Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán - Nhật Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế kỷ III. Theo truyền thuyết, về sau có một người tên là Ngạc 鱷 (Wani) từ một nước cổ Kudara (giữa biển Nhật Bản, gần phía Đông của Triều Tiên) đến Nhật, mang theo Luận Ngữ 論 語 (Rongo) và Thiên Tự Văn 千 字 文 (Senjimon). Đó là lần đầu tiên Hán tự truyền vào Nhật (gọi là Kanji). Nhưng mãi đến thế kỷ IV và V thì Hán tự mới thực sự du nhập vào Nhật nhờ sự buôn bán theo đường biển giữa Nhật và Triều Tiên. Từ văn nói tới văn viết Nhật ngữ cổ đại chỉ là khẩu ngữ (văn nói). Những thông tin truyền đi do những người tên gọi là kataribe 語 部 (ngữ bộ). Họ đi khắp nơi, kể chuyện và truyền đạt các tin quan trọng. Con cháu của người Triều Tiên định cư tại Nhật làm công việc biên chép công văn giấy tờ. Họ chuyển khẩu ngữ cổ của Nhật (gọi là Đại Hòa ngôn diệp: Yamatokotoba 大 和 言 葉 ) sang Hán tự. Đây là lần đầu tiên Nhật có bút ngữ (văn viết). Họ chuyển âm của Đại Hòa ngôn diệp sang các âm Hán tự tương đương mà không quan tâm đến ý nghĩa. Hệ phiên âm này gọi là Man’yōgana (Vạn Diệp giả danh 萬 葉 假 名 ). Chữ giả 假 ở đây không phải là giả hiệu mà nghĩa là giả tá 假 借 (vay mượn). Ý nói Nhật ngữ cổ đại không có chữ viết, phải vay mượn các nét bút của chữ Hán để ghi lại lời nói. Chính hệ thống văn tự này được dùng để ghi chép các thi văn cổ của Nhật trong bộ Vạn Diệp Tập 萬 葉 集 (Man’yōshū). Tuyển tập này cũng bao gồm các bài thơ của Nhân Đức thiên hoàng 仁 德 Nintoku (313-399) và các bài khác được viết dưới thời Thuần Nhân thiên hoàng 淳 仁 Junnin (758-764). Nguồn gốc Hiragana và Katakana Để viết chữ thuận tiện hơn, Vạn Diệp giả danh được giản hóa thành Hiragana 平 假 名 (Bình giả danh) và Katakana 片 假 名 (Phiến giả danh). Ngay tên gọi đã gợi ra ý nghĩa, chữ bình 平 (hira) ngụ ý dễ dàng tiện lợi, và chữ phiến 片 (kata) ngụ ý bất toàn. Cho nên Phiến giả danh là Vạn Diệp giả danh chưa hoàn chỉnh. Cả hai Hiragana và Katakana đã trải qua nhiều lần chỉnh lý mới được chuẩn mực như hiện nay. Trần Triết Xán 陳 哲 燦 viết rằng: Cát Bị Chân Bị 吉 備 真 備 tạo Phiến giả danh (Katakana) từ chữ Khải 楷 và nhà sư Không Hải 空 海 tạo Bình giả danh (Hiragana) từ chữ Thảo 草 . Cả hai đều là người Nhật, du học Trung Quốc vào đời Đường (618-907). (Trần Triết Xán, Trung Hoa Văn Hóa, tập 4, Đài Bắc, 1991, tr. 4) Tuy nhiên còn có một thuyết khác về nguồn gốc của Hiragana. Suốt thời Bình An 平 安 (Heian, 794-1185), triều đình và giới quý tộc rất hâm mộ văn chương chữ Hán. Một số nữ quý tộc bắt đầu sáng tác thi văn, bao gồm những đoản ca 短 歌 (tanka) và các thể loại khác. Họ không thích lối chữ cứng cỏi của Vạn Diệp giả danh 萬 葉 假 名 (Man’yōgana). Vì thế họ chế tác một lối viết uyển chuyển như chữ Thảo, kiểu chữ này gọi là Nữ thủ 女 手 (Onnade) để chép các thi văn. Nó được xem là tiền thân của Hiragana. Còn Katakana - theo một thuyết khác - được chế tác vào thế kỷ IX đến thế kỷ X mới thành một hệ ghi âm hoàn chỉnh. Khác với Hiragana (là đi sau Kanji để biểu thị chức năng ngữ pháp), Katakana có thể dùng biệt lập. Bên cạnh Hiragana và Katakana còn có Furigana (Chấn giả danh 振 假 名 ) tức là các chữ Kana nhỏ xíu đặt sát Kanji để ghi âm đọc của Kanji. Kể từ 1947, Quốc Hội Nhật chấp thuận không in kèm furigana bên cạnh Kanji trong các sách vở báo chí dành cho độc giả trung bình trở lên. Chỉ in kèm furigana bên cạnh các chữ Kanji hiếm gặp và trong các sách vở báo chí dành cho độc giả bình dân. Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để tu bổ ý nghĩa và cho thuận theo ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (ngoại lai ngữ 外 來 語 : gairaigo). Tháng 11 năm 1946 Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị áp dụng 1850 chữ Hán (tức Kanji) cơ bản trong nhà trường và được Quốc Hội chấp nhận vào năm 1947.(3) Đến năm 1981 thì số Kanji này được điều chỉnh lại và một danh sách Kanji mới được công bố gọi là Thường dụng Hán tự biểu 常 用 漢 字 表 (Jōyō Kanji hyō) gồm 1945 chữ Hán thông dụng. Nếu so sánh Hanja của Triều Tiên với Kanji của Nhật, ta thấy Hanja còn bảo tồn Hán tự truyền thống của Trung Quốc. Các Hanja cho đến nay vẫn là phồn thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật. Âm đọc Kanji Nhật Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán được du nhập vào Nhật từ Triều Tiên hoặc từ các địa phương khác nhau của Trung Quốc, cho nên các âm đọc Kanji bị biến đổi. Người ta phân biệt hai cách đọc gọi là Âm độc 音 読 (Ondoku) và Huấn độc 訓 読 (Kundoku). 1. Âm độc (Ondoku) là sự mô phỏng âm đọc của Hán tự Trung Quốc, gồm các loại: - Ngô âm 呉 音 (Goon): Trước thời Nại Lương 奈 良 (Nara, 710-794) chữ Hán từ vùng Ngô ở Đông Nam Trung Quốc đi qua ngả Triều Tiên rồi vào Nhật, do đó các Kanji này đọc theo thổ ngữ vùng Ngô. Phần lớn các từ ngữ có liên quan đến Phật giáo như: tu hành 修 行 (shugyō), Kinh đô 京 都 (Kyōto), kinh văn 経 文 (kyōmon), đăng minh 燈明 (tōmyō), - Hán âm 漢 音 (Kanon): Từ thời Nại Lương (Nara, 710-794) đến đầu thời Bình An 平 安 (Heian, 794-1185), các sứ giả và du học sinh của Nhật từ miền Tây Bắc Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Hán âm (được xem là chuẩn mực nhất). Thí dụ: lữ hành 旅 行 (ryokō), Kinh Thành 京 城 (Keijō: tức Seoul), kinh thư 経 書 (keisho), minh bạch 明 白 (meihaku), - Đường âm 唐音 (Tōon): Giữa thời Liêm Thương 鎌 倉 (Kamakura, 1185-1333) và thời Minh Trị 明 治 (Meiji, 1868-1912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách đọc Đường âm. Thí dụ: hành cước 行 脚 (angya), Nam Kinh 南 京 (nankin), khán kinh 看 経 (kankin: đọc kinh), - Quán dụng âm 慣用音 (Kanyōon): Là cách đọc theo thói quen của người Nhật, như: giảo bạn 撹 拌 (:khuấy lên) ngày xưa đọc là kōhan, hiện nay đọc là kakuhan; tiêu hao 消耗 (:tiêu dùng) ngày xưa đọc là shōkō, nay đọc là shōmō. 2. Huấn độc 訓 読 (Kundoku): Là âm đọc Nhật để giải thích ý nghĩa của chữ Hán, gồm các loại: - Chính huấn 正 訓 (Seikun): Một chữ Nhật ứng với một chữ Hán, như: thủy 水 (mizu), nam 男 (otoko), cao 高 い (takai), kiến 見 る (miru), - Nghĩa huấn 義 訓 (Gikun): Một chữ Nhật ứng với nhiều chữ Hán, như: hải đài 海 苔 (nori: rong biển), lão phố 老 舗 (shinise: cửa tiệm cũ), đoàn phiến 団 扇 (uchiwa: cái quạt), - Đáng tự 当 て 字 (Ateji): Chữ Hán được vay mượn để ghi âm của chữ Nhật, không cần biết ý nghĩa gốc Hán. Những Kanji này người Trung Quốc không tài nào hiểu được. Thí dụ: thiên tình 天 晴 れ (appare: huy hoàng rực rỡ), xuất tuyết mục 出 鱈 目 (detarame: vô nghĩa, phi lý, lời nói càn rỡ), ngu liên đội 愚連隊 (gurentai: bọn khuấy rối, bọn hu-li-gân), Cần chú ý rằng đa số từ có hai chữ Hán (nhị tự từ 二 字 詞 ) có âm độc (Ondoku) hoặc huấn độc (Kundoku). Nếu pha trộn hai cách đọc, thì ta có thứ tự âm huấn (onkun) hoặc huấn âm (kunon): 1. Âm huấn 音 訓 (onkun): Cách đọc này gọi là Trùng sương độc 重 箱 読 み (jūbako yomi). Chữ Hán thứ nhất theo âm độc, chữ Hán thứ hai theo huấn độc. Thí dụ: đoàn tử 団 子 (dango: một thứ bánh nếp hình tròn), duyên trắc 縁 側 (engawa: hiên nhà), khí trì 気 持 ち (kimochi: cảm giác, cảm xúc), đầu thủ 頭 取 (tōdori: thủ lĩnh, chủ tịch), 2. Huấn âm 訓 音 (kunon): Cách đọc này gọi là Thang dũng độc 湯 桶 読 み (yutō yomi). Chữ Hán thứ nhất theo huấn độc, chữ Hán thứ hai theo âm độc. Thí dụ: xích tự 赤 字 (akaji: thiếu hụt tiền), thân phận 身 分 (mibun), mai tửu 梅 酒 (umeshu: rượu mai), tịch khan [san] 夕 刊 (yūkan: báo buổi chiều), Sự La-tinh hóa Nhật ngữ Khi người Tây phương (đặc biệt là các giáo sĩ Thiên Chúa giáo) đến các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Triều Tiên, họ rất quan tâm học tập ngôn ngữ bản địa. Để học tập và truyền đạo dễ dàng, họ dùng mẫu tự Latin để ghi âm. Tại Việt Nam, các giáo sĩ Tây phương đã Latin hóa chữ Nôm và gọi đó là chữ Quốc ngữ. Nhưng tại Trung Quốc, Nhật và Triều Tiên, sự Latin hóa chỉ để ghi âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa dễ dàng chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam. Hán ngữ có các hệ phiên âm Latin như hệ Wade-Giles cho người Anh, hệ Pinyin, hệ La Mã Tự ở Đài Loan, các hệ do người Pháp, người Đức sáng chế, hệ của đại học Yale, v.v Nhưng thông dụng nhất hiện nay là hệ Pinyin. Tiếng Triều Tiên có hệ phiên âm Latin của McCune Reischauer. Tiếng Nhật có ba hệ phiên âm Latin: Hepburn shiki (về sau cải biên thành Hyōjun shiki: hệ chuẩn), Nippon shiki, và Kunrei shiki. Các hệ này chỉ khác nhau vài điểm như sau: HEPBURN ===> NIPPON === > KUNREI cha ===> tya ===> tya chi ===> ti ===> ti chu ===> tyu ===> tyu cho ===> tyo ===> tyo fu ===> hu ===> hu ja ===> dya ===> zya ji ===> di ===> zi ju ===> dyu ===> zyu jo ===> dyo ===> zyo sha ===> sya ===> sya shi ===> si ===> si shu ===> syu ===> syu sho ===> syo ===> syo tsu ===> tu ===> tu CHÚ Ý: Trong hệ Kunrei, nguyên âm dài (trường âm) đánh dấu ^ như û, ô; nhưng trường âm e thì ghi là ei, trường âm i thì ghi là ii. Trong hệ Hepburn và Nippon cũng vậy nhưng thay dấu ^ bằng dấu ¯ như ū, ō. . Đặc trưng tiếng Nhật và tương quan Hán - Việt / Hán - Nhật Truyền thuyết về sự du nhập chữ Hán vào Nhật Hán tự truyền sang Nhật theo ngả Triều Tiên vào khoảng đầu thế. 鎌 倉 (Kamakura, 118 5-1 333) và thời Minh Trị 明 治 (Meiji, 186 8-1 912) - tức là khoảng đời Tống tại Trung Quốc về sau - các lái buôn và sư tăng của Nhật từ Trung Quốc trở về Nhật mang theo cách. thể và hầu như không có biến thể hỗn loạn như Kanji của Nhật. Âm đọc Kanji Nhật Âm đọc Kanji Nhật là một vấn đề phức tạp bởi lẽ trong một thời gian lâu dài chữ Hán được du nhập vào Nhật