1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hướng dẫn tầm quan trọng của marketing trong thị trường phần 4 pps

19 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 264,89 KB

Nội dung

58 xuất bánh nếu thực lực của ngành không đủ lớn. Trong khi đó bánh là loại sản phẩm mang tính mùa vụ rõ rệt. Thứ nhất, đây là loại sản phẩm có thời hạn bảo quản hạn chế và rất dễ hỏng ở nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Hơn nữa, trong điều kiện thời tiết và khí hậu nắng nóng thì sở thích của người tiêu dùng nghiêng về các loại sản phẩm như hoa quả, nước ngọt… Ngược lại khi thời tiết khô lạnh và dễ bảo quản thì tính hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng tăng lên. Ở Việt Nam từ khoảng tháng 1 đến tháng 4 là mùa có nhiều lễ hội, đình đám nên mùa này bánh được tiêu thụ nhiều nhất. b. Đặc điểm cầu thị trường. Đường cầu sản phẩm bánh là một đường thẳng dốc xuống dưới, tất nhiên đó là xu hướng chung của đường cầu, còn về thực chất nó là một đường không bằng phẳng thể hiện tính mùa vụ của sản phẩm. Độ dốc của đường cầu thể hiện sự co giãn của cầu đối với giá. Thông thường độ dốc này lớn vì trên thị trường Việt Nam các sản phẩm bánh rất đa dạng phong phú với nhiều loại khác nhau nên rất thuận lợi cho việc lựa chọn và thay thế. Nhu cầu về bánh là một nhu cầu hết sức đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau, có thể phân chia như sau: - Nhu cầu ăn: những loại bánh ngọt nhẹ thường được sử dụng cho bữa sáng, bữa ăn nhẹ. Theo thị trường này, phục vụ chủ yếu cho khách hàng là trẻ em, thanh niên, nữ công chức và thông thường đây là người có thu nhập cao. - Nhu cầu về vui chơi giải trí thường phục vụ cho tầng lớp thanh thiếu niên, chủ yếu là bánh sinh nhật, bánh ga tô… - Nhu cầu biếu tặng: thường là bánh sinh nhật vip, bánh trung thu vip… - Nhu cầu cho cưới xin, lễ hội. - Nhu cầu về sở thích. - Ngoài ra con có nhu cầu tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh. 59 Nguồn cung ứng bánh trên thị trường Việt Nam cũng rất nhiều bao gồm các nhà cung cấp trong nước và sản phẩm nhập từ nước ngoài theo số liệu của tổng cục thống kê ta có số liệu về nguồn công và cầu thị trường như sau: Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Nguồn cung SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) Trong nước 60.000 64,18 63.000 66,7 70.000 63,6 Nhập khẩu 33.500 35,82 32.000 33,6 40.000 36,3 Tổng cung 93.500 100 95.000 100 110.000 100 Bảng: Nguồn cung cấp bánh trên thị trường Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số dân Tr.người 80 81 83 Số lượng tiêu thụ Tấn 45602 46200 47480 Bình quân đầu người Kg 0,57 0,753 0,572 Tỉ lệ tăng (giảm) % 11 100,53 99,83 Bảng: Tổng cầu bánh kẹo trên thị trường Nhìn vào hai bảng trên ta thấy thị trường bánh có xu hướng tăng lượng cung ứng lẫn tiêu dùng qua các năm. Cụ thể tổng cung năm 2000 là 93.5000 tấn, tổng cung năm 2001 là 95.000, tăng 101,6%. Năm 2003 tổng cung là 110.000 tấn tăng 115,79% so với năm 2001. Thị trường bánh hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều loại hình sản xuất. Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất bánh kẹo còn có sự tham gia của một số nhà máy đường, nhà máy sữa do đó sản phẩm bánh nở rộ về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã bao bì đẹp. Nhưng điều đáng mừng nhất là tổng cung tăng trong khi đó lượng hàng nhập khẩu về bánh lại giảm đi đã chứng tỏ sự lớn 60 mạnh của các công ty trong nước và từ đó từng bước đẩy lùi hàng ngoại nhập, thay vào đó là sản phẩm sản xuất trong nước. Về sản lượng tiêu thụ, năm 2001 là 46.200 tấn, tăng so với năm 2000 là 101,3%. Năm 2002 có sản lượng tiêu thụ là 47.480 tấn, tăng 102,77% so với năm 2001. Sản lượng tăng lên do đời sống nhân dân được nâng cao, trong khi đó bánh lại là sản phẩm quen thuộc của mọi nhà. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tăng lên là do nhu cầu vui chơi giải trí, biếu tặng… tăng lên ngày càng mạnh, cộng thêm với sự đa dạng và phong phú về mặt hàng bánh kẹo ngày càng được tăng cường. c. Đặc điểm cạnh tranh của thị trường bánh. Có thể nói hiện nay việc cạnh tranh trên thị trường bánh khá quyết liệt. Doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc không những phải cạnh tranh với những đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều loại bánh kẹo ngoại nhập hiện đang tràn lan trên thị trường. Sau đây là bảng tỉ trọng và thị phần của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc cùng một số đối thủ cạnh tranh chính trong cả nước. Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Công ty SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) Hải Châu 7.000 5,19 8.240 5,58 7.900 5,42 Hải Hà 10.694 7,92 10.700 7,24 9.840 6,756 Tràng An 4.000 2,96 4.700 3,18 4.500 3,09 Hữu Nghị 1.500 1,11 1.960 1,29 1.700 1,17 Kinh Đô 10.100 7,48 11.000 7,45 10.800 7,41 VinabiCo 3.100 2,30 3.300 2,23 3.350 2,30 LubiCo 4.300 1,85 3.000 2,03 2.800 1,92 Quảng Ngãi 2.500 1,35 1.620 1,10 1.700 1,17 61 Lam Sơn 8.000 5,93 8.800 5,96 9.000 6,17 Biên Hoà 11.500 8,52 12.200 8,26 11.700 8,03 Công ty khác 59.780 44,28 70.282 47,57 72.000 43,39 Nhập ngoại 15.000 11,11 12.000 8,12 10.500 7,20 Toàn quốc 134.999 100 147.742 100 145.790 100 Ở miền Bắc, công ty Hải Châu, Hải Hà sản xuất một số loại sản phẩm tương tự như Bảo Ngọc nhưng mẫu mã đẹp hơn nên gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc. Cũng tương tự như miền Bắc, miền Trung và miền Nam thì cấc công ty Quảng Ngãi, Lam Sơn, Biên Hoà… có lợi thế hơn hẳn. Họ có khả năng sản xuất đường là nguyên liệu chính để sản xuất ra bánh kẹo nên có giá đầu vào thấp hơn hẳn giá đầu vào của doanh nghiệp Bảo Ngọc, do đó họ giảm được giá thành mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Hơn nữa, các công ty này còn thực hiện rất nhiều hình thức cạnh tranh như hạ giá bán, quảng cáo rầm rộ, tung sản phẩm mới ra thị trường, tăng cường hỗ trợ bán hàng… Đây là điều bất lợi cũng như khó khăn đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với các loại sản phẩm bánh kẹo hết sức đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng nên chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Từ trên cho thấy cường độ cạnh tranh trong ngành sản xuất bánh kẹo là tương đối cao, gây nhiều khó khăn cho việc giữ vững và nâng cao sức cạnh tranh cho Bảo Ngọc. 2.3.5.2. Khách hàng Khách hàng của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc bao gồm các khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Trong đó khách hàng trong nước chiếm một tỉ trọng lớn, khoảng 96% tổng sản lượng tiêu thụ. 62 Ở trong nước, khách hàng gồm có khách hàng trung gian và khách hàng tiêu dùng cá nhân. - Đối với khách hàng truyền thống là các đại lý và các nhà bán buôn họ đều có quan hệ gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Hoạt động trên cơ sở hoa hồng đại lý và được doanh nghiệp thực hiện giá bán ưu đãi cho nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Đây là một thuận lợi của doanh nghiệp trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của công ty. Trong đó các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Đối với khách hàng bán lẻ: đây là những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Việc thu hút cảm tình và động viên mạng lưới này là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Họ không chỉ là người giới thiệu, quảng cáo, vận động người khác tiêu dùng mà còn là nguồn cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng, về sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh. - Đối với khách hàng tiêu dùng cá nhân: trên thực tế, thói quen và thị hiếu tiêu dùng bánh của người dân miền Bắc, miền Trung, miền Nam là khác nhau. Người miền Bắc thường quan tâm đến khối lượng của gói bánh, thích những loại bánh kẹo có tiếng là sang trọng hoặc mới lạ. Họ thường ưa thích mẫu mã bao bì, thích mua theo gói. Họ thích bánh vừa phải ngon, vừa có hình thức đẹp, lịch sự, độ ngọt vừa phải, mà giá lại không quá cao. Người miền Trung ít quan tâm đến bao bì, khối lượng của gói bánh, họ thích mua theo cân hoặc xé lẻ, thường quan tâm đến độ ngọt và hình dáng bánh. Người miền Nam cũng ít quan tâm đến khối lượng và bao bì hơn người miền Bắc. Họ thường thích độ ngọt đậm của bánh, hương vị trái cây có ở bánh. Thực tế miền Bắc là thị trường lớn nhất của doanh nghiệp vì có mùi vị, mẫu mã phù hợp với người miền Bắc hơn. Còn đối với miền Trung và miền 63 Nam, do thị trường khác với miền Bắc nên công ty chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường này. Ngoài ra, do đến năm 2003, ASEAN là khối thị trường chung, các nước tự do buôn bán, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng hơn nữa để khai thác triệt để thị trường này. Để đạt được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như hiện nay, doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc đã vượt qua rất nhiều khó khăn trong khi các doanh nghiệp Nhà nước phải lao đao, thậm chí là phá sản khi chuyển sang cơ chế thị trường. Thực tế doanh nghiệp đã đạt được một số thành công nhất định do doanh nghiệp nắm được nhu cầu của người tiêu dùng và thoả mãn nó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng này, doanh nghiệp Bảo Ngọc đã đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức hệ thống kênh phân phối và hoàn thiện bộ máy Marketing ngày càng tốt hơn. Mặt hàng bánh của doanh nghiệp được xếp vào loại đa dạng và phong phú nhất so với các doanh nghiệp khác trên thị trường là bởi vì doanh nghiệp rất quan tâm đến chính sách đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm thông qua việc nghiên cứu thị trường cũng như nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng của hệ thống Marketing. Từ hiện đại hoá theo chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc còn thể hiện việc đa dạng hoá về trọng lượng bao gói. Song song với việc tập trung đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp còn chú trọng vào việc phát triển sản xuất bằng công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu của doanh nghiệp phục vụ sản xuất hầu hết phải nhập từ nước ngoài nên có chất lượng tương đối tốt, đáp ứng cho việc sản xuất đạt hiệu quả. Chính vì những lý do trên mà sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm qua 64 luôn luôn lọt vào danh sách những sản phẩm có chất lượng cao trong những lần tham gia hội chợ triển lãm và được đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao. 2.3.5.3. Về chiến lược giá cả Giá cả là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ. Vì vậy, để đưa ra một chính sách giá cả hợp lý là một đòi hỏi lớn đặt ra đối với doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá thành sản xuất khi mà nguồn vật liệu ngoài một số có sẵn trong nước còn lại là phải nhập khẩu. Chính vì vậy, hiện nay doanh nghiệp đã đưa ra được một mức giá linh hoạt đối với tất cả các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêu thụ. Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng một số chính sách trợ giá, hoa hồng và thưởng cho các đại lý để sao cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất. Doanh nghiệp rất quan tâm đến việc quảng cáo trên các thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, pano, áp phích, … đồng thời còn mạnh dạn đưa chương trình quảng cáo về các địa phương để giúp cho các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp tốt hơn. Hoạt động chào hàng cũng đã được doanh nghiệp tiến hành những năm gần đây, bằng việc cử các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp đi bán hàng hoặc mời ăn thử và tặng sản phẩm để giới thiệu hàng, tìm khách hàng đối với sản phẩm mới. Đồng thời qua đó nắm bắt, thu nhập được thông tin từ phía khách hàng đối với sản phẩm của mình, từ đó có những biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Đây là bước tiến bộ vượt bậc của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc với các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp trong những năm vừa qua không chỉ dừng lại ở việc sử dụng hình thức tặng quà đối với người mua có khối lượng lớn như thưởng mũ, áo mang tên doanh nghiệp, mà bên cạnh đó doanh nghiệp cũng đã sử dụng hình thức khuyến mại theo từng đợt (nhất là đối với những sản 65 phẩm khó tiêu thụ) tuỳ loại sản phẩm khuyến mại khác nhau mà có mức khuyến mại khác nhau. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn áp dụng hình thức khuyến mại và tặng quà không chỉ đối với các đại lý mà còn đối với cả khách hàng thường xuyên và khách hàng mua với số lượng lớn, kể cả hỗ trợ cước phí vận chuyển. Ngoài ra, hàng quí doanh nghiệp có tổng kết doanh thu bán hàng và sản lượng của các đại lý để từ đó chọn ra 10 đại lý có doanh thu và sản lượng cao nhất để thưởng theo chế độ: 3 đại lý đầu thưởng 2.000.000đ. 3 đại lý tiếp theo thưởng 1.500.000đ. 4 đại lý còn lại được thưởng 1.000.000đ. Ngoài chính sách về giá doanh nghiệp còn bỏ gia một khoản chi phí lớn (khoảng 10 triệu đồng một tháng) cho quảng cáo với các hình thức quảng cáo sau: Trên truyền hình, đài, báo, áp phích, Hội trợ, giới thiệu sản phẩm qua đội ngũ tiếp thị… 2.3.6. Đánh giá về hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc 2.3.6.1. Ưu điểm Tạo được hệ thống kênh phân phối hợp lý, thị trường của doanh nghiệp đã được mở rộng đáng kể qua các năm. Thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, nhất là miền Bắc và đang xây dựng mạng lưới tiêu thụ hoàn thiện hơn đối với khu vực miền Trung và miền Nam. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng đều qua các năm điều đó thể hiện sự tiến bộ vượt bậc qua các năm của cán bộ công nhân viên khi mà thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 66 Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao về chất lượng thay đổi đáng kể về nhãn, mác. Đây cũng là lợi thế để doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã đạt được những thành công trong công việc kết hợp với những biện pháp hỗ trợ khuyến khích cho tiêu thụ sản phẩm tốt hơn như (hỗ trợ cước phí vận chuyển cho các đại lý, tăng cường quảng cáo, khuyến mại v.v…). Ngoài ra Bảo Ngọc còn thuận lợi về bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt, đảm bảo cho việc ra quyết định nhanh chóng, nắm bắt được thời cơ và cơ hội kinh doanh một cách kịp thời. 2.3.6.2. Nhược điểm Trang thiết bị máy móc tuy đã được đầu tư một số dây truyền mới của Đức, nhưng hiện nay doanh nghiệp vẫn sử dụng một số dây truyền cũ dẫn đến sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp không đúng như trong kế hoạch, gây ảnh hưởng đến việc phân phối. Thị trường vẫn chưa được khai thác triệt để, nhất là thị trường miền Nam và miền Trung, hầu như là chưa đáp ứng và tạo được sự có mặt sản phẩm của doanh nghiệp. Số lượng trong kênh phân phối tập trung không đồng đều, tập trung quá nhiều ở thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá,… Điều đó cho thấy trên thị trường Bảo Ngọc còn rất nhiều khoảng trống cần lấp đầy. 2.3.6.3. Nguyên nhân tồn tại - Nguyên nhân đầu tiên cần phải kể đến là công tác kiểm tra nghiên cứu thị trường còn chậm, công tác dự đoán xu hướng nhu cầu của thị trường còn kém, do đó công tác đổi mới sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu phân phối. 67 - Việc phân tích các thông tin về thị trường chủ yếu tập trung dựa vào số liệu của hệ thống phân phối của doanh nghiệp. Vấn đề khai thác thông tin của toàn ngành chưa được quan tâm nên chưa có định hướng lâu dài. - Trang thiết bị máy móc còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực và so với các công ty liên doanh trong nước dẫn đến sản phẩm có chất lượng chưa cao. Nguyên vật liệu còn phải nhập khẩu cao do đó giá cả sản phẩm cũng phải cao là điều không thể tránh khỏi. - Nhà nước chưa có biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn nạn hàng giả. - Chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc hỗ trợ mua dây truyền mới và thủ tục vay vốn còn nhiều bất cập. - Hệ thống đội ngũ cán bộ thực sự có trình độ cao chưa nhiều, vẫn còn thiếu dẫn đến không đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của doanh nghiệp. [...]... dựa vào môi trường kinh doanh phát triển mà cần phải nghiên cứu xác định cụ thể nhu cầu thị trường và dự báo được tình thế thị trường và sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động phân phối để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường 3.1.2 Dự báo thị trường bánh của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc trong những năm tới Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước,... vững thị trường trong nước Trong khi đó trên thị trường nước ngoài, kinh nghiệm của doanh nghiệp rất ít, các mối quan hệ với bạn hàng thì hạn chế Chính vì vậy kế hoạch trong thời gian tới của doanh nghiệp sẽ là mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bánh Với sự cố gắng của các nhân viên và sự phấn đấu của toàn doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có thành công lớn khi thâm nhập vào thị trường. .. cường thâm nhập sâu để điều tra, nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu thị trường để từ đó đáp ứng tốt hơn Thị trường Hà Nội, đây là thị trường có mức tiêu thụ cao nhất chiếm khoảng 90% năm 2000; 92% năm 2001 và 93% năm 2002 Hiện nay thị trường của Doanh nghiệp đang bị thu hẹp dần vì thế Doanh nghiệp cần phải có chính sách đối phó thích hợp Đặc điểm của thị trường này là có đông dân cư, thu nhập đầu... thị trường miền Bắc: Là thị trường truyền thống của doanh nghiệp, vì vậy phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường song không chỉ dừng lại ở đó vì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên kể cả về số lượng và chất lượng Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống đó là rất cần thiết, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường thâm nhập sâu để điều tra, nghiên cứu thị. .. thứ tự quan trọng của nó Như vậy khi xây dựng đánh giá lựa chọn các chiến lược, doanh nghiệp sẽ ưu tiên thoả mãn các mục có tính chất quan trọng trước Dựa vào kết quả khả năng kinh doanh của Doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc, mục tiêu của Doanh nghiệp trong thời gian tới được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: + Mục tiêu hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm để Doanh nghiệp hướng tới... phối của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc thời gian tới 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP BÁNH CAO CẤP BẢO NGỌC 3.3.1 Giải pháp mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới 73 3.3.1.1 Đối với thị trường trong nước Sản phẩm của Doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường, do vậy Doanh nghiệp cần hết sức chú trọng. .. tại mỗi năm doanh nghiệp cho ra đời khoảng từ 4 - 8 sản phẩm mới rất có khả năng cạnh tranh trên thị trường Khả năng sản xuất mới của doanh nghiệp rất có triển vọng trong những năm tới 70 - Về các mối quan hệ, kinh nghiệm của doanh nghiệp: Trên thị trường nội địa doanh nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ với khách hàng rất rộng lớn và có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh Doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy... THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP BÁNH CAO CẤP BẢO NGỌC 3.1 DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BÁNH CAO CẤP BẢO NGỌC 3.1.1 Dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trong một môi trường nhất định, môi trường đó tác động và gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên... bởi phần lớn các đại lý tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp ở đây là nơi chu chuyển sản phẩm của Doanh nghiệp đến các vùng lân cận khác * Đối với thị trường miền Nam: Đây là thị trường tiềm năng của Doanh nghiệp, thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước (9000USD/người/năm) Sản phẩm của Doanh nghiệp sớm có mặt ở đây nhưng sản lượng tiêu thụ còn rất ít, chỉ chiếm khoàng 3 - 4% sản lượng tiêu thụ của. .. Việt Nam Trong khi đó những năm gần đây, khối lượng sản phẩm bánh bị tiêu thụ chậm lại và thu nhập của người dân không cao do các chính sách tiền tệ, kinh tế chính trị của chính phủ Giá cả lại giảm xuống do sự cạnh tranh của các công ty Đây là những vấn đề đang bức xúc và khó giải quyết của các nhà quản trị Marketing trong việc nghiên cứu thị trường Doanh nghiệp sẽ phải làm gì để có thể đứng vững trong . cầu của thị trường. 3.1.2. Dự báo thị trường bánh của doanh nghiệp bánh cao cấp Bảo Ngọc trong những năm tới. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, có nhiều thành phần. vững thị trường trong nước. Trong khi đó trên thị trường nước ngoài, kinh nghiệm của doanh nghiệp rất ít, các mối quan hệ với bạn hàng thì hạn chế. Chính vì vậy kế hoạch trong thời gian tới của. phẩm của doanh nghiệp trong thời gian tới. 74 3.3.1.1. Đối với thị trường trong nước. Sản phẩm của Doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường, do vậy Doanh nghiệp cần hết sức chú trọng

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN