Quycachtrinhbay-thuc tap tot nghiep ppt

16 106 0
Quycachtrinhbay-thuc tap tot nghiep ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Thăng Long- Bộ môn Kinh tế- Tháng 6/2011 YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC I. Yêu cầu về đơn vị thực tập • Nếu thực tập tại công ty thì công ty đó phải thành lập ít nhất là 3 năm. • Nếu thực tập tại Ngân hàng - Chi nhánh: thành lập ít nhất là 3 năm - Phòng giao dịch: thành lập ít nhất là 2 năm II. Yêu cầu cơ bản của báo cáo thực tập tốt nghiệp -Việc đi thực tập là để sinh viên có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thực tế. Sinh viên phải thể hiện được sự nỗ lực và sự hiểu biết của mình thông qua các nội dung trong báo cáo thực tập tổng hợp. - Như vậy, bên cạnh những nội dung cơ bản như được gợi ý dưới đây, một yêu cầu quan trọng là sinh viên phải mô tả được quy trình công việc tại nơi mình thực tập. - Sinh viên có thể chọn một công việc (hoặc công đoạn) mà mình quan tâm nhất để mô tả. Điều cốt yếu là, sinh viên phải mô tả được một cách tường minh quá trình công việc đó trên thực tế (chứ không phải chỉ đơn thuần là chép lại chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban trong các tài liệu mà bất kỳ đơn vị nào cũng có). Để chứng minh được sự hiểu biết này, sinh viên cần mô tả được những khó khăn, những vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành công việc trên, cũng như đưa ra được một số nhận xét của bản thân. Làm được việc trên là đã thể hiện được logic: mô tả được cặn kẽ và đưa ra được những nhận xét sắc bén tức là đã thấu hiểu thực tế; hiểu được thực tế tức là đã hoàn thành được mục đích của việc đi thực tập. Nội dung này nên được trình bày trong “Phần 2” như được chỉ ra ở dưới đây. - Một số gợi ý về mô tả quy trình công việc sẽ được thể hiện ở cuối bản yêu cầu này. 1 III. Các yêu cầu bắt buộc khác và một số gợi ý Yêu cầu bắt buộc khác - Một báo cáo của đợt sau giống một báo cáo thực tập của đợt trước sẽ bị loại bỏ. Hai báo cáo thực tập bất kỳ trong cùng một đợt mà giống nhau sẽ cùng bị loại bỏ. - Nhất thiết phải có xác nhận (có đóng dấu) của đơn vị thực tập. - Format báo cáo theo quy định về format kèm theo. - Số liệu muộn nhất là 3 năm kể tính đến thời điểm nộp báo cáo. Một số gợi ý - Do việc mô tả toàn bộ nội dung công việc trong một doanh nghiệp là không khả thi nên sinh viên có thể chọn một công việc cụ thể nào đó. Dưới đây là một số ví dụ: + Đối với doanh nghiệp sản xuất: mô tả một quy trình công việc trong một phân xưởng nào đó. + Đối với một doanh nghiệp nhập khẩu: mô tả quy trình từ lúc chọn người cung ứng, ký kết hợp đồng, vận chuyển, đến nhận hàng tại cảng; những mâu thuẫn, vướng mắc có thể nảy sinh trong quá trình này. + Đối với một doanh nghiệp thương mại hoặc lắp đặt: mô tả quá trình tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng; hoặc mô tả quá trình từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng, khảo sát địa hình, đến việc lắp đặt thực tế và những khó khăn trong quá trình này; những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện các dịch vụ sau bán. + Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ cụ thể, mô tả một phần hành công việc hoặc mô tả một dự án. - Nhấn mạnh rằng, đây chỉ là một số ví dụ để sinh viên hiểu rõ hơn. Sinh viên hoàn toàn có quyền chọn công việc và phạm vi rộng, hẹp của công việc đó tuỳ theo khả năng của mình. 2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC I. YÊU CẦU VỀ FORMAT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Thực tập tốt nghiệp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, hành văn mạch lạc, in ấn sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức. Thuật ngữ khoa học cần sử dụng chính xác, thông dụng. Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ (size): 13. Hệ soạn thảo Unicode. Giãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1,3 lines. Lề trên (top) 2 cm, lề dưới (bottom) 2 cm, lề trái (left) 3 cm, lề phải (right) 2 cm. Số trang đánh ở giữa bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ trang đầu tiên của phần 1. Mục lục, nhận xét của giáo viên chấm thực tập tốt nghiệp, xác nhận của đơn vị thực tập… không đánh số trang. Lưu ý sẽ không ghi chú thêm bất cứ nội dung gì ở đầu và cuối mỗi trang (không ghi gì ở phần footer/header). Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Nếu sử dụng bảng biểu giấy khổ A3 thì gấp giấy lại thành các trang có khổ nhỏ hơn A4. Số thứ tự của các phần, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu mục (không nên chia tiểu mục quá 4 chữ số). Dưới các tiểu mục 3 chữ số dùng dấu gạch ngang (-), dưới gạch ngang là các dấu cộng (+), không dung các ký hiệu khác. Báo cáo thực tập tốt nghiệp phải đóng bìa bóng kính, đủ dấu tiếng Việt, bìa cứng màu xanh nước biển. Trình tự các trang như mẫu kèm theo. 3 II. VIẾT TẮT Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng ít nhất 5 lần trong thực tập tốt nghiệp. Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế. Nếu dùng nhiều từ viết tắt, phải lập bảng các chữ viết tắt ở đầu thực tập tốt nghiệp, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt. Nếu dùng ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ xuất hiện lần đầu với chữ viết tắt trong ngoặc đơn mà không cần lập bảng các chữ viết tắt. Sau đó sử dụng chữ viết tắt này Ví dụ: Quản trị tài chính doanh nghiệp (QTTCDN) ở Mỹ. Quy định về QTTCDN ở Việt Nam. III. ĐÁNH SỐ THỨ TỰ BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC Đánh theo số chương và thứ tự của bảng, hình vẽ, đồ thị, công thức trong phần (Ví dụ: Bảng 2.3 là bảng thứ 3 trong phần 2, công thức 3.2 là công thức thứ 2 trong phần 3). Sau số bảng là tên của bảng (Ví dụ: Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc). Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có). Thứ nguyên (đơn vị đo lường) cần theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu tham khảo và ghi ở bên dưới bảng, căn lề bên phải. Bảng danh mục bảng biểu, hình vẽ, đồ thị, công thức phải có số trang (giống như mục lục). Nếu Báo cáo thực tập tốt nghiệp có nhiều công thức thì không cần đưa các công thức này vào bảng danh mục. 4 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o (size14) BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (Bold, size30, in hoa) Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG BẮC (Bold, size18-24, tùy theo số chữ, … của tên đề tài, in hoa) Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Đàm Thị Lan Hương Mã sinh viên : A01712 Chuyên ngành : Tài chính - kế toán (Bold, size14) HÀ NỘI – 2011 (In hoa, size 14) Ghi chú: In bằng bìa màu xanh nước biển. 5 MỤC LỤC (Bold, size14, in hoa) PHẦN 1. (Bold, size 13, in hoa) 1.1. (Bold, size 13)………………………………………………………………… 1.1.1. (Bold, Italic, size 13) - Size 13………………………………………………………………………… + Size 13……………………………………………………………………… + Size 13……………………………………………………………………… - Size 13……………………………………………………………………… + Size 13………………………………………………………………… + Size 13…………………………………………………………………… - Size 13………………………………………………………………………… 1.1.2. ………………………………………………………………………… 1.2. ………………………………………………………………………… 1.2.1. ………………………………………………………………………… 1.2.2.………………………………………………………………………… PHẦN 2. ……………………………………………………………………… 2.1. ………………………………………………………………………… 2.1.1. ………………………………………………………………………… 2.1.2. ………………………………………………………………………… 2.2. ………………………………………………………………………… 2.2.1. ………………………………………………………………………… 2.2.2. ………………………………………………………………………… 2.2.3. ………………………………………………………………………… PHẦN 3. ……………………………………………………………………… 3.1. ………………………………………………………………………… 3.1.1. ………………………………………………………………………… 3.1.2. ………………………………………………………………………… 3.2. ………………………………………………………………………… 3.2.1. ………………………………………………………………………… 3.2.2. ………………………………………………………………………… 6 DANH MỤC VIẾT TẮT (sắp xếp theo vần a, b,c) (Bold, size14, in hoa) Ký hiệu viết tắt (Bold, size size 13) Tên đầy đủ (Bold, size size 13) HTKT Hạch toán kế toán NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC (Bold, size 14, in hoa) Trang Bảng 1.1 (size 13)……………………………………………………… 3 Bảng 1.2 ……….……………………………………………………… 8 Sơ đồ 1.1……….………………………………………………… 11 Hình 1.1 ……….…………………………………………… 12 Công thức 3.2 …….………………………………………………… 48 …… ……. PHỤ LỤC (Bold, size 14, in hoa) Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung báo cáothực tập tốt nghiệp như: số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, đồ thị… Phụ lục không được dày hơn phần chính của báo cáo thực tập tốt nghiệp. 7 LỜI MỞ ĐẦU (dung lượng <= 1 trang) 8 PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (tên công ty) 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (tên công ty) Dung lượng: 1 – 1,5 trang Trình bày các ý theo trình tự sau: - Giới thiệu thông tin chung về công ty (Tên, Địa chỉ, Hình thức sở hữu, Cơ quan chủ quản) - Một số số liệu cơ bản về vốn (Vốn điều lệ, vốn pháp định,…) - Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty (tên công ty) Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (tên công ty) Vẽ sơ đồ dạng khối để minh họa và trích dẫn rõ lấy sơ đồ này từ nguồn nào, ví dụ: (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (Dung lượng: 2 trang, giải thích từ trên xuống dưới, từ trái qua phải của sơ đồ) 1.3.1 Giám đốc … 1.3.2 Phó giám đốc … 1.3.3 Phòng kế toán 1.3.4 Phòng kỹ thuật 1.3.5 Phòng hành chính tổng hợp 9 Giám đốc Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng hành chính tổng hợp Phó giám đốc PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (tên công ty) 2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty (tên công ty) Liệt kê và giới thiệu chung về các lĩnh vực hoặc mặt hàng kinh doanh của công ty. Nêu rõ lĩnh vực kinh doanh chính mang lại doanh thu chủ yếu do doanh nghiệp. Dung lượng:<= 1 trang 2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (tên công ty) 2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty - Trong phần này cần trình bày rõ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp để biến đầu vào thành đầu ra. - Có thể trình bày dưới dạng vẽ sơ đồ dạng khối minh họa. Mỗi khối tương ứng với một bước thực hiện. Trích dẫn nguồn nếu không phải sinh viên tự tổng hợp mà đi xin được từ đơn vị thực tập. Ví dụ: Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) - Mô tả công việc cụ thể của từng bước, ghi rõ: (hay Trình bày cụ thể từng bước trong quy trình chung) Bước 1:… Bước 2:… Dung lượng: 1,5 – 2 trang 2.2.2 Mô tả (ghi ngắn gọn tên công việc cụ thể mà sinh viên tham gia tại đơn vị thực tập) tại bộ phận (ghi rõ tên bộ phận mà sinh viên trực tiếp thực tập) Cách viết tương tự mục 2.2.1. Dung lượng 1 – 2 trang (Xem thêm phần Một số gợi ý trong Yêu cầu cơ bản về BC thực tập tốt nghiệp)-trang 2 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (tên công ty) năm 2009 và năm 2010 10 Bước 1: … Bước 2:… Bước 3:…

Ngày đăng: 22/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI – 2011

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan