào Bảo Việt Hà Nội. 2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Như chúng ta biết, kết quả kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cùng với việc phải tăng cường tổng thu còn phải chú ý đến các khoản chi sao cho việc chi phải hết sức tiết kiệm, chi đúng mục đích và theo đúng chế độ qui định của Bộ Tài Chính. Trong hoạt động bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội hiện nay, khoản thu chủ yếu vẫn là thu từ phí bảo hiểm, hoạt động đầu tư còn hạn chế nên thu từ hoạt động đầu tư hầu như không có. Do đó, các khoản thu có thể thấy được rất dễ dàng thông qua doanh thu phí, còn việc tập hợp các khoản chi có vẻ phức tạp hơn. Bảng số liệu sau là một minh chứng giúp chúng ta thấy rõ hơn về thực tế chi cho nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nội trong giai đoạn 1998 -2001. 47 Bảng 5: Tình hình chi kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001. Đơn vị : triệu đồng Năm Tổng chi Chi bồi thường Chi hoa hồng Chi đề phòng, hạn chế tổn thất Chi dự phòng nghiệp vụ Chi quản lý Chi khác Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỉ lệ % 1998 155,5 _ _ 47,88 30,8 19,95 12,8 35,5 22,8 39,9 25,7 12,27 7,9 1999 207,3 10,2 4,9 60,60 29,2 21,21 10,2 50,2 24,2 50,0 24,1 15,09 7,4 2000 684,9 425,0 62,1 78,00 11,4 29,25 4,3 63,5 9,3 62,0 9,0 27,15 3,9 2001 411,0 76,4 18,6 89,50 21,8 35,80 8,7 87,9 21,4 87,8 21,3 33,60 8,2 48 Thông qua bảng trên ta có thể thấy rằng : Trong tổng chi thì khoản chi hoa hồng ở hầu hết các năm đều chiếm tỷ trọng chủ yếu. Riêng năm 2000, có một số vụ cháy lớn diễn ra trên địa bàn Hà Nội dẫn tới thiệt hại kinh doanh cho người tham gia bảo hiểm, do đó đã khiến cho số tiền bồi thường tăng lên rất cao chiếm tới 62,1%, đưa số chi hoa hồng xuống hàng thứ hai so với tổng các khoản chi trong năm. Chi hoa hồng chiếm tỉ trọng cao như vậy chứng tỏ công ty rất quan tâm tới quyền lợi của đội ngũ cộng tác viên, đại lý, người trực tiếp khai thác nhằm tăng số hợp đồng được kí kết. Số chi hoa hồng tăng đều đặn hàng năm, đồng thời như kết quả khai thác chúng ta đã phân tích ở trên cho thấy số hợp đồng khai thác được hàng năm cũng tăng lên tương ứng, điều đó cho thấy việc tăng khoản chi hoa hồng là hợp lý so với tốc độ tăng doanh thu. Tuy vậy, trên thực tế triển khai nghiệp vụ này, rất nhiều hợp đồng trong khoảng 2 năm gần đây kí được là do các doanh nghiệp tự yêu cầu bảo hiểm, vậy số chi hoa hồng tăng tương ứng với doanh thu như vậy có phải là dấu hiệu cho thấy Bảo Việt Hà Nội đã chi hoa hồng cho chính người tham gia bảo hiểm? Thực tế triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm khác tại Bảo Việt Hà Nội không phải là không có hiện tượng này. Về phía các khoản chi bồi thường thì rõ ràng chúng ta thấy nhìn chung tỉ trọng số chi bồi thường của nghiệp vụ này trong tổng chi so với các nghiệp vụ khác là rất ít, ví dụ như so với bảo hiểm cháy tỉ trọng số chi bồi thường trung bình trong 5 năm trở lại đây vào khoảng 30%, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có số chi trung bình trong giai đoạn 1997-2001 là 17,12%. Riêng năm 2000 được đánh giá là năm chi bồi thường cho nghiệp vụ này lớn nhất trong lịch sử triển khai nghiệp vụ tại Bảo Việt Hà Nội thì tỉ trọng mới chỉ đạt 62,1% (bảo hiểm cháy có tỉ trọng chi bồi thường cao nhất trong 5 năm trở lại đây là xấp xỉ 65%). Điều đó chứng tỏ đây là một nghiệp vụ có tiềm năng mang đến lợi nhuận cao cho công ty. 49 Ngoài ra, trong các khoản chi thì chi đề phòng hạn chế tổn thất tăng khá chậm qua các năm 1998 - 1999 cho thấy công ty chưa thực sự đầu tư lớn cho công tác này. Tuy nhiên, khoản chi này có xu hướng tăng nhanh hơn kể từ năm 2000, có lẽ đó là do vào năm 2000 xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại cho công ty trong công tác bồi thường cả về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và gián đoạn kinh doanh sau cháy đã khiến cho công ty thấy rõ hơn sự cần thiết của công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Tuy vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của cả một nghiệp vụ bảo hiểm thì không thể tách rời việc so sánh, phân tích thu và chi. Do đó, cần thiết phải có một bảng so sánh như sau: Bảng 6: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2000. Năm Doanh thu phí (tr.đ) Tổng chi (tr.đ) Lợi nhuận (tr.đ) Doanh thu/ chi phí (tr.đ/tr.đ) Lợi nhuận/ doanh thu (tr.đ/tr.đ) Lợi nhuận/ chi phí (tr.đ/tr.đ) (1) (2) (3) (4) = (2) - (3) (5) = (2) : (3) (6) = (4) : (2) (7) = (4) : (3) 1998 399 155,5 243,5 2,57 0,61 1,57 1999 505 207,3 297,7 2,44 0,59 1,44 2000 650 684,9 -34,9 0,95 -0,05 -0,05 2001 895 411,0 484,0 2,18 0,54 1,18 . độ qui định của Bộ Tài Chính. Trong hoạt động bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội hiện nay, khoản thu chủ yếu vẫn là thu từ phí bảo hiểm, hoạt động đầu tư còn hạn chế nên thu từ hoạt động đầu tư. đoạn kinh doanh đã gây ra bất đồng lớn giữa khách hàng và công ty bảo hiểm. Về phần khách hàng, họ nghĩ rằng họ hoàn toàn có quyền đòi công ty bảo hiểm bồi thường cho chi phí họ bỏ ra để đưa công. kiến thức về bảo hiểm để truyền đạt lại những gì cần truyền đạt, do vậy dẫn đến việc khách hàng hiểu nhầm và mất lòng tin vào Bảo Việt Hà Nội. 2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Như

Ngày đăng: 22/07/2014, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN