TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 10 doc

4 424 0
TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG NHÌN DƯỚI ÁNH SÁNG HỌC THUYẾT EINSTEIN Tác giả: Nguyễn Huệ Chi Phần 10 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

logique biện chứng được trang bị bài bản trong đầu óc những bậc cầm chịch lúc bấy giờ - vẫn không đủ sáng suốt cảnh báo trước một đáp án sai, duy lương thức của chữ “tâm” bảo lưu từ Phật Lão và cả Khổng nữa mới giúp tìm thấy đích thực nghiệm số sai hay đúng. Biện chứng Phật Lão không rạch ròi, quy củ được như biện chứng Hegel và biện chứng của Marx, điều đó thì đã hẳn. Ấy thế mà hạt nhân hợp lý của nó lại có một sự ứng hợp khá cao trong đời sống tự nhiên và xã hội, khiến ngay nhiều nhà khoa học phương Tây trong đó có Einstein cũng từng rất xem trọng. Đã đành, từ bỏ duy lý cổ điển, bao hàm cả duy lý mác-xít không phải là từ bỏ thực nghiệm khoa học, cũng không phải là từ bỏ chủ nghĩa Marx như một triết thuyết. Trái lại khoa học loài người đang phát triển như vũ bão vẫn cần và càng rất cần duy lý, miễn đó là duy lý hiện đại, một thứ duy lý không đông cứng trong hai đáp số sai và đúng theo cách nghĩ “cái gì hợp với lý trí thì tồn tại”. Và chủ nghĩa Mác vẫn cần cho tư duy con người như mọi học thuyết triết học khác của nhân loại, miễn không biến nó thành một học thuyết chính trị xã hội độc tôn với những công thức “bao giờ cũng đúng” như vô sản chuyên chính, đấu tranh giai cấp bằng bạo lực cách mạng Con người chức năng trong xã hội mới cũng không phải là không còn đáng giá, miễn nó phải hài hòa với con người tự do, biết chủ động chuyển hóa thành con người tự do, không bị điều kiện hóa trong mọi thứ công thức từ trên dội xuống: “Ngang lưng thì thắt phương châm/Đầu đội chính sách tay cầm chủ trương/Hai chân đứng vững lập trường ”. Xưa kia con người chức năng của nhà Nho đã tìm được ở Lão Trang và Phật giáo một liệu pháp cân bằng tâm thế và giảm đẳng gánh nặng chuyên chế trong tư tưởng, trong ý thức hệ. Từ mấy thập kỷ nay rồi con người chức năng xã hội chủ nghĩa vô tình hay cố ý cũng tự phát tìm đến một liệu pháp giảm đẳng gánh nặng tâm lý bằng hành vi tiêu cực: “nói vậy mà không phải vậy”. Không thể nói đấy là phương cách “giải lý tính” đúng nghĩa. Tuy nhiên, tự nó đã là một thách đố gay gắt đòi hỏi trước sau phải có lời giải. 25-VII-2005 [1] Chúng tôi không có nguyên bản kinh Rigveda bằng tiếng Phạn nên trích dẫn qua một bản dịch tiếng Hán. [2] Trở lên các dẫn chứng đều rút từ Trang Tử, các thiên “Tiêu dao du”, “Tề vật luận” và “Thu thủy”. [3] Xin xem Một bậc minh triết thì vô ý. Sđd, chương V và chương VI. [4] Xin xem bản dịch Trang Tử; Nxb. Văn hóa, 1994, tr. 178-179. [5] Mệnh đề này trích từ thiên “Tề vật luận”, rất khó hiểu, xin chú nguyên văn để bạn đọc tham khảo: “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. Ký dĩ vi nhất hỹ, thả đắc hữu ngôn hồ? Ký dĩ vị chi nhất hỹ, thả đắc vô ngôn hồ? Nhất dữ ngôn vi nhị, nhị dữ nhất vi tam 天 地 與 我 并 生 而 萬物 與 我 為 一 。旣 以 為 一 矣 。且 得 有 言 乎 。旣 以 謂 之 一 矣 。且 得 無 言 乎 。一 與 言 為 二 。二 與一 為 三”. [6] Chúng tôi chỉ dẫn theo ý chứ không trích nguyên Nguyễn Hiến Lê, vì câu văn dịch của chúng tôi có khác Nguyễn Hiến Lê. Nguồn: Tham luận trong Hội thảo khoa học “Vật lý học hiện đại-Văn hóa và phát triển” do Tạp chí Tia sáng thuộc bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Ban sáng lập Trường đại học Phan Châu Trinh thuộc UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tại Hội An vào hai ngày 31-7-2005 và 1-8-2005. . trí thì tồn tại”. Và chủ nghĩa Mác vẫn cần cho tư duy con người như mọi học thuyết triết học khác của nhân loại, miễn không biến nó thành một học thuyết chính trị xã hội độc tôn với những công. nghĩa Marx như một triết thuyết. Trái lại khoa học loài người đang phát triển như vũ bão vẫn cần và càng rất cần duy lý, miễn đó là duy lý hiện đại, một thứ duy lý không đông cứng trong hai đáp. ngay nhiều nhà khoa học phương Tây trong đó có Einstein cũng từng rất xem trọng. Đã đành, từ bỏ duy lý cổ điển, bao hàm cả duy lý mác-xít không phải là từ bỏ thực nghiệm khoa học, cũng không phải

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan