1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯƠNG NHU TÁN (Hòa tễ cục phương) pot

3 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 148,15 KB

Nội dung

HƯƠNG NHU TÁN (Hòa tễ cục phương) Thành phần: Hương nhu 200g Biển đậu sao 40 - 60g Hậu phác (Gừng chế) 40 - 60g Cách dùng: dùng dạng bột theo tỷ lệ trên, các vị tán bột mịn, mỗi ngày 12g sắc nước uống. Có thể theo tỷ lệ trên dùng thuốc thang nhưng lượng giảm. Tác dụng: Giải thử, hóa thấp, hòa trung. Giải thích bài thuốc: Hương nhu có tác dụng giải thử, tán hàn, lợi thấp là chủ dược. Hậu phác tính cay đắng ôn có tác dụng hành khí, táo thấp, hóa trệ. Biển đậu tính ngọt bình, tiêu thử, hòa trung hóa thấp. Ba vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng tiêu thử, giải biểu, hóa thấp, hòa trung. Ứng dụng lâm sàng: Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp về mùa hè ngoại cảm phong hàn thấp. Triệu chứng: sốt, sợ lạnh, đầu đau nặng, ngực đầy tức, không ra mồ hôi hoặc đau bụng, nôn tiêu chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù. 1. Nếu chứng biểu nặng gia Thanh hao, Kinh giới để tăng tác dụng tiêu thử giải biểu. 2. Trường hợp mũi tắc (chảy nước mũi) kết hợp bài Thông xị thang để thông dương giải biểu. 3. Trường hợp lý thấp nhiệt gia Hoàng liên để thanh nhiệt gọi là bài TỨ VỊ HƯƠNG NHU ẨM. 4. Nếu thấp thịnh, bên trong bụng đầy, tiêu chảy gia Phục linh, Cam thảo để lợi thấp hòa trung gọi là bài NGŨ VẬT HƯƠNG NHU ẨM. 5. Nếu hai chân co rút gia Mộc qua để thông kinh gọi là bài LỤC VỊ HƯƠNG NHU ẨM. 6. Nếu gia thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Quất hồng bì để ích khí kiện tỳ táo thấp gọi là bài THẬP VỊ HƯƠNG NHU ẨM. Bài thuốc vừa có tác dụng giải biểu tiêu thực, vừa có tác dụng hóa thấp trệ, hòa trường vị cho nên có thể sử dụng chữa các chứng cảm mạo mùa hè - thu, các chứng nhiễm trùng đường ruột như viêm ruột, kiết lỵ, có các chứng hậu như trên có thể gia giảm để đạt kết quả tốt. Hương nhu tía . HƯƠNG NHU TÁN (Hòa tễ cục phương) Thành phần: Hương nhu 200g Biển đậu sao 40 - 60g Hậu phác (Gừng chế) 40 - 60g Cách dùng: dùng dạng bột theo tỷ lệ trên, các vị tán bột. thanh nhiệt gọi là bài TỨ VỊ HƯƠNG NHU ẨM. 4. Nếu thấp thịnh, bên trong bụng đầy, tiêu chảy gia Phục linh, Cam thảo để lợi thấp hòa trung gọi là bài NGŨ VẬT HƯƠNG NHU ẨM. 5. Nếu hai chân. thông kinh gọi là bài LỤC VỊ HƯƠNG NHU ẨM. 6. Nếu gia thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Quất hồng bì để ích khí kiện tỳ táo thấp gọi là bài THẬP VỊ HƯƠNG NHU ẨM. Bài thuốc vừa có tác

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN