1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Táo bón pps

4 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 98,01 KB

Nội dung

Táo bón Táo bón là một rối loạn tiêu hóa rất hay gặp đặc trưng bởi giảm số lần đi ngoài, phân khó rặn hoặc phải gắng sức. Nhìn chung, bệnh nhân bị xem là táo bón khi đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân khó rặn và khô. Dấu hiệu và triệu chứng Không đi ngoài hằng ngày không đồng nghĩa với táo bón. Tuy nhiên, cần nghĩ đến táo bón nếu có các triệu chứng sau:  Đi ngoài phân cứng dưới 3 lần/tuần  Thường xuyên phải gắng sức để rặn  Bụng chướng hoặc khó chịu Nguyên nhân Một số yếu tố có thể gây táo bón gồm  Không uống đủ nước  Chế độ ăn ít chất xơ  Không chú ý đến thói quen đi ngoài  Tuổi già  Ít vận động thể lực  Có thai  Bị bệnh Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị bệnh Parkinson, cao huyết áp, trầm cảm và thuốc ngủ cũng gây táo bón. Thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến táo bón. Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng, rối loạn hormon hoặc bệnh tự miễn. Đôi khi táo bón ở trẻ em là do trẻ mải chơi quên đi vệ sinh. Trẻ nhỏ có thể bị táo bón do sợ hoặc không muốn vào nhà vệ sinh. Xét nghiệm và chẩn đoán Chẩn đoán táo bón nói chung tuỳ thuộc vào hỏi bệnh sử và khám thực thể. Cần loại trừ nguyên nhân do tắc ruột, rối loạn nội tiết (như cường giáp), rối loạn điện giải (ví dụ tăng calci máu) hoặc do dùng thuốc. Các xét nghiệm có thể được chỉ định gồm:  Xét nghiệm tìm máu vi thể trong phân  Chụp đại tràng có thuốc cản quang  Soi đại tràng sigma  Soi đại tràng  Đo áp lực hậu môn trực tràng Điều trị - Thay đổi lối sống, thường xuyên vận động thể lực - Uống đủ nước, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn - Dùng một số thuốc như dầu khoáng hoặc docusat (Colace, Surfak) để làm mềm phân giúp dễ đi ngoài. Tuy nhiên cần tránh dùng thường xuyên những thuốc này. Cũng có thể uống sữa magiê có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Phòng bệnh Để phòng ngừa táo bón, cần:  Thường xuyên ăn chất xơ: Chọn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên cám.  Hạn chế những loại thực phẩm dễ gây táo bón. Những loại thực phẩm giàu chất béo, đường và ít chất xơ như kem, pho mát, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng thêm.  Uống nhiều nước. Lượng nước cần uống mỗi ngày ở từng người phụ thuộc vào tuổi, giới tính, sức khỏe, mức độ hoạt động thể lực và nhiều yếu tố khác.  Tăng cường hoạt động thể lực.  Đi ngoài ngay khi có nhu cầu: Càng nhịn lâu, nước sẽ càng bị hấp thu và phân sẽ càng cứng.  Không quá lạm dụng thuốc nhuận tràng. . Táo bón Táo bón là một rối loạn tiêu hóa rất hay gặp đặc trưng bởi giảm số lần đi ngoài, phân khó rặn hoặc phải gắng sức. Nhìn chung, bệnh nhân bị xem là táo bón khi đi ngoài. huyết áp, trầm cảm và thuốc ngủ cũng gây táo bón. Thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng cũng có thể dẫn đến táo bón. Trong một số ít trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu của những chứng bệnh. tự miễn. Đôi khi táo bón ở trẻ em là do trẻ mải chơi quên đi vệ sinh. Trẻ nhỏ có thể bị táo bón do sợ hoặc không muốn vào nhà vệ sinh. Xét nghiệm và chẩn đoán Chẩn đoán táo bón nói chung tuỳ

Ngày đăng: 22/07/2014, 07:21

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN