Trạng thái động kinh I.ĐẠI CƯƠNG: Trạng thai động kinh là tình trạng co giật toàn thân từng cơn hay liên tục kéo dài 10 phút làm cho bệnh nhân không hồi phục tri giác cần điều trị cấp cứu. II.NGUYÊN NHÂN: Một số nguyên nhân đặc biệt thường đi kèm tình trạng co giật ,cần được điều trị thêm để điều trị thành công co giật. _Bất thường cấu trúc: Bướu thần kinh nguyên phát hay thứ phát do di căn. Nhiễm trùng hệ thần kinh: Viêm màng não do vi trùng, viêm não do Herpes. Diễn tiến viêm hệ thần kinh: Lupus hệ thần kinh trung ương. Nhồi máu não. Tổn thương não cấp tính hay tổn thương có trước như chấn thương, xuất huyết. _Không do cấu trúc: Hạ đường huyết. Rối loạn điện giải: Hạ natri máu, hạ calci máu. Tăng uré máu. Ngưng thuốc đột ngột như Benzodiazepines, barbiturates, antiepileptic drugs. Ngộ độc thuốc như theophylline, cocaine. Ở bệnh nhân động kinh không tuân thủ điều trị, phản ứng chéo của thuốc. Vài bệnh nhân động kinh khởi đầu bằnh tình trạng động kinh. III.LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: A.Lâm sàng: Có 3 trạng thái động kinh chính: _Trạng thái cơn lớn (Grand mal status) Với những cơn co giật liên tiếp làm cho ý thức bệnh nhân không được hồi phục giữa các cơn, bệnh nhân không tỉnh táo hoàn toàn hay vẫn trong trạng thai hôn mê.Trạng thai này kéo dài vài giờ đến vài ngày, dễ dẫn đến tử vong hay phù não, trụy tim mạch,rối loạn thần kinh thực vật, phù phổi cấp tính. _Trạng thái cơn nhỏ (petit mal status) Với rối loạn ý thức và điện não thường xuyên có các nhọn sóng 3 chu kỳ /giây. _Trạng thái cơn một phần. Có các cơn vận động liên tiếp, giữa các cơn là thiếu xót vận động thường xuyên.(yếu hay liệt tạm thời ) B.Cận lâm sàng: Xét nghiệm thường cần để chẩn đoán nguyên nhân: Đường huyết, điện giải, calcium, magnesium, BUN, créatinine, mức độ thuốc chống động kinh, công thức máu, phân tích nước tiểu, phân tích độc chất máu hay nước tiểu . CT đầu, MRI đầu,phân tách nước tủy sống. Điện não đồ để chẩn đoán động kinh và vị trí tổn thương. IV.ĐIỀU TRỊ: 1.Đảm bảo thông đường hô hấp: _Hút đờm giãi kịp thời. _Thở Oxy qua mass 3-5 L/phút. _Theo dõi Oxy, dấu sinh tồn.ECG liên tục. 2.Bảo vệ bệnh nhân không cắn lưỡi , chống đập đầu xuống nền cứng. 3.Đặt giây truyền tĩnh mạch: Tốt nhất hai đường truyền. Lấy máu làm xét nghiệm. 4.Cắt nhanh cơn động kinh. Nhóm benzodiazepine cắt cơn nhanh nhưng tác dụng ngắn nên thường đồng thời phải tiêm phenytoin a.Diazepam:(Valium, seduxen ống 10mg) . Tiêm mạch 0.2mg/kg (từ 3mg đến 10mg/phút) Hay Lorazepam: 0.1mg/kg ( từ 2mg đến 4mg/ph). Vi tác dụng ngắn do đó cần duy trì chống co giật. Thuốc ức chế đường hô hấp, nếu cần đặt nội khí quản và giúp thở. b.Phenytoin: ( Dilantin, sodanton) _Thích hợp cho duy trì chống co giật. _Phối hợp với Benzodiazepine cho tình trạng co giật. _Liều cho tình trạng co giật 20mg/kg.Tiêm mạch không nhanh quá 50mg/phút _Cần theo dõi áp huyết và nhịp tim vì thuốc làm tụt áp huyết và bloc tim. _Phenytoin chống chỉ định ở bloc-tim. c.Phenobarbital: ( Gardenal, luminal) _Nên cho nếu còn co giật sau cho phynytoin. _Liều không cố định : 5-10 mg/kg gia tăng cho đến khi kiểm soát được co giật , liều 20mg/kg thường đạt được đỉnh : 20mg/ml huyết thanh trong 1 giờ đủ để kiểm soát co giật. _Phenobarbital phối hợp với Benzodiazepine dễ gây ức chế hô hấp, do đó nếu cần đặt nội khí quản. _ Thuốc cũng gây rối loạn nhịp và tụt huyết áp do đó cần theo áp huyết và nhịp tim. d.Truyền liên tục benzodiazepine có thể được ưa thích hơn phenytoin và barbiturates ở vài bệnh nhân. e.Nếu các biện pháp trên không hiệu quả có thể gây mê. f.Chống phù não: Hạn chế nước vào, tăng thông khí nhẹ. Manitol 20% tiêm tĩnh mạch 50ml-125ml mỗi 6 giờ/ 1lần . Glycerine 50% bơm qua ống thông dạ dày 8-12 giờ một lần , mỗi lần 50ml 5.Phát hiện và điều trị nguyên nhân của trạng thái động kinh. V.DỰ PHÒNG TÁI PHÁT: Cần dùng liều duy trì thuốc chống co giật kéo dài: _Phenytoin (Dihydan) 3-5 mg/kg/ngày. _Phenobarbital (Gardenal) 1-5mg/kg/ngày. Uống một lần hay hai lần trong ngày, dùng kéo dài. _Điều trị nguyên nhân gây động kinh và giải quyết các yếu tố thuận lợi gây trạng thái động kinh. . nhân động kinh không tuân thủ điều trị, phản ứng chéo của thuốc. Vài bệnh nhân động kinh khởi đầu bằnh tình trạng động kinh. III.LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: A.Lâm sàng: Có 3 trạng thái động kinh. Trạng thái động kinh I.ĐẠI CƯƠNG: Trạng thai động kinh là tình trạng co giật toàn thân từng cơn hay liên tục kéo dài 10 phút. hay hai lần trong ngày, dùng kéo dài. _Điều trị nguyên nhân gây động kinh và giải quyết các yếu tố thuận lợi gây trạng thái động kinh.